IV. GIÁO HỘI BÊN ĐÔNG PHƯƠNG 4,1 Những tòa giáo chủ cho dân Slave
CUỘC CANH TÂN GIÁO HỘ I CĐ TRENTÔ
IỊ VIỆC PHÁT TRIỂN TÔN GIÁO THẾ KỶ XVII 2,1 Liên đới giữa các nhóm Tuyên Tín
2,1. Liên đới giữa các nhóm Tuyên Tín
Trong thế kỷ của "chủ nghĩa độc tài" này, các vị vua, dù Tin Lành hay Công giáo, đều nghĩ mình là thủ lãnh của mọi tổ chức trong nước kể cả các giáo hội, đưa đến chính sách quốc giáọ Tôn giáo phải phục vụ cho nhu cầu chính trị. Họ không hề nhượng bộ dù phải chấp nhận nghịch lý, thí dụ nước Pháp liên minh chặt chẽ với các ông hoàng Tin Lành và cả Thổ Nhĩ Kỳ khi chống lại hoàng đế Đức và vua Tây Ban Nha là những kẻ bảo vệ phía Công giáọ Nhưng ngay trong nước Pháp, anh em Tin Lành ngày càng bị phân rẽ.
a/ Trận chiến Ba Mươi Năm (1618-48)
Hoàng đế Đức không mất hy vọng tái lập hoàn toàn đạo Công giáo trong các nước thuộc đế quốc. Việc từ chối nhượng bộ người Tin Lành xứ Bohême đã tạo nên các phe đối nghịch của chiến tranh 30 năm. Giai đoạn đầu, Fernando II chiến thắng Qua sắc lệnh "Bồi Hoàn"
(Restitution,1629), ông buộc đối phương phải trả lại cho người Công giáo trong đế quốc những tài sản đã chiếm được từ năm 1552. Thế là phía Tin Lành liền liên minh với Thụy Sĩ và Pháp. Cuộc xung đột lan rộng khắp Âu-châu và kết thúc với hiệp ước Westphalie năm 1648. Tin Lành được lại tình trạng năm 1618, Giáo hội Calvin được nhìn nhận. Đức
Innocente X lên tiếng phản đối những khoản qui định về tôn giáo, nhưng từ nay quyền Giáo hoàng đã bị loại ra khỏi những quyết định chính trị thế giớị
b/ Tại quần đảo Anh
Tại Anh quốc, chính quyền bắt bớ những người Công giáo hoặc Tin Lành từ chối các tham dự các lễ nghi Anh giáọ Từ 1620, một số nhóm Tin Lành ly khai ở đây di cư qua Mỹ châu để sống niềm tin của mình. Năm 1649, vua Charles I bị Olivier Cromwell cầm đầu các nhóm ly khai đánh bại và hành quyết. Cromwell nhân danh Kinh Thánh để tàn sát những người Ái Nhĩ Lan không chịu bỏ niềm tin Công giáọ Năm 1660, vua Charles II dành lại vương quyền, nhưng số phận người Công giáo không có gì thay đỗị Năm 1673, đạo luật "Trắc-nghiệm" (Bill of Test) buộc những ai nhận các chức vụ công cộng phải tuyên thệ chống Công giáọ Năm 1681, tỗng giám mục Armagh bị treo cổ.
c/ Điểm sáng khoan dung và đại kết
Dầu sao thế kỷ này cũng có một số tâm hồn hiếu hòa cổ võ việc đại kết. Người ta thường nhắc đến triết gia Leibniz (1646-1716). Khởi đầu, giám mục Spinola (0fm), bạn của hoàng đế Leopold I, quan hệ với một đan viện trường phái Luther là Molanus tại Hanovre và với Leibniz. Một bản văn nền tảng được soạn năm 1683 là : "Các qui luật nhằm hiệp nhất toàn thể Kitô hữu". Về sau Bossuet và Leibniz trao đổi với nhau rất nhiều thư từ (1691-94). Tuy nhiên họ không hiểu nhau được : Bossuet nghĩ Leibniz phải trở thành Công giáo trong khi ông này lại chủ trương duy trì nhiều cách cảm nghiệm kitô-giáo và mong muốn người ta khoan áp dụng Trento, để chờ một công đồng mớị
d/ Chính Thống gặp nghịch cảnh chính trị
(Ukraine), đế quốc Nga và đế quốc Thổ. Quả là khó khăn nếu muốn duy trì sự hiệp nhất trong đức tin và phụng vụ. Vua Ba Lan cố gắng đưa dân Slave theo nghi thức Byzantin trở về với Romạ Cuộc hiệp nhất Brest-Litovsk (1596) đã khai sinh Giáo hội Uniates với giáo tòa Kiev. Uniates là cách gọi những giáo hội Đông phương tái hiệp nhất với Roma, nhưng vẫn được phép giữ các tập tục xưa về ngôn ngữ phụng vụ và hôn nhân linh mục.
Vì những trung tâm trí thức tại đế quốc Ottoman không còn nữa và tại Nga thì ít phát triển, nên nhiều vị lãnh đạo Chính Thống đã được đào tạo tại Tây phương, và chịu ảnh hưởng ít nhiều giáo thuyết của Cải cách hoặc của công đồng Trentọ Năm 1629, giáo chủ
Constantinople là Ciryllo Lukaris chọn theo giáo thuyết Calvin, gây nên nhiều chống đối và kết án. Ngược lại giáo chủ Kiev là Phêrô Moghila thì tuyên tín năm 1640 và xuất bản sách giáo lý 1645 theo Trento (dù vẫn chối quyền tối thượng của Đức Giáo hoàng và tín lý "Filioque"). Dosithée, giáo chủ Giêrusalem, cũng theo hướng đó. Cũng cần nói thêm yếu tố phụ là các đại sứ phương tây ở Constantinople, vốn là Công giáo hay Tin Lành. Họ giúp các thừa sai, nếu không chiêu hổi được người Hổi giáo, thì cố gắng đưa những người Chính Thống vào Công giáo vậỵ
Trong đế quốc Nga, giáo chủ Mascơva là Nikon (1652-58) khởi sự công việc cải tổ các tập tục "Nga" để loại bỏ những dấu vết Chính Thống giáo Hy-lạp. Việc đó đã đưa đến cuộc ly giáo (Raskol) của hàng triệu Cựu-tín-hữụ Thủ lãnh của nhóm này là Pêtrovitch Avvakoum đã phản kháng mạnh mẽ và bị đưa lên dàn hỏa thiêu năm 1682. Hiện nhóm ly khai này vẫn còn tổn tạị
e/ Sự đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ
Chiến thắng của tướng Don Juan với hải quân Thổ tại vịnh Lepante 1571 không đem lại kết quả mong muốn, ngoại trừ việc phát triển lòng cùng mộ kinh Mân côị Quân Thổ vẫn tiếp tục tiến chiếm các đảo Hy-lạp, dành lấy đảo Crète khỏi tay người Venise năm 1669, và đe dọa miền nam Ba-lan cũng như các nước thuộc Áo quốc. Mỗi ngày vào buỗi trưa, trong các nước thuộc Đức đều vang lên "Hồi chuông cho Thổ Nhĩ Kỳ". Đức Innocente XI (1676-89) tích cực hoạt động ngoại giao để qui tụ liên minh chống Thổ Nhĩ Kỳ ; Ngài là vị bảo trợ chính cho liên quân. Ngày 12-9-1683, vua Gioan Sobieski đứng đầu quân Ba-lan và hoàng gia đã buộc quân Thổ phải rút khỏi Viennẹ sau đó là cuộc tỗng phản công, Budapest và Belgrade được tái chiếm. Các dân tộc Kitô giáo được an ủi lớn lao và niềm vui ấy bộc lộ qua việc phát triển nghệ thuật Baroque khắp miền Đông Âu nàỵ
2,2. Giám mục mới, Linh mục mới
Dù cho nhà vua không đồng ý, năm 1615, các giám mục Pháp quyết định thực hiện những sắc lệnh của công đồng Trentọ Nhiều giám mục khởi xướng cuộc cải cách trong mọi lãnh vực mục vụ. Các nhà linh đạo mới đã đào tạo một mẫu linh mục mới sẽ canh tân dân Thiên Chúạ Âm thầm hơn, nhiều phụ nữ cũng góp phần trong việc cải tỗ.
a/ Thánh Phanxicô Salêsio (1567-1622)
Thánh Phanxicô Salêsio, giám mục Genève Annecy, sống theo gương thánh giám mục Carolo Borromeọ Ngài có ảnh hưởng rộng lớn về linh đạo giáo dân và tu sĩ linh mục qua hai tác phẩm : "Dẫn vào đời sống thánh thiện" (1608) và "Khảo luận về Tình Yêu Thiên Chúa" (1616). Tinh thần của thánh Phanxicô Salêsio có đặc tính nhân bản, lạc quan, với lối giảng thuyết đơn sơ theo tinh thần Phúc Âm. Cùng với thánh Jeanne de Chantal (+1641), ngài lập dòng Thăm Viếng năm 1610.
b/ Trường phái linh đạo Pháp
Hồng y Pierre de Bérulle (1575-1629) nhờ Madame Acarie giúp đỡ, đã đưa dòng Cát Minh cải tổ vào Pháp, ý thức sự cao cả của chức vụ linh mục, Ngài thiết lập hội linh mục Diễn Giảng(Oratoire 1611) để tán dương Đức Giêsu linh mục và cải tổ đời sống linh mục. Các linh mục trong hội này phục vụ giáo phận theo ý giám mục như các linh mục triềụ Các môn sinh của hồng y Bérulle truyền bá linh đạo của ngài, mỗi người có nét độc đáo riêng. Nhưng tất cả
đều bận tâm với việc loan báo tin mừng cho đại chúng và chú trọng việc đào tạo linh mục. Gioan Eudes (1601-80) lậpdòng Eudist năm 1643, phổ biến lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsụ Việc tôn sùng này cũng được thánh nữ Magarita Maria Alacoque (Paray-le-Monial, 1673) cổ động. Cha Olier (1608-1657) lập hội Xuân Bích năm 1642, nhằm đào tạo hàng giáo sĩ.
Vị đại thánh của thế kỷ là thánh Vinhsơn Phaolô (1581-1660) đã rời Landes về Paris để phục vụ Giáo hộị Với tinh thần thực dụng : "Hãy yêu mến Chúa qua đôi bàn tay và giọt mổ hôi trên khuôn mặt", ngài sáng lập dòng truyền giáo Lagiarist năm 1632 để đi từ làng này qua làng khác giảng Tin Mừng cho dân quê. Cùng với thánh Louise Marillac, Ngài lập dòng Nữ Tử Bác Ái (1633) để phục vụ dân nghèọ
c/ Lập các chủng viện
Tất cả các nhân vật trên đều quan tâm đến việc đào tạo Linh mục. Thời đó chưa có điều kiện nào rõ rệt đòi hỏi người muốn tiến tới chức linh mục. Dần dần nhiều sáng kiến đã nảy sinh. Adrien Bourdois (+1655), tại họ đạo Nicolas huấn luyện cho các thỉnh sinh biết coi sóc thánh đường và cử hành phụng vụ trang nghiêm. Thánh Vinhsơn Phaolô với các đợt tĩnh tâm 11 ngày giúp các tiến chức về những điểm chính của thần học và tác vụ thánh. Sau đó, ngài đề ra một dạng thường huấn cho giáo sĩ qua các buỗi hội thảo Thứ Ba (hằng tuần). Rổi Ngài qui tụ các ứng sinh linh mục gia nhập học viện với thời gian lâu dài hơn ... Những chủng viện đúng nghĩa ra đời giữa thế kỷ XVII nhưng phải đến đầu thế kỷ XVIII mới có chủng viện cho tất cả các địa phận.
Các giám mục ủy thác việc điều hành chủng viện cho các cha dòng Oratoire, Xuân Bích, Lagiarist, Eudist ... Thời gian đào tạo tăng dần từ vài tháng đến một năm vào cuối thế kỷ XVII rổi lên hai năm. Mới đầu chủ yếu huấn luyện về luân lý và tôn giáo, sau thêm việc nghiên cứu và trí thức. Các chủng viện đã góp phần tạo nên một mẫu linh mục vẫn còn giá trị cho đến nay : nhân vật tách biệt với thế gian qua y phục và lối sống, dâng lễ mỗi ngày, nguyện kinh thần vụ và ý thức trách nhiệm mục vụ với bổn đạọ
2,3. Biến đổi nơi tín hữu
Nhờ có hàng giáo sĩ được đào tạo kỹ lưỡng hơn, đời sống đạo của tín hữu được nâng caọ Các vị thẩm quyền tìm cách loại bỏ dần những lễ hội dân gian và những tập quán tôn giáo bình dân thời trước. Đầu thế kỷ XVIII, nhằm bỗ sung những thiếu sót của các linh mục xứ, nhiều "tập thể truyền giáo lưu động" đã đến các họ đạọ Đó là các tu sĩ hoặc các hội linh mục. Tại mỗi nơi, họ sinh hoạt nhiều tuần lễ, giúp dân hiểu về đạo, giải thích các kinh căn bản và cổ võ thực hành đạo tối thiểu như xưng tội rước lễ mùa Phục sinh. Đến cuối thế kỷ, khi các cha xứ đã được đào tạo kỹ hơn, công tác được chuyển thành những khóa học định kỳ giúp đào sâu đời sống kitô hữụ Thánh Grignon de Monfort (+1716) thuộc thế hệ thứ hai của các nhà truyền giáo loại nàỵ
Tại mỗi giáo xứ, các cha sở cố gắng giúp bổn đạo sinh hoạt tôn giáo đều đặn : rửa tội sau khi sinh vài ngày ; thêm sức mỗi dịp giám mục về thăm ; tại các vùng nông thôn hầu như không ai bỏ rước lễ mùa Phục sinh ; Việc rước lễ lần đầu ngày càng trọng thể ; Việc dự lễ chủ nhật trở nên điều hòa hơn, nhưng các giáo hữu dự lễ theo cách của họ là đọc kinh, lần chuỗị Linh mục chỉ nói tiếng địa phương khi thông báo hoặc giảng sau Phúc âm. Trong việc sùng mộ Thánh Thể người ta ít nhấn mạnh việc rước lễ thường xuyên cho bằng việc tôn thờ Thánh Thể và các buỗi rước kiệu lễ "Săng-ti" .
Về việc huấn giáo :
Các cha sở ý thức trách nhiệm huấn luyện các Kitô hữu từ thơ ấu qua các giờ giáo lý chủ- nhật. Dần dần mỗi địa phương có sách giáo lý riêng. Nhưng giáo lý chủ nhật thôi chưa đủ, các tín hữu quảng đại mở những trường miễn phí trong khuôn khổ xứ đạọ Người có sáng kiến này tại Lyon là Charles Démia (+1689). Thánh Fourier và chân phước Alix le Clerc lập dòngNữ Kinh sĩ Augustin(Dòng Đức Bà) năm 1597, với mục đích ban đầu là mở trường
miễn phí cho thiếu nữ. Thánh Gioan de la Salle(+1719), kinh sĩ nhà thờ chính tòa Reims, sáng lập dòng "Sư huynh các trường công giáo" (1684) nhằm cung cấp giáo viên dạy trẻ em nghèo bằng ngôn ngữ thường ngàỵ
Lòng nhiệt thành của tín hữu thời này còn được biểu lộ qua các hiệp hội bác ái và đạo đức, như hội các bà Bác Ái do thánh Vinhsơn Phaolô lập. Tuy nhiên các nhà giảng thuyết thời này chưa giúp cử tọa ý thức trách nhiệm xã hội của mình. Các vị thường cổ động việc làm phúc bố thí.
Tất cả những hoạt động trên góp phần tổ chức một Giáo hội đồng nhất trang trọng hơn, thần bí hơn. Người tín hữu thuộc giáo lý hơn, giữ đạo đều đặn hơn ... Ảnh hưởng cuộc canh tân thế kỷ XVI đã kéo dài đến thời gian gần đây, đôi khi còn được kể lại với lòng luyến tiếc.
TOÁT YẾU
Cải tổ Giáo hội không nhất thiết phải đưa đến ly giáọ Cuộc canh tân Giáo hội thế kỷ XVI trải qua bốn giai đoạn :
1. Ban đầu là ước muốn cải tổ từ địa phương của các tu sĩ, giáo dân và Giám mục. Các tu hội giáo sĩ xuất hiện, nỗi bật nhất là dòng Tên, khẳng định ý chí muốn đáp ứng nhu cầu thời đạị 2. Tiếp theo, các Đức Giáo hoàng trực tiếp đảm nhiệm việc cải tổ. Nếu đôi khi các Tòa Tra có những hoạt động nặng màu sắc bảo vệ, ngăn cấm thì nói chung các Giáo hoàng đã nỗ lực tối đa trong việc tổ chức Công đồng Trentọ Vượt qua mọi khó khăn chính trị, các Giám mục đã nhất tâm xác định các nội dung tín lý và đề ra phương án thực hiện rõ rệt.
3. Áp dụng công đồng : Các Giáo hoàng đã tổ chức những ủy ban đặc biệt, cải cách hồng y đoàn, phổ biến giáo lý và phụng vụ chung. Các Giám mục cũng nhiệt tình tổ chức việc thực hiện công đồng trong địa phận. Các dòng tu cũng cải tổ và phát triển nhanh, góp phần đem lại cho Giáo hội một chân dung mớị
4. Yêu cầu thiết lập chủng viện của Trento đã đem lại những kết quả lớn nhất. Nhiều hội dòng như Oratoire, Xuân Bích, Lagiarist, Eudist... góp phần tổ chức chủng viện cho mỗi địa phận, đào tạo các linh mục hết mình với công tác mục vụ. Nhờ đó các tín hữu ở những vùng xa xôi nhất đều có nhiều điều kiện hơn để học hỏi giáo lý và tham gia phụng vụ, bí tích. Các phong trào giáo dục và bác ái ngày càng được hưởng ứng hơn.