Tính độ tăngtrưởng của cá

Một phần của tài liệu QUY CHUẨN KỸ THUẬT NUÔI CÁ LỒNG Theo tiêu chuẩn VietGAP (Trang 26 - 29)

3. Kiểm tra cá

3.3.4.Tính độ tăngtrưởng của cá

Độ tăng trưởng của cá (độ lớn của cá) là khối lượng của cá tăng lên ở lần kiểm tra này so với lần kiểm tra trước trên đơn vị thời gian (thường tính bằng 1 tháng hay 15 ngày). Nếu khối lượng cá tăng thêm càng lớn thì tốc độ tăng trưởng càng cao, ngược lại khối lượng cá tăng thêm càng ít thì tốc độ tăng trưởng càng thấp.

Căn cứ vào khối lượng của cá tăng lên trong một tháng nuôi nhiều hay ít và so sánh với bảng chuẩn mà người nuôi biết được cá tăng trưởng nhanh hay chậm. Nếu cá lớn chậm cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục và điều chỉnh chế độ cho ăn.

Công thức tính độ tăng trưởng của cá như sau:

Khối lượng của cá tăng lên trong một tháng nuôi = khối lượng trung bình tại thời điểm kiểm tra - khối lượng trung bình kiểm tra tháng trước

Ví dụ 1: Xácđịnhđộ tăngtrưởng của cá nuôi trong ao.

Cách tiến hành như sau:

Chuẩn bị các dụng cụ kiểm tra cá: lưới, vợt, đồ chứa cá, cân. Thu ngẫu nhiên 30 con cá có kích cỡ lớn, nhỏ và trung bình. Cân toàn bộ 30 con cá có tổng khối lượng là 4500g.

Tính khối lượng trung bình của cá: 4500g: 30 con = 150g

Vậy khối lượng trung bình của cá tại thời điểm kiểm tra là 150g/con cá. So sánh với khối lượng trung bình của cá tại thời điểm kiểm tra tháng trước là 80g/con cá thì khối lượng của cá tăng lên trong một tháng nuôi là:

150g – 80g = 70g/con cá

Tham khảo bảng tốc độ tăng trưởng của cá rô phi

Ngày tuổi Khối lượng (g) Tốc độ tăng trưởng FCR (g/ngày) 1 3,2 0,43 0,46 30 21,6 0,97 0,68 60 56 1,5 0,95 90 106,4 2,04 1,19 120 172,8 2,57 1,44 150 255,2 3,1 1,52 180 353,7 3,64 1,6 210 468,2 4,17 1,64

“Nguồn: Công ty thức ăn Zemach feed mill”

Sau 1 giờ cho ăn, bắt vài con cá kiểm tra độ no của cá, cá no thường có bụng to, căng tròn, cá đói bụng nhỏ và không căng tròn.

Nếu cá nhanh chóng ăn hết thức ăn thì tăng lượng thức ăn cho ăn. Nếu thức ăn vẫn còn và bụng cá to thì giảm lượng cho ăn.

Nuôi sau một tháng hoặc 10-15 ngày kiểm tra tăng trọng của cá 1 lần để tính lượng thức ăn vừa đủ.

Điều chỉnh số lượng thức ăn:

Căn cứ vào lượng thức ăn, khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Điều chỉnh loại thức ăn:

Cần cho cá ăn đúng loại thức ăn qui định;

Cá nhỏ ăn thức ăn cá lớn sẽ thiếu dinh dưỡng, chậm lớn;

Cá lớn ăn thức ăn cá nhỏ sẽ không hấp thu hết đạm trong thức ăn, lượng; đạm thừa sẽ đưa ra ngoài gây ô nhiễm nước ao đồng thời tăng giá thành sản phẩm;

Khi chuyển sang thức ăn mới nên chuyển từ từ để cá quen dần; Nên phối hợp nhiều loại thức ăn theo tỉ lệ phân đàn của cá.

Giai đoạn 1 tháng đầu của quá trình nuôi (do đây là thời gian ương cá, cá dễ hao hụt nhất), nên thức ăn sử dụng 100% là thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng đạm cao. Đến giai đoạn còn lại của chu kỳ nuôi 4 - 5 tháng nên cho cá ăn bằng thức ăn tự chế biến kết hợp thức ăn viên công nghiệp bổ sung khi nguồn thức ăn tươi sống bị hạn chế. Lượng thức ăn công nghiệp chiếm từ 10-20 % trên tổng lượng thức ăn tự chế biến nhằm đảm bảo thức ăn cung cấp đủ mỗi ngày, để tránh cá thiếu thức ăn dẫn đến tình trạng cá lớn dành thức ăn với cá nhỏ làm cá nhỏ thiếu thức ăn, cá chậm lớn và làm giảm tỷ lệ sống của cá nuôi, ảnh hưởng đến năng suất của cá nuôi.

Ghi nhật ký cho ăn

Ghi vào nhật ký cho ăn các thông tin: Lượng thức ăn trong lần cho ăn; Loại thức ăn;

lượng chất bổ sung sử dụng trong lần cho ăn;

Tỷ lệ % thức ăn thừa so với lượng thức ăn cho cá ăn; Tình trạng sức khỏe của cá.

Ghi chép về sử dụng thuốc/chất bổ sung trộn thức ăn

Ngày Loại Loại thuốc/ Tỷ lệ phối Khối lượng Người Ao nuôi tháng năm thức ăn chất bổ sung trộn thuốc (g) trộn sử dụng

Bảng theo dõi sử dụng thức ăn: Lồng nuôi số……. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày Loại Nhà Khối l. cá Tỉ lệ Tổng l Lần Lần Lần Ghi tháng thức SX ước tính cho ăn t.ăn cho 1(kg) 2(kg) … chú

năm ăn (kg) (%) ăn

(kg)

Một phần của tài liệu QUY CHUẨN KỸ THUẬT NUÔI CÁ LỒNG Theo tiêu chuẩn VietGAP (Trang 26 - 29)