3 Chức năng nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tổ chức hoạt động cho đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở phân hiệu trường đại học nội vụ hà nội tại tp hồ chí minh (Trang 34)

Thực hiện nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Đoàn Thanh niên, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát, trực tiếp, toàn diện của Đảng ủy bộ phận, Ban Giám đốc Phân hiệu và Đoàn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Đoàn Phân hiệu đã tạo môi trường rèn luyện và đ nh hướng hoạt động, chính tr cho sinh viên Phân hiệu, giúp Đoàn viên rèn luyện và trưởng thành về mặt tư tưởng chính tr . Đồng thời tạo điều kiện để sinh viên tham gia các hoạt động xã hội góp sức vì sự phát triển của cộng đồng, của đất nước.

Đoàn Cơ sở tại Phân hiệu là nòng cốt chính tr và phối hợp với các chi đoàn trong Phân hiệu tổ chức nhiều hoạt động chăm lo các quyền lợi chính đáng, hợp pháp liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của sinh viên, tạo môi trường phấn đấu trong học tập và rèn luyện cho Đoàn viên, sinh viên thông qua các công tác giáo dục, các hoạt động phong trào và các chương trình hành động góp phần quan trọng trong việc

phát triển Phân hiệu. Bên cạnh đó, hoạt động giao lưu, kết nghĩa, an sinh xã hội, vì cuộc sống cộng đồng cũng được đẩy mạnh.

Tuy là một đơn v Đoàn cơ sở mới được thành lập nhưng có thể nói Đoàn Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh là đơn v có các hoạt động văn hoá sôi nổi, tổ chức tốt các phong trào tình nguyện luôn được lãnh đạo Phân hiệu quan tâm và tạo điều kiện.

Nhưng nhìn tổng thể thì các phong trào văn hoá, hoạt động xã hội của Đoàn Phân hiệu còn gặp nhiều khó khăn cũng như nhiều vấn đề còn bức xúc chưa thực sự giải quyết tốt.

2.1.4. Về thành tựu và định hướng

a) Thành tựu

- Đoàn Phân hiệu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính tr mà Đảng ủy, Ban Giám đốc và Đoàn Trường giao cho trong công tác giáo dục chính tr , tư tưởng cho đoàn viên, sinh viên tại Phân hiệu.

- Đoàn Phân hiệu thực hiện tốt các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng góp phần tích cực tạo môi trường rèn luyện đoàn viên và lan tỏa hình ảnh sinh viên Phân hiệu năng động, sáng tạo.

- Các Chi đoàn, CLB, Đội, Nhóm chủ động thực hiện các hoạt động tình nguyện.

- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ tổ chức thường niên, tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên. Tiêu biểu như: Hội thao Sinh viên, Thi nữ sinh thanh l ch, Hội thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, …

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ truyền thông, tư vấn tuyển sinh, góp phần quảng bá hình ảnh và các hoạt động của Phân hiệu.

- Công tác phát triển Đảng có tiến triển tốt, hàng năm Đoàn Phân hiệu giới thiệu hơn 0 đoàn viên học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, giới thiệu cho Đảng đến đoàn viên tiêu biểu xem xét được kết nạp Đảng.

- Tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm thực tiễn, rèn kỹ năng, tinh thần khởi nghiệp cho đoàn viên, sinh viên: Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sinh viên, các chương trình tọa đàm, mời diễn giả nói chuyện chuyên đề về kỹ năng cho đoàn viên, sinh viên.

- Phối kết hợp tốt với các đơn v doanh nghiệp tổ chức các hoạt động đồng hành, hỗ trợ sinh viên.

- Bằng khen của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương.

b) Định hướng

- Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ chính tr mà Đảng ủy, Ban Giám đốc Phân hiệu, và Đoàn Trường giao.

- Tổ chức tốt các hoạt động, phong trào hỗ trợ tạo môi trường cho đoàn viên, sinh viên Phân hiệu học tập và nghiên cứu khoa học tốt.

- Triển khai các hoạt động xung kích, tình nguyện thiết thực, hiệu quả, rèn luyện ý thức, trách nhiệm xã hội của đoàn viên, sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho đoàn viên, sinh viên.

- Xúc tiến các hoạt động đồng hành của doanh nghiệp hỗ trợ đoàn viên, sinh viên trau dồi kỹ năng mềm, khởi nghiệp, lập nghiệp.

- Làm tốt công tác phát triển Đảng trong đoàn viên, sinh viên.

2.1.5. Về công tác xây dựng Đoàn và phong trào thanh niên của Đoàn Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh

Hiện nay toàn Phân hiệu có hơn 800 ĐVTN tham gia sinh họat trên 3 chi đoàn. Là một đơn v vừa mới được thành lập nên trong các năm qua các hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng đội ngũ cán bộ BCH Đoàn Phân hiệu và cán bộ BCH các chi đoàn trực thuộc còn thấp và chưa đủ năng lực. Nhưng dưới sự chỉ đạo, quan tâm, tạo điều kiện của Đảng uỷ bộ phận, các Phòng ban chức năng, có thể nói công tác Đoàn và phong trào Thanh niên của Phân hiệu có nhiều chuyển biến tích cực.

Thời gian qua Đoàn Phân hiệu đã tổ chức được lớp đối tượng đoàn cho gần 30 thanh niên ưu tú, và đã kết nạp được 30 đồng chí đứng vào hàng ngũ của Đoàn. Bên cạnh đó Đoàn Phân hiệu đã tổ chức tốt việc giới thiệu 0 đồng chí ưu tú tham gia học lớp cảm tình Đảng, và giới thiệu tốt 03 Đồng chí Ủy viên BCH ưu tú kết nạp Đảng.

Hàng năm BCH Đoàn Phân hiệu đều làm tốt công tác đánh giá phân loại đoàn viên và chi đoàn. Việc theo dõi ĐVTN chuyển đi, chuyển đến được Thường vụ Đoàn Phân hiệu quản lý chặt chẽ. Công tác quản lý, giáo dục, phân loại đoàn viên hàng năm được thực hiện nghiêm túc. Một số chi đoàn đã tổ chức gây quỹ đạt kết quả cao tiêu

biểu như chi đoàn Đại học Luật 8E, tổ chức sinh hoạt ngoại khóa và tình nguyện đầy ý nghĩa và thiết thực như chi đoàn Đại học Quản lý nhà nước 8E.

Bên cạnh luôn k p thời củng cố kiện toàn lại BCH và BTV thay thế một số đồng chí chuyển công tác. Hàng năm cứ đến đầu tháng 0 Đoàn Phân hiệu lên kế hoạch Đại hội chỉ đạo các chi đoàn Đại hội đúng kế hoạch và đạt chất lượng cao.

2 2 Thự ạng năng lự ổ hứ h ạ ộng ủa ội ngũ n bộ n ơ sở ại Ph n hi u T ng ại h Nội H Nội ại TP H Chí Minh

Chúng ta đã khẳng đ nh: năng lực tổ chức giữ một v trí rất quan trọng đối với người cán bộ Đoàn trong quá trình tổ chức, điều hành các hoạt động của Đoàn. Nó ảnh hưởng đến phong trào Đoàn thanh niên Trường học hiện nay. Nhưng thực tiễn vai trò năng lực tổ chức của người cán bộ Đoàn cơ sở hiện nay vẫn chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu đúng mức, chưa chú ý bồi dưỡng, đào tạo một cách hệ thống. Do vậy thực trạng năng lực tổ chức của đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trong Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay không đáp ứng được với yêu cầu hoạt động của tổ chức Đoàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua quá trình tìm hiểu, đánh giá về năng lực tổ chức hoạt động của đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trong Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh. Thông qua tiếp xúc tìm hiểu và Bảng báo cáo tổng kết của BCH Đoàn Phân hiệu năm 0 9, chúng tôi thu được kết quả sau: Trong 61 cán bộ Đoàn cơ sở, thì có 18 đồng chí được đánh giá là có năng lực về tổ chức hoạt động (chiếm 29,5%). Trong đó có 09 đồng chí có khả năng tổ chức giỏi (chiếm 4,7%). Như vậy số cán bộ Đoàn có trình độ tổ chức hoạt động ở mức trung bình và yếu còn khá lớn (chiếm 55,8%). Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác và hiệu quả giáo dục của đoàn cơ sở, đến uy tín và lòng nhiệt huyết của cán bộ Đoàn cơ sở.

Để đánh giá năng lực tổ chức hoạt động của đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở tại Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh nói chung, chúng tôi tiến hành lập câu hỏi, phát phiếu khảo sát: cán bộ Đoàn cơ sở tự đánh giá năng lực tổ chức hoạt động dựa trên 04 nhóm tiêu chí bao gồm 0 tiêu chí cụ thể. Kết quả thu được như sau:

STT N I DUNG NH GI KẾT QUẢ

YẾU T. BÌNH KHÁ TỐT A. Nhóm iêu h u h ạ ộng (4 tiêu chí)

1. Nắm bắt dư luận xã hội, tình hình thời sự 33,3% 53,3% 13,4% 2. Khả năng tư duy, chiến lược 6,7% 53,3% 26,6% 13,4% 3. Khả năng lập kế hoạch, giải quyết vấn đề 33,3% 53,3% 13,4% 4. Khả năng tạo động lực cho đội ngũ 6,7% 53,3% 26,6% 13,4%

B. Nhóm iêu h nghi p ông (6 tiêu chí)

5. Nắm vững Điều lệ, Ngh quyết, Chương

trình công tác của Đoàn các cấp 33,3% 53,3% 13,4%

6. Nghiệp vụ Đoàn vụ, Đoàn t ch 33,3% 53,3% 13,4%

7. Nghiệp vụ tuyên tuyền 53,3% 33,3% 13,4%

8. Nghiệp vụ tổ chức hoạt động 13,4% 66,6% 20%

9. Nghiệp vụ kiểm tra, giám sát 33,4% 66,6%

10. Nghiệp vụ đánh giá, khảo sát nhu cầu 53,3% 26,7% 20%

C. Nhóm iêu h ỹ năng h ạ ộng (6 tiêu chí)

11. Khả năng tham mưu, giải quyết vấn đề 20% 66,6% 13,4% 12. Kỹ năng thuyết phục, thu hút đoàn viên 20% 66,6% 13,4%

13. Kỹ năng điều khiển sinh hoạt 66,6% 33,4%

15. Kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá 6,7% 53,3% 26,6% 13,4% 16. Kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ 6,7% 53,3% 26,6% 13,4%

D. Nhóm iêu h ph ơng ph p h ạ ộng (4 tiêu chí)

17. Phương pháp xây dựng mối quan hệ với

cấp ủy, chi bộ 26,6% 46,6% 13,4% 13,4%

18. Phương pháp phối hợp hoạt động với

các đơn v chuyên môn 6,7% 13,3% 60% 20%

19. Phương pháp tập hợp thanh niên 26,7% 53,3% 20%

20. Biết ứng dụng công nghệ thông tin 33,3% 53,3% 13,4%

Bảng 2: Kết quả đánh giá thực trạng năng lực tổ chức hoạt động của đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh.

Theo quan niệm của chúng tôi: Nếu cán bộ Đoàn nào được đánh giá ở mức độ khá trở lên là cán bộ Đoàn đó biết tổ chức hoạt động, có khả năng làm việc.

Qua kết quả thu được cho thấy: hầu hết đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh, có khả năng hoạt động ở mức trung bình và yếu (chiếm 66,6%). Mức độ hoạt động yếu nhất của đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở tại Phân hiệu thể hiện các khả năng sau đây:

+ Khả năng tư duy, chiến lược sẽ ảnh hưởng rất lớn về chất lượng của người cán bộ Đoàn. Người cán bộ Đoàn có năng lực về tư duy, có tầm nhìn chiến lược kéo theo Tổ chức Đoàn sẽ vững mạnh và phát triển. Theo đánh giá, khả năng tư duy và chiến lược của đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở còn được đánh giá rất thấp, ở mức trung bình (chiếm 3,3%). Từ đó ta có thể nhìn nhận được, trong thời gian vừa qua các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên tại Phân hiệu chưa được đổi mới, vẫn còn đi theo lối cũ, theo khuôn mẫu. Chưa có sự đổi mới và sáng tạo, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của Đoàn viên thanh niên.

+ Nghiệp vụ tuyên truyền, một trong những vai trò của người cán bộ đoàn cơ sở là giáo dục, rèn luyện và đào tạo đoàn viên thanh niên. Quan kết quả nghiên cứu cho thấy nghiệp vụ tuyên truyền của đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở Phân hiệu Trường Đại học

Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh còn rất yếu. Nguyên nhân chủ yếu, do đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở tại Phân hiệu tuổi đời còn trẻ (độ tuổi trung bình là ), chưa có nhiều kinh nghiệm và còn hạn chế rất nhiều trong việc đào tạo, bồi dưỡng. Xã hội ngày càng hội nhập, việc yêu cầu về nghiệp vụ tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh niên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nghiệp vụ đánh giá, khảo sát nhu cầu. Người cán bộ Đoàn muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, thì hãy biết lắng nghe nhu cầu từ đoàn viên thanh niên, lấy đoàn viên thanh niên làm trung tâm hoạt động. Việc đánh giá và khảo sát nhu cầu từ đoàn viên thanh niên là một tiêu chí đánh giá khá quan trọng về năng lực nghiệp vụ của người cán bộ Đoàn. Về tiêu chí đánh giá năng lực này, dựa vào kết quả nghiên cứu thu được, cho thấy đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở tại Phân hiệu hiện nay còn rất yếu về nghiệp vụ này. Cần được đào tạo và bồi dưỡng k p thời và nhanh chóng.

+ Khả năng tập hợp và vận động đoàn viên thanh niên trong công tác đoàn, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc thành công của một chương trình hoạt động. Nhược điểm này chủ yếu do độ tuổi trung bình đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở tại Phân hiệu còn thấp (trung bình 3 tuổi), và bề dày kinh nghiệm chưa cao.

+ Mức độ quan hệ với Chi bộ Đảng và phối hợp với các đơn v đoàn khác trong hoạt động thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ quyền lợi của đoàn viên thanh niên, đến hiệu quả công tác và hiệu quả giáo dục của đoàn cơ sở. Điều này chủ yếu do nguyên nhân: trình dộ, năng lực giao tiếp, quan hệ của cán bộ Đoàn còn yếu, sự quan tâm giúp đỡ của Chi bộ không cao.

+ Kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa yếu sẽ dẫn đến không đáp ứng được đời sống tinh thần của đoàn viên thanh niên. Điều khó nhất ở đoàn cơ sở tại Phân hiệu trong các hoạt động này là: sự thiếu thốn về phương tiện vật chất, kinh phí cho các hoạt động, khả năng tổ chức của cán bộ Đoàn cơ sở còn thấp.

+ Phương pháp tập hợp thanh niên, ảnh hưởng rất lớn trong việc tổ chức các hoạt động và phong trào thanh niên trong Phân hiệu. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, trình độ điều khiển sinh hoạt của đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở tại Phân hiệu được đánh giá ở mức trung bình. Nguyên nhân chủ yếu, đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở tại Phân hiệu chưa giàu kinh nghiệm, chưa chủ động được trong việc học và tự học để năng cáo trình độ.

+ Kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng lực người cán bộ Đoàn hiện nay. Qua kết quả cho thấy, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở tại Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh còn rất yếu.

+ Kỹ năng tham mưu, giải quyết vấn đề và Phương pháp xây dựng mối quan hệ với cấp ủy, chi bộ được đánh giá rất thấp. Ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo về quyền lợi chính tr cho đoàn viên thanh niên.

Bên cạnh đó, năng lực của đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở tại Phân hiệu được đánh giá ở mức cao. Được thể hiện qua những nội dung sau:

+ Kỹ năng múa, hát, thể dục thể thao, điều này khá quan trọng đối với năng lực của một người cán bộ Đoàn. Đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở tại Phân hiệu được đánh giá cao về năng lực này. Thông qua tổ chức các cuộc thi, các hoạt động phong trào Đoàn, đời sống tinh thần tại Phân hiệu được nâng cao rõ rệt.

+ Nắm vững Điều lệ, Ngh quyết, Chương trình công tác của Đoàn các cấp, là yêu cầu quan trọng nhất của người cán bộ Đoàn. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở tại Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh đều nắm vững Nắm vững Điều lệ, Ngh quyết, Chương trình công tác của Đoàn.

+ Biết ứng dụng CNTT, đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở tại Phân hiệu được đánh giá cao về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đoàn và phong trào thanh niên.

+ Nắm bắt dư luận xã hội, tình hình thời sự, một trong những nội dung để đánh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tổ chức hoạt động cho đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở phân hiệu trường đại học nội vụ hà nội tại tp hồ chí minh (Trang 34)