Giới thiệu về hệ thống truyền dẫn quang đường trục Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng truyền dẫn quang băng rộng 2022 c2 (Trang 29 - 30)

Tuyến truyền dẫn quang đường trục Bắc Nam được VNPT xây dựng từ năm 1993, do chính phủ Italia tài trợ, ban đầu sử dụng công nghệ truyền dẫn số PDH, sau đó phát triển lên công nghệ truyền dẫn số SDH và tiếp tục triển khai công nghệ ghép kênh theo bước sóng WDM.

Hệ thống mạng truyền dẫn quang Bắc Nam được kết nối trên hai tuyến truyền dẫn quang chính, kết nối thành các vòng ring. Hai tuyến truyền dẫn sợi quang chính là:

 Tuyến cáp quang thứ nhất dọc theo quốc lộ 1A, sử dụng thiết bị Nortel 2,5 Gbps với cáp quang 8 sợi đơn mode chôn trực tiếp, được đưa vào sử dụng từ năm 1993.

 Tuyến cáp quang thứ hai hoạt động dọc theo đường dây điện lực 500 KV, sử dụng thiết bị Nortel 2,5 Gbps dùng cáp quang 10 sợi đơn mode trong đó VNPT sử dụng 4 sợi.

Giữa hai hệ thống cáp quang đường trục được kết nối với nhau qua 5 tuyến nhánh gồm tuyến Trạm 500 KV Hoà Bình - C2 Hà Nội, tuyến Trạm lặp 500 KV Hà Tĩnh - Bưu điện Hà Tĩnh, tuyến Trạm Cầu Đỏ - Bưu điện Đà Nẵng, tuyến Trạm biến áp 500 KV Playku - Bưu điện Gia Lai (thị xã Pleiku) Bưu điện Bình Định (TP Quy Nhơn), tuyến Trạm lặp 500 KV Phú Lâm - Trung tâm viễn thông liên tỉnh khu vực II tại TP Hồ Chí Minh, hình thành 4 mạch ring với dung lượng 8 STM1 (504 E1): (1) Hà

Nội - Hà Tĩnh, (2) Hà Tĩnh - Đà Nẵng, (3) Đà Nẵng - Quy Nhơn (và Đà Nẵng - Pleiku), (4) Qui Nhơn (và Pleiku) - TP Hồ Chí Minh. Thực tế tuyến trên đường dây cáp điện lực 500 KV là dự phòng cho tuyến trên quốc lộ 1A.

Hình 2.29, miêu tả tổng quan các tuyến cáp và cấu hình mạng truyền dẫn đường trục cáp quang

Hình 2.29. Cấu hình mạng truyền dẫn đường quang trục VNPT

Ngoài hai tuyến cáp quang đang khai thác nêu trên, ngành Bưu điện đã triển khai xây dựng đoạn tuyến cáp quang từ Ngọc Hồi qua Kon Tum, Pleiku nối với đoạn tuyến từ Pleiku qua Buôn Ma Thuật về TP Hồ Chí Minh. Đến nay đoạn tuyến cáp quang này đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng để chia ring (4) thành hai ring con: (4) Quy Nhơn - Buôn Ma Thuật - Phan Rang (và Pleiku) - TP Hồ Chí Minh, (5) Phan Rang - Buôn Ma Thuật -TP Hồ Chí Minh. Và mạch vòng TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ sẽ được hình thành kết hợp với tuyến cáp quang biển sau này.

Một phần của tài liệu Bài giảng truyền dẫn quang băng rộng 2022 c2 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w