Hình 3.9: So sánh quỹ đường truyền lên của LTE và WCDMA
Phần mô phỏng trên tính toán quỹ đường lên của LTE và WCDMA. Thông số còn giới hạn nên người thực hiện so sánh quỹ đường truyền ở hai điều kiện khác nhau.
Tốc độ bit ở LTE liên quan đến băng thông kênh truyền, còn ở WCDMA tốc độ bit
84
liên quan đến tốc độ chip (vì WCDMA sử dụng trải phổ). Từ kết quả quỹ đường truyền cho thấy, ở đường lên của LTE có suy hao đường truyền lớn hơn so với
WCDMA. Nhưng ở đường xuống tốc độ bit lớn hơn rất nhiều nhưng độ chênh lệch suy hao cực đại không đáng kể. Đó là ưu điểm của LTE, khi nó áp dụng kỹ thuật OFDM ở đường xuống.
Hình 3.10: So sánh quỹ đường truyền xuống của LTE và WCDMA
Để so sánh vùng phủ, ta cũng tiến hành nhập thông số quỹ đường truyền, chọn
mô hình truyền sóng của từng công nghệ LTE và WCDMA, khi đó ta suy ra được bán kính và diện tích của LTE so với WCDMA. Từ mô phỏng ta thấy, vùng phủ của LTE lớn hơn nhiều lần so với vùng phủ của WCDMA. Bán kính phủ sóng của LTE là 5 Km, trong khi WCDMA là 0.5 Km. Tốc độ cao, dung lượng lớn, vùng phủ tăng, đó là các ưu điểm nổi bật của LTE. Là động lực để thúc đẩy tiến từ 3G lên 4G.
85
Hình 3.11: So sánh vùng phủ của 4G – LTE và WCDMA
86
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài tìm hiểu về LTE, một ứng cử viên cho mạng 4G trong tương lai. Hiện tại vẫn chưa có quyết định chính thức cái nào sẽ là 4G. Nhưng với các ưu điểm của LTE, nó sẽ là ứng cử viên sáng giá. Người thực hiện đề tài chọn đề tài này nhằm nâng cao sự hiểu biết, đồng thời đây cũng là đề tài mới mẻ, phù hợp với thực tế. Nội dung của luận văn tìm hiểu về công nghệ LTE và việc tính toán áp dụng cho quy hoạch mạng vô tuyến tiền 4G LTE. Luận văn đã thực hiện được:
Về phần lý thuyết là tìm hiểu quá trình phát triển của hệ thống thông tin di động, mô tả tổng quan về mạng thông tin di động LTE, một công nghệ tiền 4G. Tìm hiểu về các kỹ thuật sử dụng trong LTE, chuyển giao, điều khiển công suất, đồng thời cũng so sánh điểm khác biệt giữa LTE và WCDMA trong các khía cạnh này.
Về phần mô phỏng, luận văn thực hiện dựa trên công cụ phần mềm mô phỏng Matlab. Nội dung phần mô phỏng bao gồm: Tính toán số trạm cần thiết để lắp đặt cho một vùng mà cụ thể, đồng thời luận văn cũng thực hiện việc so sánh độ suy hao trong
các môi trường truyền sóng khác nhau. Hạn chế của đề tài là hiện tại ở VN chưa tiến
hành quy hoạch mạng 4G, vì thế các thông số đưa ra để tính toán quy hoạch còn quá ít, các thông số đưa ra trong phần mô phỏng chỉ dựa vào sách mà không tìm được các thông số thực tế do các nhà mạng cung cấp. Chưa có bản đồ truyền sóng thực tế.
Hướng phát triển của đề tài là dung lượng và vùng phủ sau khi quy hoạch sẽ được phân tích cho từng ô, tìm bản đồ truyền sóng thực tế, tìm được các thông số
cụ thể. Đồng thời cũng có thể tìm hiểu cách định vị Cell để hiệu chỉnh kết quả.
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Harri Holma And Antti Toskala both of Nkia Siemens Network, Filand;
LTE for UMTS – OFDMA and SC-FDMA Based Radio Access; John Wiley $ Sons, Ltd.
[2]. Stefania Sesia, Issam Toufk and Matthew Baker; LTE-The UMTS Long Term Evolution: From Theory to Practice; 2009 John Wiley & Sons, Ltd.
[3]. FAROOQ KHAN Telecom R&D Center Samsung Telecommunications, America; LTE for 4G Mobile Broadband Air Interface Technologies and performance; Cambridge University Press.
[4]. Viay K.Garg; IS-95 CDMA and CDMA 2000 cellular/PCS systems
implementation; Prentice hall PTR, Upper saddle river NT07458, 2000.
[5]. Christian Mehlf uhrer, Martin Wrulich, Josep Colom Ikuno, Dagmar Bosanska, Markus Rupp; SIMULATING THE LONG TERM
EVOLUTION PHYSICAL LAYER; Institute of Communications and Radio-Frequency Engineering Vienna University of Technology; Gusshausstrasse 25/389, A-1040 Vienna, Austria.
[6]. Bilal Muhammad; Closed loop power control for LTE uplink; Blekinge Institute of Technology School of Engineering; November 2008
[7]. Abdul Basit, Syed; Dimensioning of LTE Network; Helsinki University
[8]. http://en.wikipedia.org/wiki/4G (tham khảo cho chương 1)
[9]. http://www.3gpp.org/LTE (tham khảo cho các thông số lớp vật lý của LTE)
[10]. Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G, TS.Nguyễn Phạm Anh Dũng. Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông.
[11]. 3G long-term evolution; Dr. Erik Dahlman Expert Radio Access Technologies, Ericsson Research.
[12]. http://www.thongtincongnghe.com/article/3121 (tham khảo cho chương 1)
88