Tình hình thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC phường Quận 12:

Một phần của tài liệu Thực trạng giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12 (Trang 36 - 40)

- Theo số liệu thống kê đến ngày 20/12/2008, quận12 có 11 phường, trong đó:

3. Tình hình thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC phường Quận 12:

3.1. Q12 thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBCC phường bao gồm:

3.1.1. Về lương, nâng lương và phụ cấp: a, Đối với CB chuyên trách:

- Áp dụng theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghịđịnh 204/NĐ-CP của Chính phủ quy định bảng lương đối với CB chuyên trách (Bảng lương số 5);

- Và tại các văn bản khác:

+ Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT:BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 14/5/2004 quy định việc xếp lương đối với CB được bầu giữ chức danh chuyên trách lần đầu.

+ Quy định cụ thể về việc bảo lưu hệ số chênh lệch giữa mức lương chuyên môn và mức lương chức vụ đối với CB được bầu giữ chức danh chuyên trách mà lương theo chức vụ bầu cử thấp hơn mức lương chức danh chuyên môn được

- Công văn số 746/CV-SNV ngày 26/7/2005 của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh quy định việc phụ cấp lương đối với cán bộ chuyên trách tương đương bảng lương công chức hành chính.

b, Đối với công chức cấp xã:

- Công chức cấp phường được hưởng lương theo ngạch, bậc, hệ số lương; áp dụng theo Bảng lương số 2 của Điều 5 NĐ 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004.

- Chế độ đối với người đang tập sự công chức cấp xã hưởng 85% lương, thời gian tập sự 06 tháng (Khoản 4 điều 13 Nđ 114/2003/NĐ-CPKhoản 1 Điều 25 QĐ

110/2006/QĐ-UBND của UBND TP.HCM).

- Xếp lương khi só sự thay đổi bằng cấp chuyên môn quy định tại Điểm 1.5. Điều 1 Phần III Thông tư số 34/2004/TTLT: BNV-BTC-BLĐTB&XH.

- Công chức cấp xã được nâng lương theo quy định tại Khoản 1 Điều 6; Khoản 2

Điều 7 của NĐ 204/2004/NĐ-CP.

- Ngoài ra thực hiện nâng lương trước thời hạn được áp dụng được áp dụng trong trường hợp công chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ mà chứa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch (hoặc trong chức danh) thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với quy định về mốc thời gian nâng lương lần sau.

c, Đối với CB không chuyên trách:

- Áp dụng mức phụ cấp tương đương với bậc 1 (hệ số 1.86) của công chức hành chính ngạch cán sự, so với lương tối thiểu.

3.1.2. Chếđộ BHXH, BHYT:

- Áp dụng bắt buộc đối với Cán bộ chuyên trách, công chức + Về Chế độ BHXH được quy định tại Luật BHXH

+ Về Chế độ BHYT được quy định tại NĐ 63/2005/NĐ-CP

- Áp dụng chế độ BHXH tự nguyện đối với CB không chuyên trách, quy định tại

NĐ 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007.

3.1.3. Chế độ đối với CB đã nghỉ hưu (kể cả nghỉ mất sức) giữ chức danh CB chuyên trách, CB không chuyên trách:

3.1.4. Chế độ trợ cấp khuyến khích đối với CB chuyên trách, công chức, CB không chuyên trách cấp xã có trình độđại học:

- Quy định tại QĐ số 140/2005/QĐ-UBND ngày 05/8/2005 của UBND Tp.HCM và Công văn số 1057/HDLS:NV-TC ngày 12/9/2005 của liên Sở Nội vụ - Tài chính hướng dẫn về việc thực hiện chế độ, chính sách khuyến khích cho người có trình độ đại học công tác tại phường, xã, thị trấn kể từ ngày 01/8/2005.

3.1.5. Chếđộđịnh mức kinh phí hoạt động cho phường xã thị trấn:

- Quyết định số 4856/QĐ-UBND ngày 11/11/2008 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về giao định mức kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

sử dụng biên chế và kinh phí hành chính đối với phường xã thị trấn, giao định mức đối với xã phường thị trấn là 42.500.000đồng/người/năm.

3.2. Nhận xét tình hình thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBCC:

- Như đã trình bày ở phần II.3.2. “nội dung nâng sao năng lực đối với CBCC phường”. Để góp phần thực hiện công tác nâng cao năng lực đối với CBCC cấp xã, vấn đề thực hiện, áp dụng các chế độ, chính sách đối với CBCC xã sẽ tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác; khuyến khích động viên kịp thời về mặt tinh thần vật chất đối với công việc mang tính chất đặc trưng, phức tạp ở chính quyền cấp cơ sở; đồng thời, tạo điều kiện để họ có thời gian chú tâm vào công việc cũng như tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực, là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công việc ở cấp hành chính cơ sở.

- Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo của UBND TP Hồ Chí Minh và Sở Nội vụ Tp.HCM như đã liệt kê ở trên, quận 12 đã triển khai thực hiện đối với CBCC phường trên địa bàn một cách có trình tự, khoa học và sâu sát:

+ Thực hiện rà soát tình hình CBCC phường thường xuyên, về mọi mặt. Để nắm bắt kịp thời trình độ, năng lực; các điều kiện làm việc (cơ sở vật chất, lương, phụ cấp…); các thành tích, sự số gắng nỗ lực của CBCC phường; cũng như những sai phạm trong quá trình công tác của CBCC phường.

+ Từ đó, Quận uỷ và UBND quận 12 có các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đối với CBCC chưa đáp ứng các tiêu chuẩn của QĐ 04/2004/QĐ-BNV; kế hoạch bố trí lại công tác; khen thưởng hay xử lý kỷ luật kịp thời nhằm thực hiện công

QLHCNN cấp phường ngày càng thu hút đông đảo cá nhân tham gia làm việc theo hợp đồng hay thi tuyển CBCC (đặc biệt là lực lượng trẻ tham gia vào bộ máy chính quyền cấp cơ sở với tỷ lệ tăng, và chiếm số đông: số CBCC dưới 46 tuổi chiếm 76,2%) là một con số khá cao và là một thuận lợi rất lớn cho hoạt động QLHCNN chính quyền cấp cơ sở quận 12.

Một vài chú ý

Một vấn đề đáng quan tâm trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta hiện nay: quản lý nhà nước là một nghề và là một nghề đặc biệt của xã hội. Đối với CBCC cấp xã nói riêng - là cấp chính quyền có một vị trí đặc biệt trong hệ thống hành hính nhà nước. Năng lực của người CBCC xã có vai trò tiên quyết đối với hiệu quả quản lý hành chính nhà nước tại địa phương. Nhưng một thực tế hiện nay, CBCC xã thiếu rất nhiều không chỉ về số lượng mà còn cả về năng lực, đã làm giảm đi hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Để thu hút và giữ chân những người CBCC có năng lực làm trong cơ quan nhà nước đòi hỏi Đảng và chính quyền các cấp phải có các chế độ, chính sách để bảo đảm về mặt tinh thần lẫn vật chất đối với họ để không những giữ chân mà còn thu hút được đông đảo nhân tài quản lý, xây dựng, phát triển đất nước.

Một thực tế là: định mức cấp phường được giao theo Quyết định 4856/QĐ- UBND ngày 11/11/2008 của UBND thành phố Hồ Chí Minh là 42.500.000đồng/người/năm. Trong khi:

+ Tính chất và nội dung công việc quản lý Nhà nước cấp phường mang tính hỗn hợp và khối lượng công việc khá nhiều, một người CBCC phường phải đảm nhận nhiều công việc, nhiều chức năng khác nhau, có trường hợp kiêm nhiệm 2 lĩnh vực chuyên môn khác nhau gây áp lực về mặt tinh thần cho người CBCC phường

+ Công việc đặc thù phải tổ chức, triển khai nhiều chương trình, hoạt động, hội họp…của cấp Tỉnh, cấp Huyện giao, chi phí tốn kém. Điều này tất yếu dẫn đến kinh phí tiết kiệm được từ việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí hành chính của cơ quan hành chính cấp phường sẽ thấp hơn rất nhiều so với khoản tiết kiệm được ở các cấp hành chính khác.

về sử dụng biện chế và kinh phí hành chính giao cho cấp phường theo quyết định số 4856/QĐ-UBND của UBND Tp.Hồ Chí Minh sẽ không đủ để thực hiện một khối lượng lớn công việc một cách hiệu quả, đồng thời không những không tạo được động lực khuyến khích CBCC phường nâng cao ý thức tiết kiệm mà còn vô tình tạo ra chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, hạch sách dân…là một hiện tượng trong giai đoạn hiện nay.

Kết luận: UBND và Sở Nội vụ TP.HCM đã thực hiện các chính sách, chế độ một cách bảo đảm tối ưu nhất mọi điều kiện để tạo sự yên tâm công tác, nâng cao chất lượng công vụ ở chính quyền cấp xã trên địa bàn Thành phố. Đồng thời nhằm thu hút nhân lực, nhân tài cho công cuộc xây dựng và phát triển Thành phố. Đây là một hướng đi đúng đắn về công tác cán bộ đối với cấp chính quyền cơ sở của Thành phố Hồ Chí Minh.

Việc áp dụng các chế độ, chính sách đối với CBCC phường một cách hợp lý, kịp thời sẽ góp phần rất lớn trong công tác nâng cao trình độ CBCC cấp chính quyền cấp cơ sở. Sự thành công bước đầu của công tác quản lý CBCC, nâng cao năng lực CBCC phường của Quận uỷ và UBND quận 12 trên đây đã khẳng định điều đó.

Song, trong thời gian tới cần xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hơn hệ thống chế độ, chính sách đối với CBCC cấp xã phù hợp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)