Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÂN TÍCH NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN YDƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM VỀ HỌC PHẦN SINH LÝ BỆNH MIỄN DỊCH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM (Trang 30 - 36)

2.2.1 Các phương pháp nghiên cứu: 2.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:

Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận của cái toàn thể để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái phức tạp từ những bộ phận đó.

Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng nghiên cứu.

Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung cái riêng, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Trong nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu vừa phải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu.

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển. Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn.

Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết: là phương pháp sắp xếp những thông tin đa dạng thu thập được từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ (theo quan điểm hệ thống – cấu trúc của việc xây dựng một mô hình lý thuyết trong nghiên cứu khoa học) để từ đó mà xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối tượng được đầy đủ và sâu sắc hơn.

Phân loại và hệ thống hóa là hai phương pháp đi liền với nhau. Trong phân loại đã có yếu tố hệ thống hóa. Hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại và hệ thống hóa làm cho phân loại được hợp lý và chính xác hơn.

- Phương pháp giả thuyết

Đây là những nhận định sơ bộ về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra, là hướng, theo đó người nghiên cứu sẽ thực hiện các quan sát hoặc thực nghiệm.

Giả thuyết xuất hiện do nhu cầu thực tiễn xã hội, phản ánh sự trừu tượng hoá khoa học, hệ thống hoá những kiến thức mang tính lý thuyết, chứa đựng những phán đoán, những khái niệm, suy luận với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh. Như vậy, xét trong cấu trúc logic của nghiên cứu, thì giả thuyết nằm ở vị trí luận đề. Giả thuyết khoa học luôn vượt ra khỏi phạm vi khảo sát sự kiện, không chỉ giải thích chúng mà còn làm chức năng dự báo.

2.2.1.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát khoa học:

Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin đối tượng. Có 2 loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp

- Phương pháp điều tra:

Điều tra là dùng một hệ thống câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập những thông tin khách quan nói lên nhận thức và thái độ của người được điều tra (ở đây là học sinh, sinh viên).

Phương pháp này có 2 hình thức cơ bản:

 Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi miệng để người được phỏng vấn trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân họ đối với một sự kiện hoặc vấn đề được hỏi.

 Phương pháp sử dụng mạng internet: hình thức này là có thể thu được một số lượng rất lớn ý kiến trả lời. Tuy nhiên, người nghiên cứu không thể chủ động nắm chắc đối tượng trả lời phỏng vấn có đúng yêu cầu của đề tài hay không cũng như tính xác thực của những ý kiến trả lời (có thể có phần “ảo” trong số những ý kiến thu được).

 Vì thế, nhóm chúng em đã tiến hành cả 2 phương pháp trên để thu thập thông tin chính xác từ nhóm đối tượng chủ yếu là sinh viên ngành Dược của Học viện.

2.2.2 Các biến trong nghiên cứu

ST T

BIẾN SỐ ĐỊNH NGHĨA BIẾN PHƯƠN

G PHÁP 1 Giới tính của sinh viên? Nam/Nữ 2 Bạn đang là sinh viên năm mấy?

Năm 2/ năm 3/ năm 4/ năm 5 Khảo sát bằng phiếu điều tra ( google forms) 3 Bạn học SLB-MD theo hình thức nào?

Giảng đường/ online/ cả 2

4 Bạn hiểu thế nào là miễn dịch?

Miễn dịch là cơ chế bảo vệ ngăn vi khuẩn và vi rút gây bệnh xâm nhập vào cơ thể/ trạng thái đề kháng với bệnh tật/ cả 2 ý trên đều đúng

5 Môn SLB- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

MD có liên

quan tới môn học nào? 6 Bạn có hứng thú với môn học này không? Hứng thú/ bình thường/ không Khảo sát bằng phiếu điều tra ( google forms) 7 Bạn giành bao nhiêu thời gian cho môn học này Học mỗi ngày/không học/ gần thi mới học 8 Hình thức học của bạn là gì? Học trong giáo trình, slide/ học trắc nghiệm/ tìm hiểu hình ảnh, video giảng dạy thêm

9 Trên lớp bạn có chú ý lắng nghe không?

Có/ thi thoảng/ không

10 Giảng viên dạy có tâm huyết, nhiệt tình không? Có/ bình thường/ không nhiệt tình 11 Bạn có hiểu bài? Có/ hiểu 1 chút/ không 12 SLB-MD là môn học có quan trọng hay không? Không/ bình thường/ quan trọng/ rất quan trọng

Bảng 2: Thống kê các biến số về nhận thức và sự hiểu biết của sinh viên đối với vai trò của môn SLB- MD trong quá trình đào tạo Dược sĩ trình độ đại học Việt Nam.

2.2.3 Phương tiện nghiên cứu

- Sử dụng phiếu điều tra ( cụ thể là dùng google forms), các câu hỏi mang tính cần thiết để khảo sát sinh viên Học viện.

- Sử dụng các mạng internet để tìm hiểu về SLB-MD và quá trình đào tạo dược sĩ. - Thu thâp thông tin qua trực tuyến

2.2.4 Mẫu nghiên cứu

- Cỡ mẫu nghiên cứu: áp dụng cỡ mẫu ước lượng một tỉ lệ - Công thức:

Trong đó:

- n là cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu của nghiên cứu.

- p là giá trị tỷ lệ ước tính dựa trên các nghiên cứu trước đó hoặc là nghiên cứu thử. -z: độ tin cậy, Với mức tin cậy (1-α) là 95% thì hệ số tin cậy = 1,96

- α: mức độ tin cậy.

- ԑ: độ chính xác tương đối.

Trong quá trình nghiên cứu đã thực hiện khảo sát được 125 mẫu nghiên cứu

Đối với sinh viên, tiến hành chọn ngẫu nhiên 246 sinh viên từ danh sách 430 sinh viên đã tham gia khảo sát, có 215/430 đáp ứng đúng yêu cầu về tính đại diện thông qua

phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng hệ thống tỉ lệ 2:1

2.2.5 Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÂN TÍCH NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN YDƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM VỀ HỌC PHẦN SINH LÝ BỆNH MIỄN DỊCH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM (Trang 30 - 36)