Đảm bảo tính cạnh tranh trong hiệp thương giới thiệu ứng cử viên

Một phần của tài liệu Đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử quốc hội ở việt nam hiện nay (Trang 103 - 112)

Trong điều kiện nước ta hiện nay, cần tiếp tục duy trì hiệp thương, nhưng phải đổi mới cách thức, qui trình hiệp thương để hiệp thương thực sự là bệ phóng cho mọi cơng dân tâm huyết với công việc chung [79, tr.17], tạo cơ hội bình đẳng, khơi dậy tâm huyết, tinh thần trách nhiệm với đất nước cho mọi công dân. Để làm được điều đó, cần thực hiện các cơng việc sau đây:

3.2.2.1. Trước hết, cần thay đổi quan niệm về “cơ cấu” ĐBQH và từng bước xóa bỏ tư duy “bao cấp” trong bầu cử

Để có dân chủ, cơ quan dân cử cần có thành phần bao gồm đại diện của mọi ngành, nghề, mọi tầng lớp nhân dân. Song giữa cơ cấu và tính đại diện, chúng ta không nên quan niệm phải cơ cấu để có tính đại diện, mà vì mang tính chất đại diện nên cơ quan dân cử phải hình thành một cơ cấu nào đó. Sự cần thiết về cơ cấu là hiểu theo khía cạnh đó, chứ không nên cơ cấu một cách “cứng nhắc” dẫn đến hiệp thương bị “gị bó”. Cơ cấu phải được hình thành một cách tự nhiên, phản ánh khách quan tình hình phát triển đất nước và thực trạng xã hội như tương quan giữa các lực lượng xã hội, sự mạnh yếu của các tổ chức, trình độ dân trí, nhận thức, văn hóa của xã hội... Khơng nên hiểu muốn có một Quốc hội mang tính đại diện thì phải cơ cấu một cách tỉ mỉ, chi tiết thành phần đại biểu thuộc mọi dân tộc, thành phần, lĩnh vực... Càng không nên quan niệm rằng cứ phải có một chị nơng dân trong Quốc hội thì mới có người đại diện cho giai cấp nơng dân; khơng phải cứ phải có một nhà khoa học ngồi trong Quốc hội thì mới có tiếng nói của tầng lớp tri thức. Đại diện ở đây phải hiểu đó là đại diện cho cái “tâm”, cái “trí”, cái “dũng” hơn là đại diện bởi con người cụ thể. Một nhà khoa học nếu có cái “tâm” vì người nơng dân, có cái “trí” để hiểu cuộc sống của người nơng dân, có cái “dũng” để mạnh dạn nói lên tiếng nói, nguyện vọng của người nơng dân tại các cuộc họp Quốc hội, thì khơng thể nói họ khơng phải là người đại diện chân chính của giai cấp nơng dân. Vì vậy, chúng ta khơng nên quan niệm rằng, chỉ đại biểu hoạt động ở lĩnh vực nào thì mới là người “có kiến thức thực tế”, đại diện cho những người ở lĩnh vực đó. Tư duy và quan niệm như vậy vốn chỉ phù hợp với giai đoạn trước cách mạng khoa học và công nghệ. Với sự phát triển của các phương tiện TTĐC như hiện nay, một người ở thành phố cũng có thể nắm bắt được khá đầy đủ cuộc sống ở nông thôn và nông dân, nếu như

101

Hiện nay, cơ chế phân bổ chỉ tiêu đang có nhiều bất cập như đã phân tích ở trên. Trong thời gian tới, cần xem xét lại vấn đề này theo hướng hạn chế dần. Trước mắt, Trung ương chỉ nên phân bổ theo khối (như khối cơ quan Đảng, khối cơ quan nhà nước, khối cơ quan hành chính sự nghiệp, khối doanh nghiệp...), không nên quy định quá cứng, quá cụ thể như hiện nay (xem Phụ lục 4). Trên cơ sở đó, các ngành trong “khối” của địa phương sẽ lựa chọn, phân bổ cho phù hợp với thực tiễn địa phương. Như vậy sẽ phát huy được dân chủ và tìm được đại biểu xứng đáng hơn, tránh tình trạng vì có chỉ tiêu của Trung ương phân bổ nên phải tìm cho bằng được dẫn đến khơng đảm bảo chất lượng, khi bầu không trúng hoặc là trúng do “cơ cấu” thì người ứng cử lại khơng tha thiết, khơng có mong muốn làm đại biểu nhân dân.

Bên cạnh đó, cũng khơng nên ấn định một số lượng ứng cử viên ngay từ vòng đầu, đặc biệt là người ứng cử tự do, cho dù người được bầu là con số luật định. Chừng nào còn chủ trương cần bao nhiêu ứng cử viên thì bầu cử phần nào cịn mang tính gị ép.

3.2.2.2. Cần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác hiệp thương theo hướng tăng cường vai trị của MTTQ Việt Nam trong q trình giới thiệu nhân sự

Vì LBCĐBQH quy định MTTQ tổ chức và chủ trì các hội nghị hiệp thương nên đổi mới hiệp thương liên quan mật thiết với cải cách tổ chức, hoạt động của MTTQ. Ở nước ta, trong quá trình lựa chọn nhân sự ra ứng cử ĐBQH, một mặt chúng ta phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, nhưng mặt khác, cũng cần mở rộng dân chủ để nhân dân tham gia vào q trình này. Do đó, vấn đề cần lưu ý ở đây là phải phát huy được tính chủ động của MTTQ trong quá trình hiệp thương bầu cử.

Theo luật định, MTTQ đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong q trình bầu cử. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của cơ quan này trong quá trình bầu

cử vẫn còn hết sức hạn chế. Chúng ta cần tạo ra một cơ chế để đảm bảo tính độc lập tương đối của MTTQ trong quá trình bầu cử dựa trên cơ sở bàn bạc, thảo luận dân chủ giữa các thành viên của tổ chức, đảm bảo Mặt trận hoạt động đúng với chức năng của nó, khơng nên quan niệm Mặt trận là “vai phụ”, là “người giúp việc” cho Đảng và chính quyền. Nếu chỉ coi MTTQ Việt Nam là "cấp dưới", hay cánh tay nối dài của Đảng, thì sẽ làm cho mơi trường dân chủ trong quá trình hiệp thương trở nên hạn hẹp. Hơn nữa, nếu Mặt trận chỉ là nơi hợp thức hoá danh sách các nơi giới thiệu thì việc hiệp thương, giới thiệu sẽ vơ cùng hình thức [120]. Như vậy, vơ hình chung, MTTQ sẽ chỉ đóng vai trị như một cơ quan giúp việc, hợp pháp hoá các quyết định của Đảng, chứ không phải là tổ chức đại diện cho tiếng nói của đơng đảo quần chúng nhân dân, nơi người dân có thể bày tỏ mong muốn và nguyện vọng của mình.

Trong quá trình hiệp thương giới thiệu ứng cử viên, Đảng cần đổi mới phương thức lãnh đạo đối với MTTQ. Sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình này cần được thể chế hố. Vai trị của Đảng cần được ẩn dưới những đạo luật, thông qua những quy định của Nhà nước về bầu cử được công bố một cách công khai. Trên cơ sở những định hướng đã được Đảng thể chế hoá, MTTQ sẽ tiến hành hiệp thương dân chủ. Cũng trong quá trình này, Đảng lựa chọn, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ tiêu chuẩn và phẩm chất để Mặt trận đưa vào danh sách đề cử. Với cách làm đó, một mặt Đảng đã dành một không gian tương đối độc lập cho hoạt động hiệp thương của Mặt trận, mặt khác Mặt trận vẫn chịu sự lãnh đạo của Đảng, nhưng là sự lãnh đạo dựa trên nguyên tắc, dựa trên luật pháp chứ không phải là những chỉ đạo cụ thể, chi tiết ở tất cả các vấn đề, các cơng đoạn của q trình bầu cử. Có như thế vai trị chính trị của Mặt trận mới được nâng cao và khuynh hướng “nhà nước hóa” Mặt trận và các đồn thể xã hội mới dần được khắc phục.

103

Bên cạnh đó, nên sửa đổi quy định UBTVQH điều chỉnh lần thứ hai bằng việc quyết định cơ cấu, số lượng, thành phần đại biểu sau Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để phù hợp với bản chất công việc, đồng thời nâng cao giá trị pháp lý, ý nghĩa chính trị của kết quả hội nghị hiệp thương.

3.2.2.3. Dân chủ hóa q trình giới thiệu ứng cử viên của Đảng

Về nguyên tắc, một đảng cầm quyền mà phát huy dân chủ tốt chứng tỏ là một đảng mạnh [103], muốn bầu cử mang tính cạnh tranh thì trước hết đó phải là cuộc cạnh tranh trong nội bộ Đảng. Nói cách khác, muốn có người hiền tài đứng ra gách vác việc nước thì trước hết trong Đảng phải có sự lựa chọn dân chủ để giới thiệu người của mình ra ứng cử [103]. Đảng cần bảo đảm rằng, những người được Đảng tuyển chọn, giới thiệu làm ứng cử viên trong các cuộc bầu cử phải là những đảng viên ưu tú nhất, thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, tiêu biểu cho trí tuệ của tồn thể dân tộc Việt Nam.

Vì vậy, cần mở rộng dân chủ trong Đảng để lựa chọn những đảng viên ưu tú nhất đại diện cho Đảng ra ứng cử vào Quốc hội. Nó phải trở thành cơng việc chung, có sự tham gia đóng góp ý kiến của tất cả đảng viên trong Đảng. Ngồi số ứng cử viên chính thức được Đảng giới thiệu, nên tạo điều kiện để có nhiều đảng viên tự ứng cử bằng cách cho phép đảng viên có thể tự ứng cử khi đáp ứng các điều kiện cần thiết đối với ứng cử viên tự do nói chung (sẽ nêu ở phần sau). Theo đó, tất cả đảng viên ở Trung ương hay các tỉnh/thành phố đều có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người mình tin tưởng ra ứng cử. Mỗi ứng cử viên của Đảng khi chính thức ra ứng cử phải là người được tín nhiệm trước hết của đơng đảo đảng viên thuộc địa phương đó. Cách giới thiệu như vậy vừa phát huy dân chủ trong Đảng, vừa giúp Đảng chọn lựa được người thực sự xứng đáng.

Muốn vậy, cơ chế tuyển lựa này phải tuân thủ các nguyên tắc cơng khai, dân chủ và bình đẳng với những điều kiện sau: (1) tinh thần dân chủ trong Đảng phải là nguyên tắc được tuân thủ nghiêm ngặt; (2) thông tin của các ứng cử viên

phải được cơng khai đến tồn thể đảng viên trong địa phương đó; (3) các ứng cử viên phải cạnh tranh bình đẳng với nhau trên cơ sở những nguyên tắc chung được thiết lập. Họ có quyền tự giới thiệu, tự “quảng cáo” về bản thân mình, bộc lộ tâm huyết, mong muốn của mình trước các đảng viên khác. Trên cơ sở đó, với tinh thần dân chủ, các đảng viên sẽ quyết định chọn ai là người “đủ tâm, đủ tầm” ra tranh cử vào Quốc hội.

Bên cạnh đó, Đảng phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ của mình. Đây là vấn đề cốt tử, có ý nghĩa then chốt đồng thời là công việc cấp thiết và thường xuyên của công tác xây dựng Đảng. Đội ngũ này phải vững vàng về chính trị, giỏi về chun mơn, nghiệp vụ, có phẩm chất, đạo đức tốt, thực sự có uy tín trong quần chúng, đặc biệt phải có bản lĩnh, kĩ năng hoạt động chính trị. Khi các điều kiện trên được đáp ứng thì sự trúng cử của các ứng cử viên do Đảng giới thiệu là tất yếu.

3.2.2.4. Quy định và hướng dẫn một cách cụ thể, cơng khai và bình đẳng các bước trong quy trình hiệp thương để tuyển chọn được những ứng cử viên thực sự

xuất sắc. Nói cách khác, cần minh bạch hóa, luật hóa các cơng đoạn này.

Về vấn đề ứng cử:

- Cần cụ thể hóa và quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn ĐBQH. Trong đó, tuồi đời của người ra ứng cử nên từ 25 trở lên, cơng tác ít nhất từ 3 năm trở lên để đảm bảo sự chín chắc cần thiết. Người ứng cử phải đạt đến một trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ nhất định (đủ năng lực tham gia xây dựng pháp luật, đủ khả năng giám sát hoạt động của các đối tượng bị giám sát, đủ năng lực tư duy để bấm nút quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước) thì mới được ứng cử. Như vậy, sẽ nâng cao chất lượng người ứng cử ngay từ đầu.

- Cần có những quy định riêng, cụ thể đối với người tự ứng cử như điều kiện, thủ tục, quy trình xác lập tư cách ứng cử viên... Tham khảo hệ thống bầu cử của nhiều nước trên thế giới chúng ta thấy các điều kiện để nộp hồ sơ tự ứng cử

105

được quy định rất rõ như: thời hạn cư trú, công tác; thu thập chữ ký của cử tri; nộp tiền đặt cọc hay giới thiệu của ĐBQH khoá trước… Việc quy định thêm điều kiện tự ứng cử về mặt hình thức đã phần nào làm hạn chế quyền tự ứng cử của công dân, nhưng thực tế lại có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân khi nộp đơn ứng cử, hạn chế tình trạng tự ứng cử tuỳ tiện. Do đó, nên chăng, pháp luật bầu cử ở nước ta cần quy định bổ sung các điều kiện về thu thập một số lượng hợp lý chữ ký nhất định của cử tri, hoặc được ĐBQH khoá trước giới thiệu... Đây là những yếu tố cơ bản ban đầu đánh giá sự tín nhiệm của cộng đồng xã hội đối với ứng cử viên, tạo chỗ đứng vững chắc hơn cho các ứng viên tự do trong các hội nghị hiệp thương khi họ khơng có “chỗ dựa” từ cơ quan, tổ chức như những người được đề cử. Bên cạnh đó, có thể xem xét thêm biện pháp “đặt cược” tài sản. Biện pháp này có ưu điểm là làm cho các ứng cử viên thận trọng suy xét, cân nhắc và có ý thức rõ ràng về việc trách nhiệm khi ra ứng cử. Tuy nhiên, vấn đề này địi hỏi phải có sự xem xét, nghiên cứu kỹ trước khi áp dụng, bởi về tâm lý xã hội, nó có thể chưa dễ dàng được chấp nhận trong điều kiện hiện nay ở nước ta.

Về việc dự kiến phân bổ giới thiệu người ứng cử:

- Theo hướng dẫn của Ban thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về dự kiến phân bổ giới thiệu người ứng cử “phải nhiều hơn ít nhất gấp hai lần trở lên so với số lượng đại biểu được bầu”. Song với thực tế hiện nay, bên cạnh việc không nên ấn định số lượng người ra ứng cử, cần tăng số lượng này để thu hút đơng đảo người có tài ra ứng cử. Để đảm bảo số dư cao cho cuộc bầu cử chính thức, ngay từ khâu đầu tiên của cơng tác nhân sự, số lượng người ứng cử cần ít nhất gấp 3 lần trở lên so với số đại biểu được bầu. Vấn đề này nên chính thức đưa vào luật để thống nhất thực hiện ở tất cả cả tỉnh, thành

phố trong cả nước, tránh tình trạng có địa phương cố gắng thực hiện đúng, đạt u cầu, có địa phương thì khơng.

- Cần chấm dứt tình trạng cơ quan Trung ương giới thiệu ứng viên về địa phương là giới thiệu ln số trịn để đảm bảo việc trúng cử, còn dưới địa phương phải giới thiệu số dư nhiều để làm “quân xanh” cho đại biểu Trung ương. Do dó, việc giới thiệu ứng cử viên ở Trung ương cũng cần giới thiệu có số dư để cử tri có thêm sự lựa chọn tránh tình trạng hầu hết các ứng viên trung ương với vị trí và lợi thế của mình thường có tâm lý đã trở thành ứng cử viên chính thức là sẽ trúng cử nên không ra sức vận động tranh cử nữa.

Về hội nghị cử tri ở nơi cư trú và nơi công tác:

- Cần qui định rõ các điều kiện tiến hành hội nghị cử tri, nhất là tỉ lệ cử tri có mặt tối thiểu. Chẳng hạn phải có mặt ít nhất 50 % cử tri, chứ khơng phải chỉ có các đại diện cử tri, đại diện các hộ hoặc có nơi nhiều, có nơi rất ít, khơng có tiêu chí thống nhất như hiện nay.

- Việc lấy ý kiến cử tri phải đúng với ý nghĩa là một kênh thông tin để tham khảo, góp phần đánh giá được mức độ tín nhiệm của ứng cử viên. Khơng nên coi kết quả tín nhiệm của cử tri đối với ứng cử viên là yếu tố quyết định, biến việc lấy ý kiến cử tri thành một cuộc bầu cử trước để loại bỏ ứng cử viên ngay từ công đoạn này, đặc biệt là ở tổ dân phố - nơi các ứng cử viên cư trú vì bản thân hoạt động của tổ dân phố rất hình thức. Điều này phải quán triệt thực hiện ngay và cũng phải nói rõ cho các ứng cử viên biết để khuyến khích những người có tài, có đức ra tự ứng cử.

- Thống nhất qui định bằng hình thức bỏ phiếu kín nhằm phát huy dân

Một phần của tài liệu Đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử quốc hội ở việt nam hiện nay (Trang 103 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)