Xác định nhiệm vụ cung cấp nƣớc và chọn mức nƣớc tính toán 1 Yêu cầu dùng nƣớc và nhiệm vụ của nhà máy thuỷ điện;

Một phần của tài liệu nha-may-thuy-dien (Trang 67 - 68)

2.1 Yêu cầu dùng nƣớc và nhiệm vụ của nhà máy thuỷ điện;

Trong trường hợp khả năng điều tiết ngày bị hạn chế do việc tạo dung tích lớn có khó khăn, thì vấn đề là nên chọn dung tích bằng bao nhiêu thì hợp lý.

Trong cả hai trường hợp, khi tính toán chọn độ sâu công tác và dung tích điều tiết ngày bắt đầu từ việc xác định mực nước chết, từ đó tính ra mực nước thượng lưu cao nhất trong điều kiện làm việc bình thường.Như vậy sẽ xác định được độ sâu công tác. Kinh nghiệm thiết kế cho thấy nếu có điều kiện, nên chọn mực nước chết và cao trình

cửa lấy nước thấp, vì như vậy vừa tăng được dung tích vừa đảm bảo đập dâng lên không cao lắm.

Do độ sâu công tác, dung tích hồ điều tiết ngày và công suất lắp máy hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau ( trong số đó không có thông số nào được xác định trước một cách độc lập), cho nên việc chọn lựa chúng thường được xác định đồng thời, qua nhiều phương án tính thử và so sánh kinh tế.

2.2 Mức nước tính toán của nhà máy thuỷ điện và yêu cầu dùng nước của các ngành kinh tế khác.

Dung tích hữu ích của hồ là phần thế tích hồ nằm giữa MNDBT và MNC (vùng Vhi trên hình vẽ). Về ý nghĩa dung tích hữu ích của hồ chính là phần thể tích có thể sử dụng để điều tiết dòng chảy. Dung tích hữu ích có thể nhỏ hơn nhiều so với dung tích tổng cộng của hồ bởi trong điều kiện bình thường không được vận hành mức nước bên trên MNDBT cũng như bên dưới MNC. Dung tích hữu ích là thông số quan trọng nhất của hồ chứa nước, nó được sử dụng trong hầu hết các tính toán thiết kế và vận hành NMTĐ. - Dung tích dự trữ

Dung tích dự trữ là phần thể tích hồ nằm giữa MNDBT và MNDCB. Về ý nghĩa sử dụng dung tích dự trữ chính là phần thể tích hồ được phép sử dụng thêm trong điều kiện thiên tai, lũ lụt.

Một phần của tài liệu nha-may-thuy-dien (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)