Công suất thu
Bảng 5.1: Bảng đo giá trị công suất thu theo khoảng cách 2 cuộn dây.
Hình 5.17: Hình ảnh đồ thị điện áp khi khoảng cách 2 cuộn dây thay đổi.
Hiệu suất truyền
Công suất bên cuộn sơ cấp đo được: PTx 339,62W
Hiệu suất truyền năng lượng sóng điện từ:
Rx Tx P
P (5.1)
Bảng 5.2: Bảng đo giá trị hiệu suất theo khoảng cách truyền 2 cuộn dây.
Đánh giá kiểm tra thời gian sạc pin
Sau khi hoàn thành, mạch sạc ổn định, tuy nhiên do dòng điện bị khống chế ở mức 1316mA nên thời gian sạc đầy dung lượng pin 7900mAh, mạch sạc cần thời gian khoảng 6 tiếng để sạc đầy pin ở khoảng cách truyền 30Cm.
5.6. Kết luận chương
Kết quả đo đạc tính toán hiệu suất đạt được: - Ở khoảng cách truyền 30Cm 7,8W hiệu suất 0,02
- Sạc đầy pin máy tính bảng dung lượng 7900mA trong khoảng 6 tiếng với dòng sạc được khống chế ở mức 1316mA
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
Đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ” đã đưa ra một phương pháp truyền, nạp năng lượng mới sử dụng sóng điện từ
Luận văn đã đạt được
- Thực hiện được việc truyền điện không dây từ nơi này đến nơi khác khoảng cách truyền tối đa đạt được là 30cm.
- Công suất thu ở 30cm là 7,8W
- Dựa trên các kết quả thu được đã thiết kế ra một sản phẩm, có thể áp dụng vào thực tiễn, đó là bộ nạp năng lượng không dây sử dụng sóng điện từ.
Hạn chế của đề tài
- Khoảng cách truyền còn hạn chế, hiệu suất thực chưa cao.
- Việc truyền điện không dây này là cần một máy phát công suất lớn để phủ từ trường trong một diện tích rộng.
- Đề tài mới chỉ tập chung nghiên cứu bài toán kỹ thuật thiết kế mạch truyền năng lượng không dây sử dụng sóng điện từ, chưa tập chung xác định được bài toán kinh tế cho mạch thiết kế.
Hướng phát triển của đề tài
- Thiết kế hệ thống các thiết bị sử dụng điện trong hộ gia đình sử dụng thu phát điện không dây.
- Truyền điện đến những nơi mà dây dẫn khó có thể kéo đến, trong môi trường nước, vùng xa, đồi núi…
Qua thời gian thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ” tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Viện đào tạo sau đại học, Viện Điện tử Viễn thông - Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, các bạn học viên lớp cao học CH14A, Phòng Kỹ thuật đo đạc thông tin tần số Hà Nội, đặc biệt là T.S Lâm Hồng Thạch đã hướng dẫn và đóng góp rất nhiều ý kiến quý báu cho tác giả thực hiện tốt đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GS. TSKH. Phan Anh “ Lý thuyết và kỹ thuật anten ”, NXB KHKT, Hà Nội 12/2007.
[2] GS. TSKH. Phan Anh “ Trường điện từ và truyền sóng ”, NXB KHKT, Hà Nội 2007.
[3] GS. TSKH. Đào Khắc An. “ An ninh năng lượng và Giải pháp khai thác sử dụng năng lượng mặt trời ” NXB KHKT
[4] Website: http://www.dientuvietnam.net [5] Website: http://www.khoahoc.tv
[6] Website: http://www.tailieu.vn
[7] Website: http://category.alldatasheet.com [8] Website: http://linhkien69.vn