Kết quả thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại đặng minh linh, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 34 - 39)

Phần 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

4.2. Kết quả thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản tại trại

sản tại trại

Trong quá trình thực tập tại cơ sở, tôi đã trực tiếp tham gia chăm sóc lợn nái chửa, nái đẻ, nái nuôi con, đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa được áp dụng theo đúng quy trình của trại như sau:

* Quy trình chăm sóc nái chửa

Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng nái chửa (chuồng bầu). Hàng ngày kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân.

Bên cạnh đó việc tắm chải cho lợn nái chửa là rất cần thiết, đặc biệt là vào mùa hè. Do thời tiết nóng nên lợn thường ăn ít hơn những ngày trời mát mẻ, vì vậy tắm chải cho lợn giúp cho lợn mát hơn, giảm stress khi nhiệt độ môi trường quá cao. Tắm lợn giúp cho lợn sạch sẽ, sàn chuồng sạch sẽ, khi lợn đẻ sẽ tránh nhiễm trùng cho lợn con và tránh được vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây viêm nhiễm.

+ Phát hiện động dục:

Qua thực tế thực tập tại trang trại, dưới sự chỉ đạo của các cán bộ kỹ thuật, tôi thấy lợn nái động dục có biểu hiện như sau:

Lợn phá chuồng, ăn ít rồi bỏ ăn.

Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng lợn đực thì vểnh tai, khi có tác động trực tiếp thì đứng ì.

Cơ quan sinh dục có biểu hiện: âm hộ xung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.

+ Thụ tinh nhân tạo:

Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, chính tôi đã dẫn tinh cho một số lợn nái có biểu hiện động dục và chịu đực gồm các bước:

Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, phải quan sát biểu hiện động dục

trước đó và xác định khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất.

Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích và số lượng tinh trùng cần có cho 1 liều dẫn tinh.

Bước 4: Vệ sinh bộ phận sinh dục của lợn nái.

Bước 5: Dẫn tinh.

Bước 6: Sau khi dẫn tinh được 21 - 25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm

tra kết quả thụ thai, phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai được ghi vào từ phiếu của con nái.

* Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng nái đẻ trước ngày đẻ dự kiến từ 5 - 7 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng nái đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, rửa sạch sẽ và khử trùng. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều.

Bảng 4.2. Định mức thức ăn được áp dụng cho đàn lợn tại trại Đối tượng Giai đoạn Chế độ ăn/ngày (kg) Đối tượng Giai đoạn Chế độ ăn/ngày (kg)

Lợn nái hậu bị Chờ phối 1,5 - 2

Lợn nái chờ phối Sau cai sữa 2 - 2,5

Lợn nái mang thai

Chửa kỳ 1 (từ 1 - 84 ngày) 2- 2,5 Chửa kỳ 2 (85 - 110 ngày) 2,5 - 3

Từ ngày 111 - 113 1,0 - 1,5

Ngày đẻ 0 - 0,5

Lợn nái nuôi con

Ngày đầu tiên 1,0 - 2,0

Ngày thứ 2 sau đẻ 3

Ngày thứ 3 sau đẻ 4

Ngày thứ 4 sau đẻ 5

Ngày thứ 5 trở đi 6

Ngày cai sữa 0 - 0,5

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 5 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/bữa.

Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 6 kg/con/ngày chia làm bốn bữa sáng, trưa, chiều. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 8 kg/con/ngày.

Chăm sóc lợn nái: Trước khi đẻ 5 - 7 ngày, cơ sở luôn chú trọng ngay từ khâu chuẩn bị và đảm bảo các điều kiện sau:

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. - Tắm sát trùng cho lợn nái.

- Cung cấp nước đầy đủ cho lợn nái.

- Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng ở mức 28oC ở ngày đẻ thứ nhất, 27oC, ở ngày đẻ thứ 2, 26oC, ở ngày đẻ thứ 3 và 25oC ngày đẻ thứ 4 trở đi.

- Thường xuyên quan sát để nhận biết lợn nái trước khi sinh 3 ngày qua các biểu hiện: Bầu vú căng, có tiết vài giọt sữa. Ngoài ra nái còn tăng nhịp thở, thải phân lắt nhắt. Sau khi sinh được vài con nếu nhận thấy nái khó đẻ có thể dùng Oxytoxin 2 ml/nái.

Đối với lợn nái đẻ, khẩu phần ăn được chia làm 4 bữa, vì sau khi đẻ lợn mệt mỏi, ăn ít hoặc không ăn, vì vậy cần cho lợn ăn nhiều bữa để tăng khả năng thu nhận thức ăn, cho ăn nhiều vào bữa sáng và chiều tối, vào mùa hè nắng nóng, bữa trưa cho ăn ít hơn do bữa trưa thường nắng nóng nhiệt độ cao, lợn không ăn được hết thức ăn.

Đối với lợn con theo mẹ thì thực hiện lịch vắc xin đầy đủ và thực hiện cho tập ăn sớm để khi cai sữa lợn có thể làm quen với thức ăn nhanh hơn và tránh các bệnh về đường tiêu hóa.

Chú ý công tác chăm sóc hộ lý: Khi lợn đẻ khó, nếu lợn đẻ quá lâu

(khoảng thời gian đẻ giữa 2 con lớn hơn 30 phút), có thể cho lợn mẹ dậy trở mình để ngôi thai được xoay thuận lợi cho quá trình đẻ. Trường hợp phải can

thiệp cần thực hiện đúng thao tác kỹ thuật, tránh gây sây sát cho lợn mẹ và lợn con. Phải thường xuyên theo dõi lợn mẹ đến khi hoàn thành quá trình đẻ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại trong 6 tháng thực tập

Tháng

Loại lợn Nái mang thai

(con)

Nái nuôi con (con) Lợn con (con) 6 20 0 0 7 18 0 0 8 31 0 0 9 0 18 260 10 0 15 205 11 0 16 213 Tổng 69 49 678

Kết quả bảng 4.3 cho thấy: tổng số lợn nái chửa, lợn nái đẻ và lợn con theo mẹ tôi trực tiếp chăm sóc lần lượt là 69 con, 49 con và 678 con. Trong thời gian thực tập tại cơ sở, tôi đã trực tiếp thực hiện các công việc thuộc quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn. Qua đó, tôi đã học hỏi và mở mang kiến thức rất nhiều về kỹ thuật cho đàn lợn ăn, dinh dưỡng của thức ăn cho đàn lợn qua các giai đoạn, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt.

Qua theo dõi thực tế, tôi nhận thấy bữa sáng lợn ăn được nhiều thức ăn nhất, lợn nái mang thai những ngày cuối và mới đẻ có khả năng thu nhận thức ăn thấp, cần cho ăn làm nhiều bữa trong ngày để lợn mẹ ăn được nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại đặng minh linh, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)