Dự báo lưu lượng và phân tích vùng phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ 4g LTE CHO MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG tập đoàn bưu CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM VNPT (Trang 54)

2.3.1 Dự báo lưu lượng

Việc quy hoạch mạng phải dựa trên nhu cầu về lưu lượng. Do đó dự báo lưu lượng là bước đầu tiên cần thực hiện trong quá trình quy hoạch mạng.

Dự báo số thuê bao

Đối với thị trường cần phục vụ, cần phải đánh giá tổng số thuê bao. Lý tưởng

50

có thể chia việc đánh giá cho từng tháng để có thể thấy được xu thế phát triển thuê bao. Điều này là cần thiết vì khi qui hoạch ta cần tính dự phòng cho tương lai. Nếu có thể cung cấp các dịch vụ khác nhau, thì cần dự báo cho từng loại dịch vụ. Chẳng hạn nhà khai thác có thể chọn tổ hợp các dịch vụ nào đó gồm chỉ thoại, thoại và dữ liệu hoặc chỉ dữ liệu. Ngoài ra các dịch vụ dữ liệu cũng có thể được chia thành các dịch vụ và các thiết bị khác nhau. Chẳng hạn, dịch vụ dữ liệu chỉ giới hạn ở trình duyệt web, hoặc cả trình duyệt web lẫn email và một số các dịch vụ khác như không gian web. Dịch vụ số liệu cũng có thể là các dịch vụ đo lường từ xa. Dự báo cần được thực hiện cho từng kiểu người sử dụng.

Dự báo sử dụng lưu lượng thoại

Dự báo sử dụng dịch vụ thoại bao gồm việc đánh giá khối lượng lưu lượng thoại do người sử dụng dịch vụ thoại trung bình tạo ra. Để việc dự báo chính xác ta cần cung cấp dữ liệu đánh giá cho từng tháng. Dữ liệu thoại bao gồm phân bố lưu lượng: từ MS đến cố định, từ MS đến MS và từ MS đến E-mail. Đối với từ MS đến cố định cần phân thành: Phần trăm nội hạt và đường dài. Vì vậy ta cần có số liệu về số cuộc gọi trên một thuê bao trung bình ở giờ cao điểm và thời gian giữ trung bình (MHT: Mean Hold Time) trên cuộc gọi. Thông thường ta chỉ có thông số về số phút sử dụng (MoU: Minutes of Using) của thuê bao/cuộc gọi. Trong trường hợp này nhóm dự báo bộ phận thiết kế phải chuyển thành việc sử dụng trong giờ cao điểm.

Dự báo sử dụng lưu lượng dữ liệu

Ta cần phân loại những người sử dụng dịch vụ dữ liệu và dự báo cho từng kiểu người sử dụng cũng như khối lượng thông lượng dữ liệu. Ta cũng cần dự báo khi nào thì thông lượng bắt đầu và khi nào thì nó kết thúc.

Dự phòng tương lai

Ta không thể chỉ qui hoạch mạng cho các dự kiến trước mắt mà cần qui hoạch mạng cho các dự kiến tương lai để không phải thuờng xuyên mở rộng mạng. Ngoài ra việc dự phòng tương lai cũng cho phép mạng cung cấp lưu lượng bổ sung trong

trường hợp sự tăng trưởng thuê bao lớn hơn thiết kế hoặc sự thay đổi đột ngột lưu lượng tại một thời điểm nhất định. Về lý do kinh doanh, dự phòng tương lai cũng cần

51

thiết để đưa ra các kế hoạch định giá mới cho phép thay đổi đáng kể số thuê bao hay hình mẫu sử dụng.

2.3.2 Phân tích vùng phủ

Để quy hoạch mạng vô tuyến cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ tư, bước tiếp theo ta cần khảo sát các chi tiết: Nơi nào cần phủ sóng và các kiểu phủ sóng cần cung cấp cho các vùng này. Thông thường ta sẽ ưu tiên phủ sóng trước tiên ở các khu vực quan trọng như: Các vùng thương mại, các vùng có mật độ dân cư đông đúc, các đường cao tốc chính... dựa trên bản đồ mật độ dân cư. Dựa trên bản đồ dân cư cho phép ta dự đoán được lưu lượng người sử dụng, điều kiện môi trường truyền sóng, các ảnh hưởng của nó lên mô hình truyền sóng để có thể đưa ra lựa chọn cho các hệ số hiệu chỉnh môi trường và thâm nhập toà nhà.

2.4 Quy hoạch mạng 4G LTE áp dụng cho tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT Việt Nam - VNPT

2.4.1 Giới thiệu chung về VNPT

Tên đầy đủ: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Posts and Telecommunications Group (VNPT) Slogan: VNPT – Cuộc sống đích thực

VNPT hiện là tập đoàn Bưu chính Viễn thông hàng đầu Việt Nam.

Với những đóng góp và thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa Xã hội và Bảo vệ Tổ quốc, VNPT đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ 1999 – 2009 vào ngày 22/12/2009.

Kế thừa 70 năm xây dựng, phát triển và gắn bó trên thị trường Viễn thông Việt Nam, VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát

52

triển của ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam, vừa là tập đoàn có vai trò chủ

chốt trong việc đưa Việt Nam trở thành một trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển Bưu chính Viễn thông nhanh nhất toàn cầu.

Sau khi tái cấu trúc doanh nghiệp, hiện với gần 40 nghìn cán bộ công nhân viên, hạ tầng tiên tiến, mạng lưới dịch vụ phủ sóng toàn bộ 63 tỉnh thành trên cả nước, VNPT tự hào là nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông số 1 tại Việt Nam, phục vụ khoảng 30 triệu thuê bao di động, gần 10 triệu thuê bao điện thoại cố định và khoảng hàng chục triệu người sử dụng internet.

Tháng 1/2006, VNPT chính thức trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thay thế cho mô hình Tổng công ty cũ theo quyết định số 06/2006/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chiến lược phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế chủ lực của Việt Nam, kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong đó Bưuchính – Viễn thông – CNTT là nòng cốt.

Ngày 24/6/2010, Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm Hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quyết định số 955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Logo

Logo VNPT mô phỏng chuyển động của vệ tinh xoay quanh địa cầu, vẽ nên hình chữ V là chữ cái đầu tiên trong tên viết tắt VNPT. Sự uyển chuyển của hình khối kết hợp ngôn ngữ âm dương thể hiện sự vận động không ngừng của thông tin, sự bền vững cùng sự hội nhập thế giới với khoa học và công nghệ hiện đại.

Lĩnh vực kinh doanh

- Dịch vụ và sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện;

53

- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, cho thuê các công trình viễn thông, công nghệ thông tin;

- Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin;

- Thương mại, phân phối các sản phẩm thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin;

- Dịch vụ quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tổ chức hội nghị hội thảo, triển lãm liên quan đến lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin;

- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;

- Dịch vụ tài chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền

thông đa phương tiện;

Sứ mệnh, tầm nhìn

Sứ mệnh: Kết nối mọi người

- Đảm bảo cơ sở hạ tầng VT – CNTT & TT vững chắc, hiện đại phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

- Thỏa mãn các nhu cầu sử dụng VT – CNTT & TT của khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

- Tôn vinh và đánh giá giá trị đích thực của người lao động trong môi trường kinh doanh, hiện đại.

- Thực hiện tốt trách nhiệm vói cộng đồng, chủ động tham gia các chương trình an sinh xã hội.

Tầm nhìn: Số 1 Việt Nam – Ngang tầm Thế giới

- VNPT luôn là Tập đoàn giữ vị trí số 1 tại Việt Nam về phát triển BCVT và

CNTT.

- Có khả năng vươn ra thị trường thế giới, đủ sức cạnh tranh với các Tập đoàn

Viễn thông lớn.

2.4.2 Hạ tầng mạng lưới tập đoàn VNPT a. Mạng Viễn thông Quốc tế

VNPT hiện đã xây dựng hạ tầng viễn thông quốc tế vững mạnh, hiện đại, sử

dụng nhiều phương thức truyền dẫn mới, an toàn, hiệu quả như cáp quang biển, cáp

54

quang đất liền, vệ tinh, cho phép kết nối trực tiếp tới hơn 240 quốc gia và trung tâm kinh tế, tài chính khu vực trên toàn thế giới.

VNPT đang quản lý trực tiếp trạm cập bờ của hai tuyến cáp quang biển lớn là

SMW-3 và AAG, hiện đại vào bậc nhất trên thế giới hiện nay. Hệ thống SMW-3 dung

lượng 80Gb/s được đưa vào khai thác tháng 9 năm 1999 kết nối Việt Nam với gần 40 nước Á-Âu, trong đó dung lượng VNPT đang sử dụng lên tới 65 Gbps. AAG (Asia

America Gateway) là tuyến cáp quang biển có chiều dài 20.000 km và tổng dung lượng lên tới 750 Gbps, kết nối trực tiếp từ khu vực Đông Nam Á tới Mỹ, đi qua các nước và vùng lãnh thổ Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (điểm cập bờ tại Bà Rịa -

Vũng Tàu), Brunei, Hồng Kông, Philippines và Hoa Kỳ. VNPT đang sử dụng 240 Gbps trên tuyến cáp quang này. Trong năm 2014, VNPT sẽ tăng dung lượng sử dụng trên AAG thêm 100Gbps nữa và đưa vào khai thác hệ thống cáp quang biển APG (kết nối tới Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan...). Từ nay tới năm 2016 sẽ xây dựng thêm hai tuyến cáp quang biển quốc tế mới.

Ngoài ra, VNPT còn trực tiếp xây dựng các tuyến cáp quang trên đất liền kết nối trực tiếp tới 3 nước láng giềng: Lào (dung lượng 10 Gbps), Campuchia (dung lượng 40 Gbps) và Trung Quốc (dung lượng 140 Gbps).

Hệ thống vệ tinh với hai vệ tinh Vinasat -1 và Vinasat-2 giúp VNPT bổ sung, tăng cường kết nối tới các nước trong khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận.

b. Mạng đường trục quốc gia

Mạng đường trục quốc gia của VNPT bao gồm mạng cáp quang Bắc – Nam,

dung lượng hiện tại đạt 360 Gbps, nằm dọc quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Mạng được kết nối vòng Ring để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống.

Đến cuối năm 2014, VNPT sẽ mở rộng dung lượng tuyến Bắc Nam hiện tại lên trên 700 Gbps. Các hệ thống mạng vòng cáp quang khu vực phía Bắc, Đông Bắc và phía Nam với tổng dung lượng lên tới 6.000 Gbps, kết hợp với các mạng Metrolink tại 4 trung tâm (Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ) cùng hệ thống tổng đài Toll, NGN của VNPT đã tạo thành một hệ thống truyền dẫn liên tỉnh mạnh nhất Việt Nam.

c. Mạng băng rộng

55

Đón đầu sự thay đổi của công nghệ và thị trường, VNPT đã sớm đưa dịch vụ

truy nhập Internet băng rộng ADSL tới người dùng từ năm 2003, và hiện đang phục vụ hàng triệu khách hàng trên cả nước.

VNPT hiện là ISP chiếm tới 2/3 thị phần thuê bao Internet trên cả nước với tổng dung lượng Internet quốc tế lên tới hơn 350 Gbps đang tiếp tục được mở rộng hơn nữa; POP Internet cung cấp dịch vụ xDSL tốc độ lên tới 15 Mbps trên khắp

63/63 tỉnh thành.

Bên cạnh mạng ADSL, mạng cáp quang tới tận nhà thuê bao FTTH đã được triển khai và đưa vào cung cấp dịch vụ trên 63 tỉnh, thành. Ngoài cung cấp kết nối Internet, băng thông từ 6-100 Mbps, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của người dùng về các dịch vụ giá trị gia tăng yêu cầu băng thông lớn như: IPTV, Đào tạo trực tuyến, Hội nghị truyền hình đa phương tiện…

d. Hệ thống vệ tinh VINASAT

Tháng 4/2008, VNPT đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên của Việt Nam - Vinasat-

1 lên quỹ đạo ở vị trí 132oE, cách trái đất 35.768 km, khẳng định vị thế ngày càng lớn mạnh của quốc gia nói chung và Ngành viễn thông, CNTT nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ đó, Việt Nam trở thành nước thứ 93 trên thế giới và nước thứ

6 trong khu vực Đông Nam Á có vệ tinh riêng bay vào quỹ đạo.

Vinasat-1 đã chính thức đi vào cung cấp dịch vụ từ tháng 6/2008. Với 20 bộ phát đáp (8 bộ ở băng tần C và 12 bộ băng Ku), Vinasat-1 phủ sóng khắp cả nước và một số quốc gia lân cận (Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Mianma), cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng cho các doanh nghiệp, phát hình lưu động, đào tạo từ xa, truyền hình DTH, truyền hình hội nghị, kênh thuê riêng cho thông tin di động, truyền dữ liệu cho các ngân hàng, đường truyền cho nhà cung cấp dịch vụ Internet, điện thoại vùng sâu vùng xa....Cho tới nay, gần như toàn bộ dung lượng của Vinasat-1 đã được sử dụng hết.

Với những thành công thu được trong việc đầu tư và khai thác Vinasat 1, Chính phủ tiếp tục đặt niềm tin và trọng trách phóng vệ tinh thứ hai của Việt Nam Vinasat-2 cho VNPT. Vinasat -2 bao gồm 24 bộ phát đáp hoạt động ở băng tần Ku, phủ sóng

56

toàn bộ khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Ngày 16/5/2012, Vinasat-2 đã được phóng thành công lên quỹ đạo tại vị trí 131,8oE. Cùng với Vinasat-1, Vinasat-2 giúp tăng khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro, tăng cường độ an toàn cho mạng viễn thông quốc gia.

e. Mạng thông tin di động

Với trên 35.000 trạm thu phát sóng (2G và 3G), phủ sóng 63/63 tỉnh thành trên cả nước, mạng di động của VNPT (VinaPhone) hiện phục vụ khoảng 25 triệu thuê bao, luôn luôn hỗ trợ khách hàng kết nối mọi lúc, mọi nơi.

Giữ vững vai trò tiên phong trong lĩnh vực viễn thông, tháng 10/2009 VNPT tiếp tục là doanh nghiệp đầu tiên đưa các dịch vụ di động tiên tiến 3G tới người dùng Việt Nam và cũng là doanh nghiệp đầu tiên thử nghiệm thành công và đưa vào cung cấp dịch vụ 3G với tốc độ lên tới 42 Mbps.

VNPT cũng là doanh nghiệp đầu tiên thử nghiệm mạng di động thế hệ 4G LTE và hợp tác sản xuất các thiết bị hỗ trợ để sớm đưa các dịch vụ băng rộng di động tốc độ cao tới người dùng Việt Nam.

Ngoài cung cấp các dịch vụ di động trong nước, VNPT đã roaming tới hơn 400 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động thuộc khoảng 160 quốc gia trên thế giới, cho phép người dùng vẫn có thể sử dụng dịch vụ khi di chuyển trên phạm vi toàn thế giới.

2.4.3 VNPT triển khai 4G – LTE

VNPT và tập đoàn viễn thông Alltech Telecom (Nga) đã ký kết thoả thuận hợp tác lập liên doanh RusViet Telecom để cung cấp dịch vụ trên nền tảng công nghệ di động thế hệ tiền 4G LTE. Liên doanh này sẽ hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, với số vốn pháp định là 1.600 tỷ đồng, trong đó VNPT chiếm 51% cổ

phần. RusViet Telecom sẽ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ viễn thông, đặc biệt là dịch vụ Internet băng rộng dựa trên công nghệ LTE.

Ông Evgeny Roytman, Chủ tịch tập đoàn Alltech Telecom cho biết, vốn đầu tư cho giai đoạn thử nghiệm sẽ vào khoảng 5 triệu USD và số vốn đầu tư có thể lên tới 500 triệu USD khi dự án hoàn thành. Alltech và VNPT hy vọng trong 5-7 năm sẽ đạt được mục tiêu về tỷ suất hoàn vốn nội bộ.

57

Ông Roytman cũng cho biết thêm, mặc dù thời gian hoàn vốn của dự án có thể kéo dài, nhưng cả VNPT và Alltech sẽ hết sức nỗ lực và cam kết sẽ cung cấp những dịch vụ và tiện ích mới cho người dùng, góp phần thực hiện thành công mục tiêuchương trình quốc gia về các ứng dụng CNTT của Chính phủ Việt Nam.

Theo kế hoạch phát triển, ngoài thị trường Việt Nam, RusViet Telecom cũng có các bước chuẩn bị để triển khai LTE tại một số nước khác như Camphuchia, Lào và

Myanma. Trước khi thành lập liên doanh RusViet Telecom, tập đoàn Alltech đã là đối tác của VNPT trong kế hoạch triển khai Dự án thử nghiệm hệ thống và dịch vụ LTE tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ 4g LTE CHO MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG tập đoàn bưu CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM VNPT (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w