CUỘC CẢI TỔ CÔNG GIÁO THẾ KỶ XVI 1,1 Cuộc cải tổ từ địa phương

Một phần của tài liệu lich_su_giao_hoi_cong_giao_-_sach (Trang 154 - 157)

IV. GIÁO HỘI BÊN ĐÔNG PHƯƠNG 4,1 Những tòa giáo chủ cho dân Slave

CUỘC CANH TÂN GIÁO HỘ I CĐ TRENTÔ

CUỘC CẢI TỔ CÔNG GIÁO THẾ KỶ XVI 1,1 Cuộc cải tổ từ địa phương

1,1. Cuộc cải tổ từ địa phương

Chính lòng đạo đức và ưu tư tôn giáo đã khiến các nhà cải cách tách khỏi Roma, cũng đã khơi nguổn cho nhiều nỗ lực cải tổ trong lòng giáo hội Romạ Thường những nỗ lực này khởi từ hạ tầng. Sự trung thành với thánh phụ Phanxicô làm nảy sinhdòng Capucino (Lm Mt. Bascio, năm 1526). Tại nhiều thành phố Bắc Ý, có các hội "Diễn Giảng tình yêu Thiên Chúa" (Oratoire) gồm giáo dân và linh mục. Họ họp nhau, cầu nguyện chung và phục vụ bệnh nhân, phục vụ người cùng khổ. Các giám mục cũng xin tham giạ Trong đó có đức cha Giberti (+1543) trước từng phục vụ tại giáo triều Roma, nay hiến toàn thân cho giáo phận Veronạ Suốt 15 năm, người cải tổ giáo phận, chú trọng đến việc đào tạo giáo sĩ, tổ chức phụng vụ, mở Hàn Lâm Viện, các trung tâm huấn nghiệp và các viện cô nhị..

Dạng tu mới : tu hội giáo sĩ

Một thành viên khác của hội Diễn Giảng, linh mục Gaetan de Thiène, sáng lập hiệp hội linh mục năm 1524 : dòng Theatines, kết hợp sinh hoạt mục vụ hằng ngày với kỷ luật đời tụ Đó là khởi điểm các tu hội giáo sĩ như Barnabit do thánh Anton Zacaria, dòng Somaco do thánh Emilian ... và nỗi tiếng nhất là Dòng Tên do thánhIgnatio Loyola (1491-1556) sáng lập: Sau khi bị thương trong cuộc chiến, Ignatio hoán cải và ghi lại kinh nghiệm cá nhân trong cuốn "Linh Thao". Năm 1534, bảy sinh viên Paris đã tuyên hứa tại Montmartre, trở thành "Đạo Binh Chúa Giêsu" (La Compagnie de Jésus) được châu phê năm 1540. Các tu sĩ Dòng Tên có thêm lời khấn thứ bốn: vâng lời đức giáo hoàng, biểu lộ ý chí đáp ứng mọi nhu cầu của Giáo hội và thời đạị Các vị chuyên dạy học, lập học viên, hướng dẫn linh thao và truyền giáo tại các miền xa xôị Khi thánh Ignatio qua đời số tu sĩ Dòng của Người đã lên tới một ngàn.

Cũng giai đoạn này xuất hiện Dòng Trợ Thế của thánh Gioan Thiên Chúa (+1550) chuyên hoạt động bác ái, phục vụ bệnh nhân và người nghèọ

1,2. Công đồng TRENTO (1545-63)

"Công đồng, Công đồng" ! Cả thế giới kêu lên như vậy ! Đó là lời vị đại diện đức Giáo hoàng nói khi Luther đến nghị hội Worms do vua Carlos V triệu tập (1521). Thế nhưng công đồng bị trì hoãn khá lâụ Các cuộc chiến dai dẳng giữa hoàng đế với vua Pháp đã cản trở việc nhóm họp. Đức Adriano VI (1522-23) người Hà Lan (Vị cuối cùng không phải người Ý, cho đến đời đức Gioan Phaolô II), nhận thức và tố cáo các tệ lạm, nhưng đời giáo hoàng của người lại quá ngắn. Kế vị ngài là đức Clêmentê VII liên minh với vua Francois I, khiến quân đội Đức, một số thuộc nhóm Luther, đã đến tàn phá Roma vào tháng 5-1527. Chỉ cần bảy ngày, Roma trở nên "thây ma bị cắt từng mảnh", còn Carlos Quinto thì chối trách nhiệm, ông

nói : "Tất cả là do bản án Thiên Chúa chứ không do mệnh lệnh của tôi".

Đức Phaolô III (1534-49) lên ngôi, tuy đã 67 tuỗi, nhưng cương quyết triệu tập công đồng. Người lập một ủy ban cải tổ theo tinh thần Erasme gồm nhiều hồng y danh tiếng như Contarini, Sadolet, Reginald Polẹ.. Thế nhưng, dần dần khuynh hướng tự vệ lại thắng thế. Năm 1542 Bộ Thánh Vụ (Nay là Thánh bộ Giáo lý Đức tin), được lập ra để ngăn chặn sự lan tràn của lạc giáo, vì bề trên dòng Capucino cũng đã theo cải cách.

Sau ba lần tuyên bố triệu tập mà không thành, cuối cùng công đồng Trentô (Tridentino) được khai mạc ngày 13.12.1545. Những trở ngại chính bấy giờ là : vua Pháp sợ công đồng sẽ tăng uy tín cho Carlos Quinto, trong khi hoàng đế yêu cầu đừng kết án giáo lý của Tin Lành. Phái Tin Lành thì đòi cho giáo dân tham dự. Ngoài ra còn vấn đề tài chính và địa điểm.

a/ Diễn biến công đồng Thành phố Trentô nằm ở trung tâm dãy Alpes thuộc quyền Carlos V. Người ta hy vọng người Đức sẽ đến dự. Khởi đầu công đồng chỉ có 34 thành viên, đại diện cho Giáo hội phổ quát gồm 500 Giám mục. Con số gia tăng dần và đạt mức tối đa là 237 vị trong những phiên họp cuốị Hầu hết các giám mục thuộc vùng Địa Trung Hải, trong đó các giám mục Ý chiếm đến ba phần tư. Các giám mục Pháp chỉ đến đông vào giai đoạn chót. Không nên nghĩ về Trento theo kiến thức về công đồng Vatican I và Vatican IỊ Ở đây có sự can thiệp của các đại sứ, ông hoàng, có lễ hội, có chuyện tranh giành chỗ ngổi xen lẫn với nỗi kinh hoàng vì dịch tễ và chiến tranh.

Công đồng Trentô chỉ được các đại diện Giáo hoàng chủ tọa, nên đôi khi phải chờ hỏi ý kiến Giáo hoàng trong những quyết định quan trọng. Công đồng có đến 25 phiên họp, ngắt thành ba thời kỳ :

* Thời đức Phaolô III, họp tại Trentô (1545-47) rổi phải chuyển đến Bologne (1548-49) vì lý do ôn dịch.

* Đức Julio III tái nhóm công đồng từ 1551-52. Riêng phiên họp 15 có phái đoàn Tin Lành Đức tham dự. Chiến tranh đã khiến công đồng phải hoãn lạị

Nhưng giáo hoàng Phaolô IV lại chủ trương cải tổ không cần công đồng, người củng cố Tòa Tra, thiêu hủy những sách xấụ Nhiều hồng y cũng thuộc vào đối tượng bị truy lùng. Sách của Erasme bị đốt. Việc dịch Kinh Thánh bị cấm đoán.

* Đức Piô IV triệu tập lại công đồng (1562-63), và hồng y Morone, một nạn nhân của đức Phaolô IV đã bế mạc. Ngày 3 và 4-12-1563, các nghị phụ hiện diện đã ký nhận tất cả các nghị quyết từ năm 1545, hồng y Lorraine đưa ra 11 lời tung hô ; người ta chia tay nhau, ôm hôn từ biệt và khóc lên vì vui mừng.

b/ Những quyết định của công đồng

Chưa từng có Công đồng nào hoàn thành được một công trình đáng kể như thế. Trento đã xác định khá nhiều điểm tín lý và thúc bách cải tổ trong mọi lãnh vực mục vụ. Nhiều văn kiện là kết quả của những suy tư lâu dài như về ơn công chính hóa, việc hợp tác của con người trong ơn cứu độ, về truyền thống Giáo hội, bảy bí tích, tổ chức hàng giáo sĩ... Một số bản văn cũng có màu sắc chống Tin Lành như việc cấm cử hành phụng vụ theo ngôn ngữ địa phương. Trong các quyết định mục vụ, việc yêu cầu thiết lập chủng viện đã đem lại những kết quả lớn lao trong tương laị

c/. Các Giáo hoàng áp dụng công đồng

Công đồng trao phó cho các giáo hoàng trách nhiệm áp dụng công đồng. Đức Pio IV ban hành nhiều sắc lệnh và lập một ủy ban tám hồng y để thực hiện. Đức Pio V (OP, 1566-72) một vị thánh, lần lượt xuất bản sách giáo lý Roma quen gọi là sách giáo lý Tridentino ; xuất bản sách nguyện và sách lễ Romạ Một bản văn Phụng vụ cho mọi nơi, bãi bỏ các phụng vụ chưa được hai thế kỷ. Những phụng vụ cổ kính như Milan, Lyon, Đa Minh ... vẫn được lưu giữ.

Đức Gregorio XIII (1572-85) sửa lại lịch cũ bằng cách bớt mười ngày, sau mùng 4 là ngày 15-10-1582, để mùa màng được chính xác. Người lập nhiều học viện và chủng viện, trong đó có đại học Gregoriana, và cắt đặt nhiều khâm sứ thường trực bên các chính quyền.

Đức Sixto V (1585-90) tổ chức giáo triều thành 15 thánh bộ với 70 hồng y, nhằm hỗ trợ giáo hoàng điều hành Giáo hội và Nước Tòa Thánh. Năm 1614, đức Phaolô V ấn hành sách lễ nghi Roma gồm bản văn và nghi lễ cử hành bí tích.

Thành phố Roma ngày càng đẹp, xứng đáng với thủ đô của thế giới Công giáọ Vòm đền thờ Phêrô hoàn thành năm 1590. Sang thế kỷ sau, Bernin hoàn tất công trình với 372 cột ở quảng trường. Năm Thánh 1600, người ta ước tính khoảng ba triệu du khách đến viếng thăm Romạ Tại các nước Công giáo, việc áp dụng công đồng phụ thuộc phần nào vào các vị vuạ Vua Felipe II, Tây Ban Nha nhanh nhẹn nhận các quyết định của Công đồng, nhưng "trừ những gì thuộc quyền đức vua". Ở Đức, các ông hoàng muốn cho linh mục được kết hôn. Còn tại Pháp các vua nghĩ rằng quyền lợi mình bị hạn chế trong việc đặt giám mục, nên cấm phổ biến công đồng cho tới năm 1615.

1,3. Nhân lực và dòng tu sau Trento

Công đồng đi vào sinh hoạt Giáo hội là nhờ khá nhiều nhân vật đã cống hiến toàn bộ năng lực mình để loại bỏ những lạm dụng cũ, huấn luyện tín hữu và đào tạo hàng giáo sĩ. Nhưng có một số lại muốn đấu tranh với Tin Lành, tái chiếm các lãnh Thổ đã mất, đôi khi còn dùng đến vũ khí. Chính vì thế nhiều người hay lẫn lộn cải tổ với chống cải cách, dù hai khía cạnh này khác nhau hẳn.

a/ Phêrô Canisiô và Carolo Borromeo

Thánh Phêrô Canisiô (SJ, 1521-97) gốc Hà-lan, đã rong ruổi khắp Âu Châu và cách riêng vùng German để thực hiện không mỏi mệt cuộc cải tổ Công giáọ Là cố vấn nhiều ông hoàng và giám mục, người ưu tiên cho việc giáo dục tôn giáo, lập nhiều học viên, xuất bản nhiều sách giáo lý (được tái bản đến 550 lần).

Tại Milan, thánh Carolo Borromeo (1538-84) là vị tiêu biểu cho mẫu giám mục theo công đồng Trentọ Người sống thật khổ hạnh, triệu tập các công đồng tỉnh và địa phận, thiết lập các học viện và chủng viện. Nhiệt tâm của người trong cơn dịch 1576 đã để lại ấn tượng mạnh. Những quyết định của người được phổ biến trong các công vụ Milan và cuốn "Chỉ nam các vị giải tội", lan rộng khắp Âu Châu Công giáo ngay khi người còn sống.

b/ Phát triển linh đạo và dòng tu

Tại Tây Ban Nha, nhằm cảnh giác không cho lạc giáo xâm nhập, Tòa Tra truy lùng các Alumbrados (những người được mạc khải), đôi khi cũng không tha những nhà linh đạọ Tuy nhiên, vì không có chiến tranh tôn giáo, đời sống tâm linh và nhiều dòng tu có cơ hội phát triển. Thánh Têrêsa Avila (1515-82), sau khi đi sâu vào đời sống thần bí, đã thiết lập tu viện Cát- Minh cải tổ đầu tiên tại Avila năm 1562. Từ đó đến cuối đời, thánh nữ đi khắp Tây ban Nha, xây dựng nhiều đan viện Cát Minh cải tổ nữ cũng như nam, nhờ sự hợp tác của thánh Gioan Thánh Giá (1542-91), vị thánh ngay giữa gian nan thử thách, đã diễn đạt kinh nghiệm thiêng liêng của mình qua những áng thơ kiệt xuất trong văn học Tây Ban Nhạ

Tại Roma, thánh Philiphê Nêri (1515-85) chủ trương khác hẳn với thánh Ignatio, vì ít chú trọng đến cơ cấu và thích linh động sáng tạọ Người qui tụ không chính thức các giáo hữu và linh mục để cầu nguyện, ca hát, giải thích Kinh Thánh rổi dấn thân phục vụ bệnh nhân và khách hành hương. Đó là hội "Diễn Giảng" mà các thành viên chỉ ràng buộc với nhau bằng tình cảm và giao tế hằng ngàỵ Nhờ những hội viên danh tiếng như hồng y sử gia Baronius, nhóm phát triển vượt ra ngoài Roma và Ý.

Khắp nơi, các dòng tu đều phát triển nhanh chóng. Dòng Tên lên đến 15.000 tu sĩ (1650), Capucino thì 20.000. Trong nhiều thành phố Âu Châu, số tu viện tăng nhanh - nghĩa là tài sản giáo hội gia tăng - khiến các hội đồng thành phố phải e ngạị

Với các dòng nữ, việc phục hổi kỷ luật sơ khai được đề cao, còn việc đổi mới thì bị Roma và các giám mục cản trở. Theo châm ngôn thời đó, phụ nữ phải có chồng hoặc có tường (đan viện). Nên các dòng nữ Ursulines do Sta Angela Merici lập và dòng Thăm Viếng (1610) do thánh Francois de Sales và mẹ Jeanne de Chantal lập, vẫn phải duy trì hình thức viện tụ Điều

này cản trở không ít lý tưởng hoạt động giáo dục và xã hội của chị em. c/ Cách hiểu khác chữ "Công giáo"

Công đồng Trento đã khoác cho Giáo hội một bộ mặt được gìn giữ đến thời gian gần đâỵ Chữ "Công giáo" biểu thị một nhóm kitô hữu riêng biệt, phân biệt với Tin Lành và Chính Thống. Công đồng tạo nên một Giáo hội vững chắc, có phẩm trật rõ rệt và quyền hành tập trung vào một thủ lãnh vào đức giáo hoàng. Công đồng đã hội nhập quá khứ vào hiện tại cách hài hòa, nhưng lại thinh lặng trước nhiều vấn đề mới như những biến chuyển khoa học, kinh tế, xã hộị

Cuộc canh tân Giáo Hội - CĐ. Trentô

Một phần của tài liệu lich_su_giao_hoi_cong_giao_-_sach (Trang 154 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)