III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hộ
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho nhân dân và người lao động; nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền trong việc xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các biện pháp, giải pháp để không ngừng phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở các doanh nghiệp, đảm bảo đầy đủ quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động theo Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm và Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các cơ quan, đơn vị tại các địa phương điều tra, thống kê số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc tại các doanh nghiệp; tham mưu đề xuất các giải pháp cụ thể để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, chỉ đạo địa phương vận động số lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia bảo hiểm tự nguyện nhằm mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội để đạt được mục tiêu đề ra.
- Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đưa chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội vào Nghị quyết phát triển kinh tế, xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh hàng năm và giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội hàng năm cho các địa phương theo Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ.
- Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai có hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp; phát huy đầy đủ vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với các bên tham gia thị trường lao động.
- Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về lao động, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về lao động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại các đơn vị sử dụng lao động; giám sát việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, ngăn chặn tình trạng lạm dụng, gây thất thoát quỹ bảo hiểm thất nghiệp; xử lý
4
nghiêm việc trốn đóng, nợ đọng, trục lợi chính sách bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp, đơn vị cố tình vi phạm pháp luật.
b) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các sở, ngành liên quan tham mưu đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng cung ứng dịch vụ, mức độ hài lòng của các tổ chức, cá nhân giao dịch trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tất cả các lĩnh vực bảo hiểm xã hội.