NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển của giống sắn KM 21 12 tại thái nguyên (Trang 26 - 31)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các mức phân bón cho giống sắn KM 21-12

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018.

- Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại khu trồng cạn trường Đại Học Nơng Lâm Thái Nguyên.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng một số tổ hợp phân bón đến khả năng sinh trưởng của giống sắn KM 21-12.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến năng suất, chất lượng của giống sắn KM 21-12.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm gồm 6 công thức phân bón được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), nhắc lại 4 lần.

- Tổng diện tích thí nghiệm: 1105.92 m².

- Diện tích mỗi ơ thí nghiệm: 6,4m x 7,2m = 46,08m² Các cơng thức thí nghiệm gồm:

+ Cơng thức 1(Đ/C): Khơng bón + Cơng thức 2: 0 N + 40P2O5 +80K2O + Công thức 3: 40 N + 40 P2O5 + 80 K2O + Công thức 4: 80 N + 40 P2O5 + 80 K2O + Công thức 5: 160 N + 40 P2O5 + 80 K2O + Công thức 6: 80 N + 0 P2O5 + 80 K2O

19

- Nếu tính theo phân thương phẩm/ha thì:

0N = 0kg 0P2O5 = 0kg 0K2O = 0kg

40N = 87 kg ure 40P2O5 = 6,4 kg sufe lân 80 K20 = 143kg clorua kali 80 N = 174 kg ure 160N = 348kg ure Sơ đồ thí nghiệm I II III IV 6 2 4 3 1 5 2 4 5 1 3 6 5 1 3 6 2 4 1 6 2 4 5 3 3.4.2. Quy trình kỹ thuật

- Theo hướng dẫn của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn (QCVN 01-61:2011/ BNNPTNT) và CIAT (Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế)

+ Làm đất: Làm đất bừa kỹ, san phẳng mặt luống, sạch cỏ dại và đảm bảo độ ẩm đất lúc gieo khoảng 75 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.

+ Thời vụ: Trồng ngày 6/ 4/2017. Dải bảo vệ D ả i b ả o v ệ Dải bảo vệ

20

+ Khoảng cách, mật độ trồng: Khoảng cách 0,9 m x 0,8 m, 30 cây/ô. Mật độ 13.888 cây/ha.

Phương pháp bón phân:

+ Bón lót: phân lân theo cơng thức

+ Bón thúc: Sau trồng 60 ngày bón đạm và kali theo cơng thức kết hợp với làm cỏ và vun gốc.

3.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

* Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng

+ Thời gian mọc mầm: Theo dõi từ khi trồng cho đến khi có trên 70% số hom mọc mầm.

+ Tỷ lệ mọc mầm: Đếm số hom mọc mầm trên tổng số hom trồng. + Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày): Cố định bằng cọc 5 cây ngẫu nhiên theo đường chéo góc/ơ thí nghiệm, đo 15 ngày đo chiều cao cây 1 lần, lấy số liệu trung bình.

+ Tốc độ ra lá (lá/ngày): Tiến hành trên 5 cây đã đo chiều cao, đo 15 ngày đếm số lá mới ra 1 lần, dùng phương pháp treo thẻ đánh dấu lá để biết số lá mới ra, lấy số liệu trung bình.

+ Diện tích lá (cm2lá/cây): Theo dõi 5 cây trên ơ thí nghiệm, quan sát bắt đầu từ ngọn cây đến lá đầu tiên chuyển thành màu xanh đậm giống với các lá bên dưới. Lấy lá đã chọn kẹp vào khung và sử dụng phần mềm Leaf area trong điện thoại để chụp mẫu là ghi số liệu. 15 ngày đo 1 lần bắt đầu từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 sau trồng.

Theo dõi một lần trước khi thu hoạch, theo dõi 5 cây theo đường chéo góc, đo đếm lấy số liệu trung bình.

- Chiều cao thân chính (cm): Đo từ điểm gốc của cây đã được cố định bằng cọc đến điểm phân cành đầu tiên.

21

- Chiều cao cuối cùng (cm): Chiều dài thân chính + chiều dài phân cành. - Đường kính gốc (cm): Dùng thước kẹp pame đo cách mặt đất 15 cm. - Tổng số lá trên cây: Đếm tổng số lá/cây bằng cách đếm các sẹo trên thân cây.

* Các chỉ tiêu theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. - Theo dõi một lần khi thu hoạch vào tháng 02 năm 2018

+ Chiều dài củ, đường kính củ: Phân thành 3 nhóm (dài, trung bình, ngắn) và mỗi nhóm chọn 3 - 4 củ để đo chiều dài củ, đường kính củ. Sau đó lấy giá trị trung bình.

+ Số củ/gốc: Mỗi ơ thí nghiệm thu hoạch 5 cây đếm tổng số củ thu hoạch sau đó lấy giá trị trung bình. Chỉ tính các củ có chiều dài lớn hơn hoặc bằng 12 cm và đường kính củ > 20 mm.

+ Khối lượng củ/gốc (kg): Cân tổng khối lượng củ thu hoạch của 5 cây sau đó lấy giá trị trung bình.

+ Năng suất củ tươi (tấn/ha) = Khối lượng trung bình của 1 gốc x mật độ cây/ha.

+ Năng suất thân lá (tấn/ha) = Khối lượng trung bình của 1 cây x mật độ cây/ha.

+ Năng suất sinh vật học (tấn/ha) = Năng suất củ tươi + Năng suất thân lá. + Tỷ lệ chất khô (%): Xác định theo phương pháp khối lượng riêng của CIAT, mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch lấy 5 kg củ tươi cân trong khơng khí sau đó đem cân trong nước bằng cân Reinman rồi áp dụng công thức sau:

Y = A x 158,3 - 142,0 A – B

Trong đó:

Y: Tỷ lệ chất khô

22

B: Khối lượng củ tươi cân trong nước (g)

+ Tỷ lệ tinh bột (%): Được xác định bằng cân Reinman của CIAT + Hệ số thu hoạch (%):

HSTH = NSCT x 100% NSSVH

+ Năng suất củ khô (NSCK): NSCK = NSCT x TLCK (tấn/ha) + Năng suất tinh bột (NSTB): NSTB = NSCT x TLTB (tấn/ha)

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Tính tốn sử dụng các hàm trong Microsoft Excel

23

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển của giống sắn KM 21 12 tại thái nguyên (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)