Khảo sát các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) AN TOÀN MẠNG AD HOC (Trang 67 - 68)

Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu giải pháp chống tấn công lỗ đen trong mạng không dây đã được công bố. Việc khảo sát, phân tích các nghiên cứu

đó hết sức cần thiết trong quá trình xây dựng giải pháp chống tấn công lỗ đen

phù hợp với mạng ad-hoc và phạm vi của đề tài.

Trong tài liệu [10], tác giả đã thực hiện loại gói tin trả lời đầu tiên nhận được tại nút nguồn. Giải pháp được tác giả đưa ra do khi nút lỗ đen khi nhận bản tin yêu cầu sẽ ngay lập tức gửi lại bản tin trả lời cho nút nguồn mà không kiểm tra bảng

định tuyến. Khi đó, bản tin trả lời từ nút độc có thể sẽ tới nút nguồn đầu tiên. Tuy 65

nhiên, khi nút đích ở gần nút nguồn hơn nhiều nút độc thì vấn đề sẽ không được giải quyết. Do đó, hiệu suất của giải pháp này tương đối thấp.

Trong tài liệu [8], tác giả đã đưa ra giải pháp xác định một giá trị số tuần tự đích ngưỡng. Giá trị này được xác định từ nội dung lưu trữ các thông tin về

tuyến trước đó. Một nút gửi bản tin trả lời có số tuần tự đích lớn hơn giá trị ngưỡng sẽ được xác định là nút lỗ đen. Nút nhận được bản tin trả lời từ nút lỗ đen sẽ hủy gói tin đó và gửi cảnh báo tới tất cả các nút trong mạng. Khi đó, tất cả

các bản tin đến từ nút độc sẽ bị từ chối. Giải pháp đưa ra có hiệu suất cao, tuy nhiên lại tiêu tốn tài nguyên khi cần lưu trữ các thông tin định tuyến để xác định giá trị ngưỡng và việc phải gửi thêm gói tin cảnh báo.

Trong tài liệu [11], nút nguồn lưu trữ tất cả các gói tin trả lời nhận được trong một khoảng thời gian xác định trước. Sau đó, số tuần tự đích lớn nhất trong danh

sách lưu trữ các bản tin trả lời sẽ bị loại bỏ. Trong kết quả của giải pháp [11] được công bố, tỷ lệ gói tin nhận thành công rất cao, tuy nhiên giải pháp lại gặp phải vấn đề trễ truyền dẫn và lưu trữ do thực hiện lưu các bản tin trả lời trước khi xử lý.

Các giải pháp trên đưa ra đã giúp hạn chế ảnh hưởng của phương thức tấn công lỗ đen tới hoạt động của mạng. Hai giải pháp trong tài liệu [8], [11] đạt được hiệu quả cao nhưng lại gây tiêu tốn tài nguyên mạng do đó việc áp dụng các giải pháp này trong mạng ad-hoc sẽ thiếu tính hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) AN TOÀN MẠNG AD HOC (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w