4. Nội dung chính của báo cáo
1.1.5. Đặc điểm tài nguyên nước
a, Nước mặt
Toàn tỉnh có 4 sông lớn là: Sông Lại Giang, sông La Tinh, Sông Kone và
Sông Hà Thanh. Tổng chiều dài 352 km. Tổng diện tích lƣu vực 5.699 km2. Tất cả
đều bắt nguồn từ các dãy núi cao phía Tây chảy qua vùng đồng bằng rồi đổ ra biển Đông. Đặc điểm chung là dòng sông ngắn, hẹp, dốc.
Mùa khô lƣu lƣợng dòng chảy kiệt chỉ bằng 12 - 15% dòng chảy năm, các tháng 5, 6, 7 chỉ còn 7%. Do vậy hầu hết sông suối nhỏ không có nƣớc, mức nƣớc các dòng sông chính xuống thấp tạo ra môi trƣờng khô hạn kéo dài không đủ nƣớc sản xuất, một số vùng không có nƣớc sinh hoạt, mặn xâm nhập vào trong đất liền.
b, Nước ngầm
Theo kết quả khảo sát của Liên đoàn Địa chất dự báo tổng trữ lƣợng khai thác
ở Tam Quan 898 m3/ngày, Trà Ổ 3.077 m3/ngày, Phù Mỹ 7.049 m3
/ngày, Quy Nhơn
17.983 m3/ngày. Nguồn nƣớc ngầm ở Bình Định có trữ lƣợng không lớn song chất
lƣợng khá tốt, có thể sử dụng cho sinh hoạt, trữ lƣợng khai thác có thể chia thành 2 khu vực nhƣ sau:
- Khu vực có triển vọng vừa: Với trữ lƣợng khai thác gần 10.000 m3/ngày đêm ở chiều sâu khai thác từ 25 đến 90 m, tập trung ở vùng đồng bằng.
- Khu vực có triển vọng kém: Gồm nƣớc lỗ rỗng trong các thành tạo bở rời với trữ lƣợng khai thác dƣới 1.500 m3/ngày đêm, tập trung ở vùng ven biển, độ mặn và lƣợng sắt cao, chất lƣợng chƣa đáp ứng yêu cầu nƣớc sinh hoạt.
Nƣớc ngầm trên địa bàn toàn tỉnh đến nay, khai thác sử dụng chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt, khả năng khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chƣa đáng kể.
Nhìn chung, tiềm năng các nguồn nƣớc trên địa bàn tỉnh không nhiều, phân phối không đều trong năm. Tuy nhiên, bằng nhiều biện pháp công trình (hồ chứa, đập dâng, trạm bơm) có thể giải quyết đƣợc nhu cầu nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.