Nguyễn Khắc Viện, Vietnam: A Long History (Hà Nội: NXB Thế Giới, 1993), 342.

Một phần của tài liệu nghiencuuquocte-net-65-su-kien-nhan-van-giai-pham1 (Trang 27 - 28)

28 khuyến khích chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong rộng rãi quần chúng. Văn học và nghệ

thuật ở Việt Nam tự hào đã hoàn thành sứ mệnh này.”76 Thực tế cho thấy sứ mệnh của văn nghệ là nhằm phục vụ đảng và cách mạng vẫn là chính sách của đảng và nhà nước cho đến cuối những năm 1980. Tại Đại hội Đảng lần thứ 5 năm 1982, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã làm rõ rằng chính vì vụ việc Nhân Văn – Giai Phẩm, mà văn học và nghệ thuật phải được phát triển trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin,” và trách nhiệm của tất cả các tác giả

và quan chức văn hóa là phải chống lại “các khuynh hướng tư sản và chủ nghĩa cơ hội trong văn học và nghệ thuật.”

Hầu như tất cả những vấn đề đặt ra bởi các nhà trí thức trong những năm 1950 vẫn còn nguyên đối với các nhân vật bất đồng chính kiến trong những năm 1990 và vào đầu thế

kỷ mới: tự do tư tưởng, tự do báo chí, dân chủ hóa, minh bạch hơn nữa trong quá trình ra quyết định của đảng và nhà nước, vai trò lớn hơn cho Quốc Hội, và việc thực hiện nền pháp trịđối với tất cả mọi người, bao gồm cảĐảng.

Vụ việc Nhân Văn – Giai Phẩm vẫn đóng vai trò quan trọng vì nó tiếp tục là mấu chốt tập hợp lực lượng những người yêu cầu đảng xem xét lại vấn đề và phục hồi danh dự

cho các nạn nhân. Không phải là một sự trùng hợp rằng khi Nguyễn Đan Quế thành lập chi nhánh Việt Nam của tổ chức Ân xá Quốc tế ông đã gọi nó là “Cao trào của Phong trào chủ

nghĩa Nhân văn.” Một số nhà bất đồng chính kiến hàng đầu hiện nay yêu cầu sửa chữa sai lầm trong vụ việc, bên cạnh những yêu cầu khác. Ví dụ, trong một bức thư gửi đến Tổng Bí thưĐỗ Mười vào ngày 2 tháng Một năm 1996, La Văn Lâm (?) đã yêu cầu đảng đảo ngược lại các cáo buộc bịa đặt [chống lại các tác giả và trí thức] trong suốt phiên toà xử vụ Nhân Văn – Giai Phẩm.” Bên cạnh những cuộc cải cách văn học, vụ việc trên vẫn còn là một biểu tượng cho những người ủng hộ việc tự do hóa kinh tế. Ví dụ, cả các trí thức gia và các nhà cải cách kinh tếđều vui mừng khi Tố Hữu bị cách chức trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 6 vào tháng Bảy năm 1986. Nhờ những việc mà Tố Hữu đã phục vụ cho đảng trong những năm 1950 và 1960, ông được thăng chức đều đặn, cuối cùng trở thành phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, và là ứng cử viên thay thế Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người đã nghỉ

hưu vào tháng Mười Hai năm 1986. Tuy nhiên, Tố Hữu cũng là người ủng hộ hàng đầu cho cuộc đổi tiền thiếu suy xét và được thực thi một cách yếu kém vào tháng Chín năm 1985. Cuộc đổi tiền này nhắm vào thị trường chợđen nhưng thay vào đó lại gây ra lạm phát trên diện rộng, thiếu hụt hàng hóa và suy thoái kinh tế nghiêm trọng.77

Quan trọng hơn nữa, đây là một vấn đề mà các văn nghệ sỹ và trí thức trẻ có thể liên quan đến. Mặc dù họ có thể không trải qua những kinh nghiệm cá nhân của những nạn nhân

76 Như trên, tr.343

Một phần của tài liệu nghiencuuquocte-net-65-su-kien-nhan-van-giai-pham1 (Trang 27 - 28)