Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Một phần của tài liệu QTNHTM2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV (Trang 30 - 31)

tư và Phát triển Việt Nam.

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu là ngân hàng dẫn đầu toàn hệ thống, BIDV thực hiện những định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng như

- Nâng cao năng lực tài chính: Tập trung công tác bán chiến lược, hoàn thành việc tăng vốn Điều lệ từ phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài

- Nâng cao chất lượng tín dụng: Xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu gộp (nợ xấu nội Bảng 2, nợ xấu đã bán cho VAMC, nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ) < 2% đẩy mạnh các biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC

- Ưu tiên phát triển chiến lược Ngân hàng số (digital bank) một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh, quy trình sản xuất, kênh phân phối, phù hợp với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, triển khai mạnh mẽ đề án chiến lược Ngân hàng số của BIDV.

- Tập trung nguồn lực để thực hiện lộ trình áp dụng Basel II đúng tiến độ, hoàn

thiện và nâng cấp hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực của Ủy ban Basel

- Điều hành, tăng trưởng tín dụng theo hướng ưu tiên dành nguồn lực phân khúc khách hàng bán lẻ và SMEs,

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng thông qua kiểm soát giới hạn tín dụng

theo ngành nghề, giảm thiểu tỷ trọng các ngành nghề, lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn rủi ro, khuyến khích phát triển các ngành nghề theo định hướng của Chính phủ, NHNN, các ngành nghề có tiềm năng phát triển dài hạn như năng lượng, viễn thông, công nghiệp hỗ trợ, viễn thông, y tế, giáo dục…và giảm dần mức độ tập trung vào nhóm các khách hàng lớn có mức độ rủi ro cao.

- Điều hành vốn linh hoạt theo diễn biến thị trường đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn và cân đối thanh khoản, không đi trước các NHTM NN khác về giá, kiểm soát chi phí đầu vào, dịch chuyển cơ cấu nguồn vốn phù hợp, điều hành vốn theo hướng gia tăng tính chủ động cho các chi nhánh, nâng cao công tác dự báo xu hướng lãi suất thị trường. - Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ đặc biệt các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng, tập trung phát triển các sản phẩm tiện ích, giàu tính công nghệ hiện đại, phù hợp với

từng phân đoạn khách hàng, chú trọng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phương thức phục vụ.

Một phần của tài liệu QTNHTM2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV (Trang 30 - 31)