- Dựa trên kết quả nghiên cứu của các tài liệu, luận văn đã đi sâu phân tích được sự đúng đắn của việc sử dụng khối điều khiển NARMA-L2 với luật học thích nghi tạo ra tín hiệu điều khiển để đạt được sai lệch trung bình bình phương trong giới hạn cho phép. Nghĩa là tín hiệu ra của đối tượng bám sát theo tín hiệu điều khiển vị trí của sơ đồ điều khiển thích nghi vị trí động cơ điện một chiều khi có thông số và tải thay đổi.
TỔNG KẾT
Báo cáo đã trình bày một số khái niệm cơ bản về mạng nơron nhân tạo, một hệ thống hoạt động dựa trên sự bắt chước não người, tuy nhiên, nó có hoạt động đơn giản hơn rất nhiều so với não người. Điểm nỗi bật của mạng nơron nhân tạo là khả năng học và nhớ.
Trong báo cáo còn nghiên cứu tìm hiểu một số phương pháp ứng dụng mạng nơron để nhận dạng đối tượng. Tìm hiểu sâu hơn về ứng dụng mạng nowrron trong điều khiển thích nghi (Adaptive) và điều khiển dự đoán (predictive), điều khiển phản hồi (feeedback). Ngoài ra, mô phỏng một số kết quả thực tế.
Qua quá trình học tập và nghiên cứu về mạng nơron nhân tạo và ứng dụng của nó trong tự động hóa em đã tiếp thu thêm được một lượng kiến thức quý báu cho bản thân. Tuy nhiên dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian nghiên cứu, trình độ năng lực, kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài tập này khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy giáo và các bạn để bài tập được hoàn thiện hơn.
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1]. Phạm Hữu Đức Dục, (1999), Nghiên cứu ứng dụng mạng nơ ron trong
điều khiển thích nghi hệ thống có thông số biến thiên, Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật.
[2].Phạm Hữu Đức Dục, Nguyễn Công Hiền, (2005), Ứng dụng của bộ điều
khiển nơ ron mờ trong điều khiển thích nghi vị trí động cơ điện một chiều, Tuyển tập các báo cáo Khoa học tại hội nghị Toàn quốc lần thứ VI về tự động hóa, 101-106.
[3]. Phạm Hữu Đức Dục, Nguyễn Công Hiền, (2005), Nghiên cứ ứng dụng mạng nơ ron mờ điều khiển thích nghi rôbốt hai khâu, Tuyển tập các báo cáo Khoa
học tại hội nghị Toàn quốc lần thứ VI về tự động hóa, 107-112.
[4]. Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Phạm Quốc Hải, Dương Văn Nghi, (2008), Điều chỉnh tự động truyền động điện, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
[5]. Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh, Nhận dạng hệ thống điều khiển. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2001.
Tiếng Anh
[6]. M.Norgaard, O.Ravn, N.K. Poulsen and L.K. Hansen. Neural Network for Modelling and Control of Dynamic System. Springer 2000.
[7].http://www.mathworks.com/help/nnet/ug/design-narma-l2-neural-
controller-in-simulink.html. Lần truy cập cuối: 01/04/2016.
83