Về điều kiện để ứng cử viên vận động bầu cử

Một phần của tài liệu Đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử quốc hội ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 77)

Trong q trình vận động bầu cử, một vấn đề ln được đặt ra là các ứng cử viên có được tạo điều kiện như nhau để thể hiện đúng, đủ năng lực của mình trước cử tri hay khơng? Đây là một trong những yếu tố đảm bảo sự bình đẳng giữa các ứng cử viên, mặt khác cũng chính là để đảm bảo tính cạnh tranh trong quá trình vận động bầu cử. Đó là các điều kiện về tiếp xúc cử tri, sử dụng các phương tiện TTĐC, về thời gian và chi phí để vận động bầu cử.

Điều 52 - LBCĐBQH ở nước ta cho phép người có tên trong danh sách ứng cử ĐBQH có quyền vận động bầu cử thơng qua việc gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri và các phương tiện TTĐC để báo cáo với cử tri dự kiến thực hiện trách nhiệm của người đại biểu nếu được bầu làm ĐBQH. Theo đó, các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, chính quyền địa phương các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện cho người ứng cử tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình. Trong đó, MTTQ Việt Nam được coi là chủ thể của việc tổ chức vận động bầu cử. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có hướng dẫn Mặt trận các địa phương phối hợp với chính quyền cùng cấp tổ chức các hội nghị cử tri để người

ứng cử vận động bầu cử sao cho thực chất, tránh hình thức. Đồng thời, Mặt trận phải giám sát quá trình vận động bầu cử để bảo đảm bình đẳng giữa những người ứng cử, tức là bình đẳng về số buổi tiếp xúc cử tri, bình đẳng về thời lượng đọc bản chương trình hành động, bình đẳng về thời lượng giới thiệu trên báo, trên đài phát thanh, truyền hình...

Như vậy, trong thời gian tiến hành vận động bầu cử, pháp luật Việt Nam đảm bảo những nguyên tắc dân chủ, cơng khai, bình đẳng. Các ứng cử viên không những được tự do tuyên truyền, trình bày ý kiến, quan điểm của mình mà cịn được tạo điều kiện như nhau trong việc tiếp xúc cử tri, sử dụng các phương tiện truyền thơng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính cạnh tranh, q trình vận động bầu cử phải ln giữ ngun tắc: bình đẳng nhưng phải đúng luật, phải đảm bảo an ninh, trật tự. Chỉ có như vậy, cử tri mới có sự lựa chọn đúng những người có năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ ĐBQH. Vì vậy, trong văn bản hướng dẫn tổ chức bầu cử, UBTVQH cũng quy định rõ: không được lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, uy tín và quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; không biến vận động bầu cử thành nơi để khiếu nại, tố cáo hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo; khơng được lạm dụng uy tín, chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý phương tiện thông tin đại chúng để vận động bầu cử; không được lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình; khơng được sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân để lôi kéo, mua chuộc cử tri.

Để đảm bảo những trường hợp trên không xảy ra, MTTQ được giao nhiệm vụ giám sát toàn bộ hoạt động vận động bầu cử diễn ra trong đúng khn khổ luật định. Ngồi giám sát các ứng cử viên, MTTQ Việt Nam còn giám sát các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu vận động

67

vận động bầu cử của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng trong vận động bầu cử. Những người lợi dụng vận động bầu cử, kể cả là người ứng cử hay người khác, để thực hiện những mục đích cá nhân nếu phát hiện sẽ bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Riêng với người ứng cử thì trách nhiệm xử lý người ứng cử ĐBQH vi phạm sẽ thuộc thẩm quyền của Hội đồng bầu cử.

Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền, vận động bầu cử phải chấm dứt trước giờ bầu cử 24 tiếng. Quy định này nhằm tạo ra khoảng lặng cần thiết cho cử tri suy ngẫm thêm trước thời điểm cầm lá phiếu bỏ vào thùng, thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, tránh những tác động tâm lý khơng đáng có, tăng tính khách quan cho bầu cử.

2.3.2.1. Vận động bầu cử qua tiếp xúc cử tri

Việc tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử của người ứng cử được pháp luật hiện hành quy định khá cụ thể. Hình thức phổ biến nhất là các hội nghị tiếp xúc cử tri do Mặt trận phối hợp với chính quyền tổ chức. Đây là cơ hội tốt để mỗi ứng cử viên tranh thủ vận động cử tri ủng hộ bỏ phiếu cho mình, đồng thời cũng là dịp để cử tri có thêm thơng tin về các ứng cử viên để có cơ sở chọn lựa. Những ứng cử viên lần đầu ứng cử cần báo cáo những việc đã làm được trên cương vị công tác đảm nhiệm ít nhất trong ba năm qua, cịn với các ứng cử viên là ĐBQH khóa trước tái cử, cần trung thực báo cáo với cử tri những hoạt động của mình tại nhiệm kỳ vừa qua. Một nguyên tắc cơ bản là dân đã bỏ phiếu bầu ra đại biểu thì có quyền được biết hoạt động của người đại diện cho mình. Hơn nữa, điều này đặc biệt quan trọng đối với các ứng cử viên muốn tái cử vì hiện nay, mỗi cuộc bầu cử chúng ta có riêng một tỷ lệ nhất định cho số ĐBQH tái cử (30-40%).

Nhìn chung, trong những cuộc bầu cử gần đây, việc tổ chức các buổi tiếp xúc cử tri đã được tổ chức nhiều hơn và quy củ hơn trước. Trong cuộc bầu cử

Quốc hội khóa XIII (2011), Ủy ban MTTQ các cấp đã phối hợp tổ chức 2.192 hội nghị tiếp xúc cử tri để những người ứng cử ĐBQH thực hiện quyền vận động bầu cử với 340.696 cử tri tham dự và có 13.759 ý kiến cử tri phát biểu trên 63 tỉnh, thành phố cả nước [89, tr.128]. Rõ ràng, nếu được tiếp xúc cử tri nhiều lần hơn, rộng rãi hơn thì người ứng cử sẽ được nhiều cử tri hiểu rõ mình hơn và cơ hội đắc cử sẽ sáng sủa hơn, tính cạnh tranh giữa các ứng cử viên cũng vì thế được đảm bảo. Tuy nhiên, cách làm này áp dụng ở các địa phương khá khác nhau. Theo quy định của UBTVQH, các ứng cử viên ĐBQH sẽ tiếp xúc cử tri ít nhất 10 cuộc, vì vậy, có tỉnh người ứng cử được tiếp xúc cử tri tới vài ba chục cuộc; có tỉnh người ứng cử chỉ được tiếp xúc 10-15 cuộc... Nhìn chung, thời gian và số lượng các cuộc tiếp xúc cử tri tại các địa phương khơng đồng đều, có địa phương q ít, có địa phương quá nhiều “tạo ra sự so sánh không cần thiết giữa các ứng cử viên và giữa các địa phương” [73, tr.37]. Trong khi đó, thực tế bầu cử cho thấy công tác tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri cho người ứng cử vẫn cịn có sự phân biệt giữa ứng cử viên Trung ương và ứng cử viên ở địa phương, giữa ứng cử viên là lãnh đạo với ứng cử viên chỉ là cán bộ cơng chức bình thường hay ứng cử tự do. Thường thì với những ứng cử viên vốn đã nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng, Mặt trận sẽ chuẩn bị các buổi tiếp xúc cử tri kỹ càng hơn, thời gian dài hơn, thậm chí cử tri cũng được chọn lựa kỹ càng hơn.

Trong bầu cử, về nguyên tắc, mọi cử tri đều bình đẳng như nhau, đều có quyền tiếp xúc, tìm hiểu các thơng tin về những đại diện tiềm năng của mình. Song trên thực tế khi có chương trình tiếp xúc cử tri dựa trên số lượng được “phân bổ”, các địa phương thường nhắm vào một số đối tượng cử tri cụ thể, được cơ cấu thuộc đủ các thành phần như cán bộ hưu trí, cán bộ cơ sở cấp xã, phường (phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh...). Còn đối tượng cử tri đang có khiếu nại, tố cáo, các cử tri dám đấu tranh hay những người dân bình thường ít

69

được gặp ứng cử viên với thời gian rất hạn hẹp, hầu như chỉ đủ để làm các thủ tục nghi lễ cần thiết và với vài ba phát biểu hứa hẹn chung chung, cịn lại đơng đảo cử tri thì khơng được dự, hoặc thậm chí khơng được biết. Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An từng nhận xét về những cuộc gặp như vậy là “đại biểu thì kiêm nhiệm, cịn cử tri thì chun nghiệp”. Với cách tổ chức đó, khơng phải cử tri nào cũng có thơng tin đầy đủ về ứng cử viên, thậm chí đến ngày đi bỏ phiếu họ mới để ý xem các ứng cử viên là những ai, tên tuổi, nghề nghiệp, thành tích, vị trí cơng tác... của họ thơng qua tờ sơ yếu lý lịch khiêm tốn dán trên tường, cịn họ khơng được (hoặc khơng cần) biết rằng các ơng (bà) ấy định làm gì và có thể làm gì cho địa phương mình. Trong điều kiện thơng tin như thế, hoặc cử tri sẽ chọn theo cảm tính, hoặc chọn bừa, hoặc thấy lý lịch ai “sạch đẹp” hơn thì chọn. Đó chính là “bi kịch” của một cuộc bầu cử được xem là dân chủ, tính khách quan và cạnh tranh của cuộc bầu cử cũng vì thế mà khơng được đảm bảo.

2.3.2.2. Vận động bầu cử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng

Bên cạnh những kỹ năng cơ bản trong quá trình tiếp xúc cử tri thì các phương tiện TTĐC (truyền hình, phát thanh, báo in, internet...) chính là phương tiện quan trọng để ứng cử viên “kết nối” với cử tri và bày tỏ quan điểm của mình. Trong quá trình vận động bầu cử, ứng cử viên thường có hai lần xuất hiện trên báo chí là sóng phát thanh (5 -7 phút) và báo Đảng, địa phương với một bài giới thiệu chương trình hành động. Quy định giới hạn thời gian như vậy vì bài phát biểu trước cử tri không nên dài quá khiến người nghe có cảm giác mệt mỏi và tất nhiên cũng không nên quá ngắn bởi như thế cử tri sẽ cho rằng ứng cử viên không nhiệt huyết với vai trị của mình.

Theo quy định của pháp luật, các ứng cử viên đều được tạo điều kiện như nhau để sử dụng các phương tiện TTĐC để vận động bầu cử, song sử dụng như thế nào lại tùy vào khả năng, ý muốn của ứng cử viên. Vậy ứng cử viên và sau này sẽ là ĐBQH sẽ xây dựng quan hệ với báo chí như thế nào? hay báo chí chủ

động giữ mối quan hệ với ứng cử viên? Đa số các ứng cử viên vẫn thường không chủ động liên lạc hay thiết lập mối quan hệ với báo chí, nhiều người cịn chưa có tâm thế sẵn sàng với những câu hỏi liên quan đến chính chương trình hành động của mình. Các cơ quan TTĐC ở trung ương và địa phương hầu hết chỉ làm tốt trách nhiệm đưa tin về tình hình vận động bầu cử trong phạm vi cả nước, về các hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc cử tri của ứng cử viên và đăng tải nội dung phỏng vấn từng ứng cử viên một cách bình đẳng, cơng bằng, đúng pháp luật.

Nhìn chung, phần lớn các ứng cử viên vẫn có tâm lý “ngại” tiếp xúc với báo chí, mặt khác, do bản chất nghề nghiệp, các phương tiện TTĐC cũng có xu hướng “lựa chọn” trong quá trình tiếp cận các ứng cử viên để khai thác thông tin trong thời gian vận động bầu cử. Việc lựa chọn của các phương tiện TTĐC thường đi vào hai xu hướng: một là những ứng cử viên được xem là sáng giá, giữ những chức vụ chủ chốt ở Trung ương và địa phương và gần như chắc chắn đắc cử; hai là những gương mặt triển vọng trong số các ứng cử viên tự do. Còn lại những ứng cử viên khác gần như bị “bỏ rơi”. Ở khía cạnh này, có thể nói, những người tự ứng cử lại được hưởng những lợi thế nhất định khi họ trở thành tiêu điểm đưa tin của các phương tiện TTĐC. Nếu các ứng cử viên tận dụng tốt lợi thế tự nhiên này, họ có thể sẽ dùng TTĐC để giới thiệu hình ảnh, các ý tưởng và khát vọng cống hiến của mình trước tồn Đảng, tồn dân. Song, nhìn chung việc sử dụng các phương tiện TTĐC để vận động bầu cử ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ.

Vậy là, suy cho cùng, nếu cử tri trông đợi vào thông tin trên các phương tiện TTĐC thì e là vẫn chưa có được sự đánh giá tồn diện về q trình vận động bầu cử của các ứng cử viên, trong khi, đây được coi là giai đoạn “sát hạch” quyết định đối với tương lai chính trị của ứng cử viên và sự lựa chọn của cử tri. Vì khi cử tri không nắm được hết thông tin của các ứng cử viên, nó cũng đồng nghĩa

71

2.3.2.3. Về thời gian và chi phí vận động bầu cử

Theo quy định tại điều 46 - LBCĐBQH: Hội đồng bầu cử lập và công bố danh sách những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước theo danh sách chính thức do Ban thường trực Uỷ ban trung ương MTTQ Việt Nam và Uỷ ban bầu cử gửi đến chậm nhất là hai mươi lăm ngày trước ngày bầu cử. Và theo điều 47 - LBCĐBQH: Chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày bầu cử, Ban bầu cử phải niêm yết danh sách người ứng cử ở địa phương mình theo quyết định của Hội đồng bầu cử. Đây cũng chính là thời gian mà các ứng cử viên có thể tận dụng để kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho mình. Ví dụ như trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIII (2011), các ứng viên được vận động bầu cử qua tiếp xúc, gặp mặt cử tri, qua các phương tiện TTĐC trong thời gian từ ngày 3/5 đến 18/5. Hết thời gian đó, người ứng cử có thể thực hiện các hình thức vận động bầu cử khác (đến vận động từng nhà cử tri...) theo quy định của pháp luật đến hết ngày 20/5. Như vậy, tổng thời gian vận động bẩu cử của ứng cử viên chỉ có 18 ngày.

Theo phản ánh của bản thân rất nhiều ứng cử viên thì họ có q ít thời gian để tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử. Trong khi đó, ứng viên phải đi rất nhiều điểm, nhiều địa bàn xa xôi, lượng thời gian quy định không đủ để mà gặp gỡ toàn bộ cử tri mà chỉ gặp những cử tri đại diện” [102]. Điều đó lại càng là khó khăn hơn cho những ứng viên mới tham gia lần đầu hoặc những ứng viên được trung ương giới thiệu về ở những địa bàn mà cử tri chưa hề biết mặt, chưa hề gặp gỡ lần nào. Có thể nói, những ứng viên ở địa phương có vẻ thuận lợi hơn nhưng nhìn chung cả hai đối tượng này đều gặp hai khó khăn chính là địa bàn rộng và thời gian ngắn.

Như vậy, suy cho cùng, có một bộ phận khơng nhỏ cử tri “khơng kịp” gặp mặt tất cả các ứng cử viên để “mắt thấy, tai nghe” chân dung, chương trình hành động và những “lời hứa” của họ, để có thể so sánh, chọn lựa. Như vậy, tính cạnh tranh giữa các ứng cử viên sẽ không được đảm bảo. Hạn chế này sẽ làm cho

hành vi bầu cử bị chi phối bởi yếu tố cảm tính. Và trong những trường hợp như vậy, nhiều khả năng cử tri sẽ bỏ sót những ứng cử viên sáng giá, và bầu chọn cho những nhân vật không thực sự xuất sắc, nhưng họ lại biết rõ. Đó cũng chính là bi kịch của việc bầu nhầm, bầu cử khơng dựa trên sự phân tích của lý tính, thiếu thông tin và trách nhiệm xã hội.

Ở nước ta, chi phí cho các cuộc bầu cử hồn tồn lấy từ ngân sách nhà nước (theo điều 7 - LBCĐBQH), kể cả chi phí trong việc vận động bầu cử, các

Một phần của tài liệu Đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử quốc hội ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)