Phương pháp liên kết cảm ứng từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng không dây sử dụng sóng điện từ (Trang 28 - 29)

Truyền năng lượng thực hiện bởi liên kết cảm ứng từ đó chính là cảm ứng tương hỗ từ trong một biến thế điện (transformer). Đây là một ví dụ đơn giản nhất về truyền năng lượng không dây được dung sớm nhất. Ở đây các mạch điện sơ cấp và thứ cấp không trực tiếp nối với nhau. Nhược điểm chính của cách

này là khoảng cách truyền rất ngắn. Hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp ở sát ngay bên nhau, hoặc lồng vào nhau.

Cảm ứng tương hỗ sẽ xuất hiện khi có sự thay đổi dòng điện trong một cuộn dây, khi đó sẽ có điện thế cảm ứng trong cuộn dây bên cạnh. Đây là cơ chế làm việc quan trọng của transformator. Nhưng nó cũng gây sự cảm ứng không mong muốn giữa các cuộn dây dẫn trong một mạch điện. Hệ số cảm ứng M có giá trị giữa 1 và 0, nó có giá trị được tính bằng công thức sau:

M = k L L1 2 (2.8)

Ở đó k là hệ số hỗ cảm (coupling coefficient) với 0 ≤ k ≤1, L1 là độ cảm của cuộn dây sơ cấp và L2 là độ cảm của cuộn dây thứ cấp. Điện thế trong cuộn dây sơ cấp (V1) được tính như sau:

1 2

1 1

dI dI

V L M

dt dt (2.9)

Khi biết số vòng trong cuộn dây sơ cấp và số vòng trong cuộn dây thứ cấp, mối liên hệ thế hiệu giữa hai cuộn dây được tính bằng công thức dưới đây: s p

p Ns

V V

N (2.10) Vs: thế hiệu rơi của cuộn dây thứ cấp

Vp: thế hiệu rơi của cuộn dây sơ cấp Ns: số vòng trong cuộn dây thứ cấp Np: số vòng trong cuộn dây sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng không dây sử dụng sóng điện từ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)