III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
3. Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh
hiểm thất nghiệp của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Tăng cường giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; tiếp nhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công nhằm giảm thời gian giao dịch và chi phí hành chính cho doanh nghiệp, người dân, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội. Triển khai có hiệu quả việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội; bố trí cán bộ, viên chức phù hợp làm việc tại phòng tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính và bộ phận “một cửa” bảo hiểm xã hội cấp huyện, xây dựng ngành bảo hiểm xã hội chuyên nghiệp, hiện đại, hướng tới sự hài lòng cho mọi đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội.
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, sắp xếp, bố trí phòng nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc theo hướng tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu quả; đầu tư ứng dụng công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại, tiên tiến trong tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, thường xuyên nâng cấp kịp thời các phần mềm nghiệp vụ đang sử dụng; cập nhật cơ sở dữ liệu tập trung; liên thông dữ liệu về quản lý thu, cấp sổ bảo hiểm xã hội, giải quyết chế độ nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và phục vụ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
- Thực hiện tốt công tác thu, chi, thẩm định, xét duyệt, giải quyết đầy đủ, đúng quy định các chính sách bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công chức, người lao động; chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, cấp sổ bảo hiểm xã hội đảm bảo kịp thời, minh bạch để làm cơ sở giải quyết chính sách bảo hiểm xã hội cho người tham gia.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan nhà nước, kết nối thông tin, dữ liệu giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội với các cơ quan liên quan để nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng tham gia và thực thi chính sách bảo hiểm xã hội; tổ chức thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Chỉ đạo Bảo hiểm xã hội cấp huyện đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội hàng năm tại địa bàn quản lý.
- Phối hợp Cục Thuế tỉnh để nhận dữ liệu do Cục Thuế tỉnh cung cấp, tiến hành xác định số lượng doanh nghiệp chưa đóng, trốn đóng, đóng không đủ số
5
người thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để phân loại đưa vào kế hoạch khai thác, phát triển đối tượng tham gia.
- Căn cứ các chỉ tiêu trong từng giai đoạn tại Chương trình hành động số 34-CTr/TU của Tỉnh ủy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng từng chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh đưa vào nghị quyết và giao cho các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện phù hợp với lộ trình mục tiêu đã đề ra.
- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành đối với các đơn vị trực thuộc, các đơn vị sử dụng lao động, đại lý thu, đại lý chi trả, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đọng, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện kế hoạch; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch.