1. Kiến thức
- Kể được tên các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên.
- Hiểu viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Vận dụng công thức Q= m.c. t để giải các bài tập trong chương. △
- Phát biểu được 3 nội dung của nguyên lí truyền nhiệt
- Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có 2 vật trao đổi nhiệt với nhau Giải được các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa 2 vật
2.Kỹ năng
Vận dụng công thức tính nhiệt lượng Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát .
3. Thái độ
Nghiêm túc trong học tập, rèn tính cẩn thận.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,
năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán CHUẨN BỊ
B ảng ph ụ, phi ếu h ọc t ập
II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội dung/chủ
đề/chuẩn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng cần truyền cho một vật để vật nóng lên Nhiệt lượng mà một vật thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố: khối lượng, độ tăng nhiệt độ và chất cấu tạo nên
- Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào: khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.
vật. Công thức tính nhiệt lượng
- Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c.Δto
trong đó:
+ Q là nhiệt lượng vật thu vào có đơn vị là J;
+ m là khối lượng của vật có đơn vị là kg;
+ c là nhiệt dung riêng của chất làm vật, có đơn vị là J/kg.K; + Δto = to 2 - to 1 là độ tăng nhiệt độ có đơn vị là độ C (oC) - Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC.
- Đơn vị của nhiệt lượng còn được tính bằng calo. - 1 calo = 4,2 jun. Vận dụng được công thức Q = m.c.Δto để giải được một số bài khi biết giá trị của ba đại lượng, tính đại lượng còn lại. Nguyên lí truyền nhiệt và phương trình cân bằng nhiệt Phương trình cân bằng nhiệt:
Qtoả ra = Qthu vào
trong đó:
Qtoả ra = m.c.Δto; Δto = to
1 – to 2
Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì:
+ Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
+ Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. + Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
Giải được các bài tập dạng: Hai vật thực hiện trao đổi nhiệt hoàn toàn, vật thứ nhất cho biết m1, c1, t1 ; vật thứ hai biết c2, t2;
nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là t. Tính m2.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Nhận biết:
Câu 1: Nhiệt lượng của 1 vật cần thu vào để là vật nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 2: Trình bày được NLTN
2. Thông hiểu:
- Viết được CT tính NL 1 vật thu vào giải thích kí hiệu và đơn vị của các đại lượng? - Viết PTCBN
3. Vận dụng 4. Vận dụng cao