Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại đặng minh linh, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Phần 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại

trại

Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy hàng ngày tôi và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con mắc bệnh. Trong thời gian thực tập tôi đã được tham gia và điều trị bệnh sau:

* Bệnh viêm tử cung

- Triệu chứng: Lợn đẻ 2 - 3 ngày, lợn đứng nằm, bứt rứt không yên, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, âm hộ sưng tấy, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra nhầy, trắng đục hoặc nâu, mùi hôi.

- Chẩn đoán: Bệnh viêm tử cung ở lợn nái.

- Điều trị: Kích thích tử cung co bóp thải hết dịch viêm ra ngoài và đề phòng hiện tượng nhiễm trùng cho cơ thể, tôi tiến hành điều trị như sau:

+ Tiêm Oxytoxin để cho lợn đẩy hết dịch viêm ra ngoài + Nước muối sinh lý thụt rửa 2 lần/ngày, 2 ngày liên tục. + Tiêm Amoxycillin 1ml/10kg TT + Analgin 1ml/10 kgTT

+ Vitamin B1: 5 ml/30 kgTT Tiêm bắp, 2 lần/ngày, điều trị trong 3 ngày. * Hội chứng tiêu chảy ở lợn con

- Triệu chứng: Phân lỏng màu vàng hay màu trắng đục dính ở hậu môn, hậu môn ướt đỏ, lợn sút cân nhanh chóng, mắt lờ đờ, dáng đi siêu vẹo, chán ăn.

- Chẩn đoán: Lợn mắc hội chứng tiêu chảy.

- Điều trị: Hội chứng tiêu chảy ở lợn con có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc. Tại trại điều trị bằng thuốc sau:

Đối với lợn con từ 7 ngày tuổi trở xuống thì nhỏ thuốc Trimoxal (thành phần là: Trimethoprim và Sulfamethoxazole tỉ lệ 10/50 mg/ml) vào miệng 1 giọt/con.

Đối với lợn con trên 7 ngày tuổi thì tiêm Enrofloxacin 5% liều lượng 1ml/10kg TT.

Ngoài ra có thể tắm cho lợn con, lợn mẹ và lau sàn sạch để tăng khả năng điều trị khỏi.

Điều trị liên tục trong 3 ngày - 5 ngày. * Bệnh viêm khớp

- Triệu chứng: Lợn đi khập khiễng, khớp chân sưng lên. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng sờ nắn vào có phản xạ đau.

- Chẩn đoán: Lợn mắc bệnh viêm khớp.

- Điều trị: Sử dụng thuốc Ceftriaxon tiêm bắp 1ml/10kgTT mỗi lần sử dụng cách 72 giờ.

Bảng 4.7.Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại

TT Bệnh lợn mắc Số nái theo dõi (con) Số nái mắc bệnh (con) Số lợn con theo dõi (con) Số lợn con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số lợn điều trị khỏi (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 1 Bệnh viêm tử cung 49 8 0 0 16,32 8 100 2 Bệnh tiêu chảy 0 0 678 196 28,91 193 98,47 3 Bệnh viêm khớp 0 0 678 11 1,62 11 100

Bảng 4.7. cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại là không nhỏ 16,32%, do được chăm sóc kĩ cũng như phát hiện sớm bệnh

nên tỉ lệ khỏi đạt mức 100%. Nguyên nhân do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hoặc do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.

Ta thấy lợn con ở trại mắc tiêu chảy khá nhiều 28,91% (196 con), tỷ lệ điều trị khỏi bệnh là (98,47%), nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu, dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật xâm hại hay nhiệt độ chuồng nuôi không thích hợp (lạnh quá hay nóng quá) đặc biệt vào những ngày mùa đông nhiệt độ xuống thấp cần phải có ô úm và bóng điện sưởi cho lợn con. Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con.

Bệnh viêm khớp xảy ra với tỉ lệ rất ít là 1,62% (11 con), tỉ lệ khỏi bệnh là 100% do được phát hiện sớm và sự tích cực chăm điều trị. Nguyên nhân gây bệnh là do các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm răng, bấm tai, các vết thương trên chân, da, đầu gối khi chúng chà sát trên nền chuồng cứng, thô ráp hoặc qua vết thiến. Một nguyên nhân khác là do lợn con sau khi sinh không được bú sữa đầu từ heo mẹ đầy đủ, nhất là ở những heo bị mất mẹ…

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại đặng minh linh, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)