1.2.3.1. Quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật là cơ sở, là nền tảng của CSR. Đây là tiêu chí ràng buộc cho các doanh nghiệp phải hƣớng tới và phải thực hiện để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao. Các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp khi đã tuân thủ theo các quy định của pháp luật thì sẽ tạo đƣợc một môi trƣờng pháp lý, trong đó các doanh nghiệp hoạt động theo một mục tiêu đúng đắn, tạo nên môi trƣờng kinh doanh công bằng, bình đẳng, thông thoáng và tạo sự gần gũi giữa các doanh nghiệp với nhau. Quy định của pháp luật là yêu cầu tối thiểu và bắt buộc đối với doanh nghiệp nhƣ đã kinh doanh thì phải đóng thuế cho nhà nƣớc và không đƣợc làm tổn hại tới môi trƣờng sinh thái, môi trƣờng sống của cộng đồng.
Tuy nhiên, pháp luật không thể là căn cứ phán xét một hành động là có đạo đức hay vô đạo đức trong những trƣờng hợp cụ thể mà nó chỉ thiết lập những quy tắc cơ bản cho những hành động đƣợc coi là có trách nhiệm trong kinh doanh.
1.2.3.2. Nh n th c cậ ứ ủa xã hội
Khi xã hội phát triển cao đồng nghĩa với mức sống của cộng đồng đƣợc nâng cao, do đó nhu cầu của con ngƣời cũng phát triển theo. Theo Abraham
Maslow thì con ngƣời càng cố gắng thỏa mãn những nhu cầu và khi nhu cầu nào đó đƣợc thỏa mãn lại xuất hiện những nhu cầu tiếp theo, ban đầu là nhu cầu sinh lý (ăn, mặc, ở,…); sau đó đến nhu cầu an toàn, đƣợc bảo vệ; nhu cầu xã hội (các vấn đề về tình cảm); nhu cầu đƣợc tôn trọng, đƣợc công nhận, có địa vị; cuối cùng là nhu cầu tự khẳng định, tự phát triển và tự thể hiện mình.
Nhận thức và sự phát triển của xã hội càng cao thì càng đòi hỏi khắt khe hơn đối với doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến con ngƣời nhƣ trách nhiệm về an toàn, an sinh và bảo hiểm của ngƣời lao động; các tiêu chuẩn về khí thải, bảo vệ nguồn nƣớc, xử lý rác thải đảm bảo nâng cao đời sống và phát triển bền vững. Do vậy, đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng, đặc biệt là các vấn đề an sinh xã hội, phát triển bền vững.