Hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu baocao-danh-gia-khi-hau (Trang 92 - 106)

4. Nội dung chính của báo cáo

3.1. Hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình Định

a, Triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH

Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Bình Định giai đoạn 2012 - 2015 đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 1700/QĐ-CTUBND ngày 14/8/2012 của UBND tỉnh Bình Định. Kết quả triển khai thực hiện Chƣơng trình nhƣ sau:

- Sở NN&PTNT triển khai Dự án Nâng cấp hệ thống đê và trồng RNM để ứng phó với BĐKH vùng đầm Thị Nại, nguồn vốn từ Chƣơng trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH (SP-RCC), thời gian thực hiện 2013 - 2015;

- UBND tỉnh đã chỉ đạo Văn phòng Điều phối về biến đổi khí hậu (CCCO) tỉnh Bình Định tổng họp, đề xuất kế hoạch và dự toán kinh phí cho các dự án thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bình Định theo hƣớng dẫn của Bộ TNMT, bao gồm các dự án:

+ Xây dựng và thực hiện các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về BĐKH cho bộ máy quản lý các cấp và cộng đồng dân cƣ trên địa bàn tỉnh Bình Định;

+ Cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Bình Định;

+ Trồng và đồng quản lý RNM tại đầm Đề Gi và khu vực ven biển huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

+ Các văn bản đề xuất đã gửi Bộ TNMT bao gồm: Văn bản số 3960/UBND- KTN ngày 16/10/2012 của UBND tỉnh Bình Định về việc cam kết bố trí vốn đối ứng cho kế hoạch thực hiện Chƣơng trình tại tỉnh Bình Định và đề nghị Bộ TNMT xem xét, bố trí kinh phí hỗ trợ của Trung ƣơng cho kế hoạch này; Văn bản số 59/BC-UBND ngày 15/5/2013 của UBND tỉnh Bình Định về việc báo cáo kết quả thực hiện Chƣơng trình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2012 và đề xuất kế hoạch

2014; Văn bản số 96/BC-UBND ngày 06/8/2014 của UBND tỉnh Bình Định về việc báo cáo tình hình thực hiện năm 2014 và đề xuất kế hoạch thực hiện năm 2015 của Chƣơng trình.

Bên cạnh đó, các sở, ban ngành, địa phƣơng trong tỉnh đầu tƣ cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu chủ yếu thông qua kinh phí thực hiện Kế hoạch PCTT và TKCN hàng năm và thực hiện lồng ghép vào các chƣơng trình, dự án, kế hoạch phát triển khác của ngành, địa phƣơng.

b, Triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về ứng phó với BĐKH

UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai các hoạt động từng bƣớc nâng cao nhận thức và năng lực về ứng phó với BĐKH cho các cấp, các ngành và cộng đồng dân cƣ trên toàn tỉnh. CCCO Bình Định đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hội thảo, tập huấn, tọa đàm,... nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu cho nhiều đối tƣợng trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2009 - 2010, Chƣơng trình Mạng lƣới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu đã hỗ trợ tổ chức 03 hội thảo Đối thoại, học hỏi, chia sẻ về ứng phó với biến đổi khí hậu tại thành phố Quy Nhơn, nhiều lớp tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực về đánh giá tình trạng d bị tổn thƣơng, lập kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu, tập huấn nâng cao năng lực về Quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng và thích ứng với biến đổi khí hậu cho 21 phƣờng, xã của thành phố Quy Nhơn; dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng tại khu vực ven biển và đảo Việt Nam hỗ trợ các lớp tập huấn phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng tại xã Phƣớc Thuận, huyện Tuy Phƣớc.

Từ năm 2011 - 2015, trong khuôn khổ Chƣơng trình Mạng lƣới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu đã tổ chức 08 hội thảo nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho cán bộ CCCO Bình Định, thành viên Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, cán bộ các sở, ban ngành, hội đoàn thế tỉnh Bình Định, cán bộ của 21 xã/phƣờng, các phòng ban, hội đoàn thể của thành phố Quy Nhơn, các phóng viên, biên tập viên báo đài trên địa bàn tỉnh Bình Định, các doanh nghiệp, đoàn viên thanh niên (các nội dung về: các khái niệm cơ bản về biến đổi

khí hậu, biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đánh giá tình trạng d bị tổn thƣơng, lập kế hoạch thích ứng, chính sách toàn cầu, thông tin cập nhật về biến đổi khí hậu); Tổ

chức 06 khóa tập huấn về CBDRM, đánh giá tình trạng d bị tổn thƣơng và lập kế

hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu, xây dựng bộ chỉ số chống chịu với biến đổi khí hậu, 02 khóa tập huấn kỹ năng truyền thông về biến đổi khí hậu, 01 khóa tập huấn về quản lý tổng hợp đới bờ tích hợp biến đổi khí hậu cho cán bộ các sở, ban ngành, hội đoàn thể và phòng ban của thành phố Quy Nhơn; đào tạo 01 nhóm tập huấn viên và triển khai 04 khóa tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và

CBDRM tại huyện Tuy Phƣớc; Nhiều hội thảo, tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng đã đƣợc tổ chức tại địa phƣơng; Tổ chức các hội thảo đối thoại, chia sẻ và học hỏi về BĐKH cho cán bộ các ngành, cấp tỉnh và thành phố Quy Nhơn.

Tổ chức 03 đợt truyền thông về phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai (PTGNRRTT) cho học sinh tại 3 trƣờng Tiểu học thí điểm tại thành phố Quy Nhơn; 03 khóa tập huấn kiến thức, kỹ năng PTGNRRTT cho các thành viên Đội xung kích và các hộ gia đình d bị tổn thƣơng của địa phƣơng tại thành phố Quy Nhơn; Tổ chức 05 đợt di n tập PTGNRRTT, ứng phó với BĐKH; Tập huấn phƣơng pháp giảng dạy PTGNRRTT cho giáo viên và triển khai tích hợp nội dung PTGNRRTT vào hoạt động của 03 trƣờng Tiểu học thí điểm.

Trong khuôn khổ dự án Mô hình truyền thông về rủi ro do biến đổi khí hậu và thích ứng tại các cộng đồng ven biển và châu thổ tại Việt Nam, CCCO Bình Định đã phối hợp nghiên cứu xây dựng và triển khai 02 mô hình truyền thông cho các nhà hoạch định chính sách và truyền thông cho cộng đồng dân cƣ về RNM; Tổ chức 02 hội thảo truyền thông về biến đổi khí hậu cho các nhà hoạch định chính sách cấp tỉnh; 01 buổi tọa đàm đối thoại chính sách (12/8/2014) cho lãnh đạo các Sở TN&MT, Xây dựng, NN&PTNT, Kế hoạch và Đầu tƣ thuộc các tỉnh Duyên hải miền Trung, có sự tham dự của đại diện Văn phòng Quốc hội, Bộ Xây dựng, Bộ KHCN và các tổ chức Quốc tế tại Việt Nam (ISET, GIZ, Quỹ Châu Á); Tổ chức 03 hội thảo đối thoại, chia sẻ và học hỏi, xây dựng tờ lịch, phim ngắn truyền thông về quản lý, bảo vệ và phát triển RNM.

CCCO Bình Định đã phối họp với các đơn vị liên quan tổ chức các hội thảo, di n đàn Quốc tế: Phối họp với Viện Môi trƣờng Stockholm (SEI) và Di n đàn các

nhà báo môi trƣờng Việt Nam (VFEJ) tổ chức hội thảo “Quy Nhơn năm 2050: Tầm nhìn phát triển trong bối cảnh biến đổi khí hậu” (13 - 15/7/2011) với sự tham dự của 25 nhà báo Việt Nam, 10 đại biểu từ các cơ quan Trung ƣơng và các tổ chức Quốc tế, 20 đại biểu địa phƣơng tham dự, thông tin đƣợc tuyên truyền rộng rãi trên các báo, đài; Phối hợp với Viện Chuyển đổi Môi trƣờng và Xã hội (ISET) tố chức chuyến tham quan học hỏi về Thích ứng với biến đổi khí hậu tại thành phố Quy Nhơn với chủ đề “Hội nhập khu vực Tiểu vùng sông Mekong trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Một cái nhìn cận cảnh” (từ 08 - 09/5/2013), với sự tham gia của đại diện các thành phố đối tác tại Thái Lan và Indonesia, các nhà tài trợ Quốc tế, cơ quan cấp Quốc gia và đại biểu tại tỉnh, đã có nhiều bài báo đƣa tin và tuyên truyền hoạt động này cả trên trang Youtube.

Xây dựng và phát hành các ấn phẩm truyền thông về biến đổi khí hậu: Sách “Sống chung với lũ”, sách “Bài học từ cơn bão Mirinae: biến đổi khí hậu và Đô thị hóa tại thành phố Quy Nhơn”, Bản khuyến nghị chính sách “Lập kế hoạch đô thị hóa thích ứng với biến đổi khí cho thành phố Quy Nhơn”, sổ tay tuyền thông “biến đổi khí hậu và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”; Xây dựng và phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định các phóng sự chuyên đề “Lũ ở vùng hạ lƣu sông Hà Thanh và những khuyến nghị nhằm hạn chế tác hại do “Lũ”, “Thiên tai, biến đổi khí hậu và công tác ứng phó tại thành phố Quy Nhơn”; phối hợp xây dựng và phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam chuyên đề “Thành phố ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Thƣờng xuyên đƣa tin tuyên truyền về các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trên Đài Phát thanh và truyền hình Bình Định, Báo Bình Định và một số báo thƣờng trú trên địa bàn tỉnh (Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Thanh niên, Báo Tuổi Trẻ). Trong đó, có cả bài báo truyền thông trên trang tin Reuters Châu Á.

c, Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai * Tổ chức ph ng ngừa

iải pháp phi công trình

Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (QLTTCĐ) là một trong những giải pháp tích cực phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, các hoạt động chủ yếu:

- Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phƣơng về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ:

+ Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giảng viên, tập huấn viên cấp huyện, cấp xã, đã tổ chức đào tạo 16 lớp với 208 học viên là cán bộ cấp huyện, cấp xã công tác PCTT;

+ Trang bị các dụng cụ cần thiết phục vụ cho giảng dạy, tập huấn tại cộng đồng và công cụ phục vụ phòng, chống thiên tai. Đã tổ chức thực hiện thí điểm 10 xã thuộc huyện Tuy Phƣớc, thị xã An Nhơn;

+ Cải tạo trụ sở cơ quan phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và hoàn thành vào tháng 12/2017, cơ quan có địa chỉ tại số 15 Lý Thái Tổ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định;

- Tăng cƣờng truyền thông giáo dục và nâng cao năng lực cộng đồng về QLTTCĐ:

+ Thành lập các Nhóm Hỗ trợ kỹ thuật cấp xã triển khai thực hiện Đề án tại các xã ƣu tiên. Tổ chức hoạt động đánh giá rủi ro thiên tai (RRTT) dựa vào cộng đồng từ đó xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai;

+ Tổ chức triển khai kế hoạch di n tập PCTT và huy động sự tham gia cộng đồng; Các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong tỉnh.

Đến nay đã tổ chức thực hiện thí điểm 10 xã của huyện Tuy Phƣớc và An Nhơn thuộc dự án WB5; 3 phƣờng Nhơn Bình, Thị Nại và Hải Cảng thuộc thành phố Quy Nhơn về đánh giá RRTT dựa vào cộng đồng. Riêng hoạt động tuyên truyền, truyền thông về thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai triển khai hầu hết các sở, ngành, địa phƣơng trong tỉnh.

Củng cố bộ máy điều hành Phòng chống thiên tai và TKCN các cấp

- Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp. Thực hiện vào tháng 03 đến tháng 05 hàng năm về kiện toàn Ban Chỉ huy các cấp;

- Củng cố đội ngũ làm công tác PCTT và TKCN các cấp; Có kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực phòng chống giảm nhẹ thiên tai (01 lớp/năm, 24 ngƣời/lớp). Thực hiện đƣợc tại 10 xã thuộc dự án WB5 và 3 phƣờng thành phố Quy Nhơn;

- Thành lập các tổ, đội xung kích PCTT và TKCN các cấp để chủ động triển khai hoạt động phòng ngừa, ứng phó. (01 tổ, đội/cơ quan, 20 - 30 ngƣời/tổ, đội). Đến nay củng cố 159 Đội xung kích PCTT và TKCN cấp xã trong đó nòng cốt là dân quân tự vệ và 11 đội xung kích PCTT và TKCN cấp huyện. Các đội xung kích thuộc Tỉnh đội, Tỉnh Hội, Tỉnh Đoàn đƣợc bổ sung hàng năm;

- Tập huấn về kỹ năng điều kiển phƣơng tiện tìm kiếm cứu hạn, sử dụng trang thiết bị bị để nâng cao năng lực TKCN 35 lƣợt ngƣời/năm. Lực lƣợng vũ trang tỉnh tổ chức tập huấn các Đội xung kích PCTT và TKCN trung bình 01 đợt/năm.

Nâng cao năng lực Phòng chống Thiên tai và TKCN của lực lượng vũ trang

Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh hàng năm tổ chức:

- Huấn luyện, di n tập về ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, phòng chống cháy nổ, cứu nạn, cứu hộ với 300 cán bộ, chiến sĩ/đợt di n tập;

- Bồi dƣỡng kiến thức nâng cao trình độ cho cán bộ trực tiếp làm công tác PCTT và TKCN với 35 cán bộ, chiến sĩ/lớp;

- Bảo dƣỡng vật tƣ thiết bị, vận hành phƣơng tiện để chủ động ứng phó bão lũ; Lập kế hoạch trang bị, bổ sung phƣơng tiện, vật tƣ thiết bị;

- Tranh thủ sự chỉ đạo và hỗ trợ về nguồn lực của các cấp chính quyền và bộ, ngành để tăng cƣờng năng lực, nâng cao hiệu quả công tác PCTT và TKCN.

Bảo đảm thông tin liên lạc cho Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp

Chỉ đạo các đơn vị triển khai biện pháp kiểm tra, bảo dƣỡng định kỳ các công trình, trang thiết bị thông tin - truyền thông, có phƣơng án đảm bảo mạng lƣới hoạt động thông suốt. Tổ chức trực canh 24/24 để kịp thời xử lý khi xảy ra sự cố; Chỉ đạo các doanh nghiệp bƣu chính, vi n thông triển khai lực lƣợng, phƣơng tiện,

trang thiết bị đảm bảo thông tin liên lạc trong toàn tỉnh. Phối hợp với lực lƣợng vũ trang tỉnh sử dụng mạng thông tin nội bộ phục vụ chỉ huy, điều hành ứng phó. Chuẩn bị máy phát điện dự phòng, thiết bị truyền dẫn, chuyển mạch, hệ thống điện thoại cố định và di động, xe thông tin di động GSM, xe thông tin di động vô tuyến, sóng ngắn, mạng thông tin chuyên dùng Inmarsa, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành PCTT và TKCN;

Đến nay, các hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành trong công tác PCTT và TKCN trong tỉnh chủ yếu là hệ thống của các doanh nghiệp bƣu chính vi n thông nhƣ Vi n thông Bình Định, Viettel Bình Định, Bƣu điện Bình Định. Các doanh nghiệp đã có kế hoạch PCTT và TKCN của ngành, bảo đảm thông tin liên lạc khi thiên tai; ƣu tiên đầu tƣ nâng cấp trang thiết bị thông tin liên lạc chuyên dùng; định kỳ bảo trì, bảo dƣỡng bảo đảm trang thiết bị hoạt động liên tục phục vụ chỉ đạo, điều hành PCTT và TKCN.

Di dời dân vùng ngập sâu, vùng ven biển chịu ảnh hưởng của bão, lũ

UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng phƣơng án di dời dân vùng ngập sâu, vùng ven biển chịu ảnh hƣởng của bão, lũ về nơi an toàn.

Tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt

Kết quả thực hiện từ năm 2016 - 2018 nhƣ sau:

- Dùng giống lúa ngắn ngày cho thu hoạch trƣớc tháng 11 đối với những vùng đồng bằng thƣờng xảy ra lũ lụt:

+ Hiện nay, cơ cấu giống lúa của tỉnh chủ yếu sử dụng giống lúa ngắn và trung ngày, trong đó trên chân ruộng sản xuất 3 vụ/năm chủ yếu sử dụng giống ngắn ngày; diện tích sử dụng chiếm trên 30% tổng diện tích;

+ Các doanh nghiệp sản xuất giống lúa tiến hành khảo nghiệm, sản xuất thử và đƣa vào cơ cấu giống một số giống lúa có thời gian sinh trƣởng ngắn nhƣ TBR 36, PC6, SV181, ANS1.

- Trồng cây trồng cạn trên đất lúa kém hiệu quả tăng thu nhập cho nông dân và phòng ngừa rủi ro thiên tai: Từ năm 2016 - 2018 thực hiện chuyển đổi cây trồng

Một phần của tài liệu baocao-danh-gia-khi-hau (Trang 92 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)