Thành phần cơ bản mạng truy nhập quang GPON

Một phần của tài liệu Bài giảng truyền dẫn quang băng rộng 2022 c2 (Trang 41 - 43)

3. Hệ thống cáp quang biên giới Việt Na m Campuchia: kết nối trực tiếp với hầu hết các nhà khai thác viễn thông lớn của Campuchia với tổng dung lượng hơn

2.7.2.Thành phần cơ bản mạng truy nhập quang GPON

2.7.2.1. Cáp sợi quang

Sợi quang: Là thành phần quan trọng trong mạng quang, nó tạo sự kết nối giữa các thiết bị. Hai thông số cơ bản của sợi quang là suy hao và tán sắc. Tuy nhiên sợi quang trong mạng PON chỉ cần quan tâm đến suy hao vì khoảng cách truyền tối đa chỉ có 20km nên tán sắc ảnh hưởng không đáng kể. Do đó, người ta sẽ sử dụng sợi quang có suy hao nhỏ, chủ yếu là sợi quang theo chuẩn G.652.

2.7.2.2. Thiết bị đường truyền quang OLT (Optical Line Terminal)

OLT (Optical Line Terminator): là thiết bị đầu cuối cáp quang lắp đặt tại phía nhà cung cấp dịch vụ thường được đặt tại các đài trạm.

Hình 2.42. Các khối chức năng của OLT OLT bao gồm ba phần chính:

 Giao diện mạng phân phối quang (PON core shell)

 Chức năng kết nối chéo (Cross-connect shell)

 Chức năng giao diện cổng dịch vụ (Service shell)

2.7.2.3. Thiết bị kết cuối mạng quang ONU (Optical Network Unit)

ONU (Optical Network Unit): là thiết bị mạng quang, kết nối với OLT thông qua mạng phân phối quang (ODN) thường dùng cho trường hợp kết nối tới buiding hoặc tới các vỉa hè, cabin (FTTB, FTTC, FTTCab).

Hình 2.43. Các khối chức năng của ONU

Các khối chức năng của ONU hầu hết đều giống như của OLT. Vì ONU hoạt động chỉ với một giao diện PON đơn (hoặc nhiều nhất là hai giao diện với mục đích bảo vệ), chức năng kết nối chéo có thể bị bỏ đi. Tuy nhiên, thay cho chức năng này, chức năng dịch vụ MUX và DEMUX được hỗ trợ để xử lý lưu lượng.

2.7.2.4. Mạng phân phối quang ODN (Optical Distribution Network)

Mạng phân phối quang cung cấp phương tiện truyền dẫn quang cho kết nối vật lý giữa OLT và ONU.

Các ODN riêng lẻ có thể được kết hợp và mở rộng nhờ các bộ khuếch đại quang. ODN bao gồm các thành phần quang thụ động: cáp và sợi quang đơn mode, connector quang, thiết bị rẽ nhánh quang thụ động, bộ suy hao quang thụ động và mối hàn.

Hình 2.44. Cấu trúc mạng phân phối quang ODN

Bộ ghép/chia quang (Splitter)

Bộ chia/ghép quang thụ động (Splitter)dùng để chia/ghép tín hiệu từ nhà cung cấp dịch vụ đến khách hàng và ngược lại, giúp tận dụng hiệu quả sợi quang vật lý. Splitter thường được đặt tại các điểm phân phối quang (DP) và các điểm truy nhập quang (AP), là thiết bị không cần nguồn nuôi.

Một phần của tài liệu Bài giảng truyền dẫn quang băng rộng 2022 c2 (Trang 41 - 43)