Thị trường điện thoại di động tại Việt Nam

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 đề tài PHÂN TÍCH CHIẾN lược CHIÊU THỊ của tập đoàn điện tử SAMSUNG CHO DÒNG điện THOẠI SAMSUNG GALAXY (Trang 47 - 50)

2 .1Tổng quan về thị trường

2.1.1 Thị trường điện thoại di động tại Việt Nam

Thị trường điện thoại di động (ĐTDĐ) Việt Nam ngày càng đa dạng với sự góp mặt của nhiều nhãn hiệu như: Iphone, Nokia, Samsung, OPPO, Motorola, Sony, Mobiistar, Mobell, ViVo,...... Theo IDC Việt Nam, hơn 14 triệu chiếc smartphone đã được bán tại Việt Nam vào năm 2016. Samsung đứng đầu về số lượng, với thị phần 28%, tiếp theo là OPPO với 25% sau đó là Apple với 7%. Quá trình cạnh tranh giữa các hãng điện thoại lớn như Apple, Samsung, Sony, Huawei, XiaoMi, Motorola,…..diễn ra rất quyết liệt. Theo thống kê của GfK, hàng tháng tại Việt Nam có tới gần 2 triệu điện thoại di động được bán tới tay người dùng. Điều này có nghĩa là nếu tính cả con số hàng chính hãng mà hãng này khơng thống kê được, cũng như hàng đã qua sử dụng thì con số cịn lớn hơn rất nhiều. Tính riêng smartphone, các "ơng lớn" tại Việt Nam hiện là Samsung, Apple, Oppo đang chiếm tới trên dưới 80% thị phần về sản lượng và xấp xỉ 70% thị phần về giá trị. 20% thị phần doanh số còn lại với khoảng 30% giá trị thị trường dành cho hàng chục thương hiệu cũ mới, cả nội địa và nước ngoài. Đây thực sự là một cuộc chiến khốc liệt, giữa các thương hiệu Việt như: Viettel, FPT, Mobiistar, B-phone,… với những thương hiệu ngoại như Lenovo, Huawei, Sony, LG, W-mobile, Obi, Asus, Mobell,…

Khác với các hãng lớn, hãng nhỏ không thể đủ nguồn lực để tổ chức các đợt truyền thông hàng chục tỷ đồng, nhất là quảng cáo trên truyền hình, trong các khung giờ vàng. Nhưng việc truyền thông trên Internet đã thay đổi được khá nhiều và các hãng nhỏ luôn tận dụng điều này. Nếu biết cách nêu bật được sự khác biệt, truyền thơng đúng nhóm đối tượng là khách hàng mục tiêu,

và tính sáng tạo trong cách lựa chọn cơng cụ truyền thơng, thì mạng xã hội và các cơng cụ quảng cáo trên Internet sẽ là kênh truyền thông hiệu quả, dễ tiếp cận hơn đối với khách hàng. Với việc bảo hành và hậu mãi, các hãng nhỏ khơng có được hệ thống bảo hành rộng khắp vì chi phí rất lớn. Vì thế các hãng nhỏ đang gần như đuối sức trong chất lượng hậu mãi. Đây cũng là lý do mà các thương hiệu lớn dù có giá chênh lệch lớn nhưng vẫn được người dùng tín nhiệm. Để khắc phục điểm này, các hãng nhỏ phải thực hiện chế độ 1 đổi 1 trong vịng 30 ngày, thậm chí 90 ngày để làm hài lịng khách hàng.

Thị trường điện thoại di động Việt Nam chắc chắn sẽ cịn nhiều biến động, dù khơng lớn. Bởi đó là sự vận động của thị trường và sẽ có những tên tuổi ra đi như HK Phone, Sky,… Để rồi có thêm nhưng thương hiệu mới. Ngồi các "ơng lớn" đang nắm phần lớn thị phần, thì những thương hiệu ngoại mới như W-mobile, Obi, Vivo, Pantech, Meizu… đã và đang cố gắng xâm nhập thị trường. Bên cạnh đó, những thương hiệu nội địa như Viettel, FPT, Mobiistar… vẫn đang nỗ lực tìm và khẳng định chỗ đứng của mình. Dù thành cơng hay khơng thì những thương hiệu này đang đang góp phần tạo nên một bức tranh sống động về thị trường điện thoại di động Việt Nam. Và người tiêu dùng Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất. Họ có nhiều sự lựa chọn với mức giá hợp lý và các chức năng, ứng dụng phù hợp cho nhu cầu của mình trên một sản phẩm.

Hiện nhu cầu sử dụng điện thoại ngày ngày càng gia tăng. Mỗi người đều có nhu cầu sử dụng điện thoại và xem điện thoại như là một nhu cầu thiết yếu để phục vụ cho cuộc sống. Bên cạnh đó, khách hàng khơng chỉ xem điện thoại như một phương tiện liên lạc mà còn là sản phẩm thời trang, phục vụ cho nhiều mục đích học tập, làm việc và giải trí, giúp ích nhiều trong các hoạt động đời sống hằng ngày.

Theo thống kê của Google vào cuối Quý II, 2015, có hơn 25 triệu smartphone được tiêu thụ tại Việt Nam và số lượng này còn sẽ tăng nhanh chóng trong thời gian sắp tới. Trong số đó, phân khúc máy có giá dưới 4 triệu đồng chiếm 50%, máy 5-10 triệu đồng chiếm 15% về số lượng nhưng đến 25% về doanh thu, còn phân khúc máy trên 10 triệu đồng tuy chỉ chiếm gần 4% về số lượng nhưng lại hơn 10% về doanh thu (thống kê tại thegioididong.com). Nói một cách khác là thị trường điện thoại Smartphone đang bùng nổ tại Việt Nam, như xu hướng ở bất kỳ quốc gia nào khác. Cụ thể trong 9 tháng đầu năm 2015, tốc độ tăng trưởng của thị trường này ở Việt Nam là 175% so với cùng kỳ năm ngoái. Xét về tổng giá trị sản phẩm bán ra, thị trường Việt Nam tăng 113% so với cùng kỳ, chỉ thấp hơn 1% so với Thái Lan. Nhìn chung, ngành hàng điện thoại - ngành hàng vốn dĩ được coi là “mỏ vàng” của nhiều doanh nghiệp phân phối và bán lẻ hàng công nghệ - trong những năm gần đây hoạt động một cách sôi động, năng động hơn.

(Nguổn: https://www.thegioididong.com/tin-tuc/thi-truong- smartphone-viet-nam-apple-dung-thu-3-ai-nhat-nhi-983865)

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 đề tài PHÂN TÍCH CHIẾN lược CHIÊU THỊ của tập đoàn điện tử SAMSUNG CHO DÒNG điện THOẠI SAMSUNG GALAXY (Trang 47 - 50)