Có thể thấy rằng không có một nghiên cứu nào khẳng định chính xác tuyệt đối về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân, các nghiên cứu trước đây đều được thực hiện cho một nhóm khách hàng nhất định, tại một hoặc một số đơn vị nhất định.
Sau đây, tác giả xin khái lược một số nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. Từ đó, làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu trong luận văn này.
• Số tiền vay: Sumit Agarwal (2008), trong nghiên cứu về xác định khả năng hoàn trả của khách hàng cá nhân trong tương quan với tỷ lệ số tiền vay phải trả định kỳ và sự thay đổi lãi suất cho vay. Ket quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
Về phương diện thu nhập, khi thu nhập trên số tiền vay phải trả định kỳ tăng lên thì khả năng trả nợ cho khách hàng cá nhân cũng tăng theo. Điều này phù hợp với suy luận thông thường vì khi tỷ lệ thu nhập trên số tiền vay phải trả định kỳ tăng lên đồng nghĩa với khả năng tài chính của khách hàng cao hơn.
• Thời hạn vay: Theo nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Huyền và Stefanie Kleimeier (2007), về mô hình chấm điếm tín dụng cho mảng tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các tác giả đã lấy mẫu dữ liệu của 56.037 khoản vay từ các ngân hàng thương mại trong khoản thời gian 1992-2005. Sử dụng mô hình hồi qui Logit đế kiếm định 16 biến được đưa vào mô hình là: thời gian giao dịch với ngân hàng, giới tính, số lần vay vốn, thời gian vay, tình trạng cư trú, vùng miền cư trú, số lượng tiền gửi, giá trị tài sản bảo đảm, số người phụ thuộc, thời gian làm công việc hiện tại, tình trạng hôn nhân, loại tài sản thế chấp, số điện thoại bàn, trình độ học vấn và mục đích vay vốn. Kết quả chạy mô hình cho thấy các yếu tố và thời gian vay vốn có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
• Mục đích sử dụng vốn: Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân thường bao gồm như: vay mua nhà, vay kinh doanh và vay với mục đích tiêu dùng khác. Mỗi lĩnh vực của nền kinh tế có mức độ rủi ro khác nhau nên mức độ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cũng khác nhau. Có một nghiên cứu cụ thế nào xét về sự ảnh hưởng của mục đích sử dụng vốn có tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân hay không.
• Lãi suất cho vay: Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) thực hiện bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Công nghệ Ngân hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của một đối tượng khách hàng tại Miền Tây Nam Bộ. Theo nghiên cứu này lãi suất cho vay tỷ lệ nghịch với khả năng trả nợ của khách hàng. Có nghĩa là, lãi suất càng cao thì khả năng trả được nợ của khách hàng càng giảm.
• Bảo đảm nợ vay: Ali và Daly (2010); Fidrmuc và Hainz (2010), Psillaki và các tác giả (2010), thực hiện nghiên cứu định tính về khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân, tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của cá nhân đi vay được gọi là được gọi là mô hình 5C, có thể kể ra là: phẩm chất đạo đức (character), năng lực (capacity), vốn (capital), môi trường kinh doanh (condition), và tài sản thế chấp (collateral). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phẩm chất đạo đức, năng lực và tài sản thế chấp đều có có ảnh hưởng nhất định đến khả năng trả nợ của khách hàng.
3.1.2.2 Yeu tố thuộc về năng lực của khách hàng vay vốn
Theo một nghiên cứu của John M. Chapman (1940), đã đưa ra bốn nhân tố lớn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng như: đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm nghề nghiệp (năng lực của người vay), đặc điểm thu nhập, đặc điểm học vấn và đặc điểm khoản cho vay.
S Đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng cá nhân bao gồm: tuổi tác, giới tính và tình trạng hôn nhân, đạo đức của khách hàng. Theo Miler (2012), nữ giới ít tạo ra rủi ro tín dụng hơn nam giới do họ cẩn trọng hơn và ít gây ra các rủi ro đạo đức hơn. V à theo nghiên cứu của Chapman (1990), Weber và Musshoff (2012), họ cũng đồng tình với ý kiến trên. Crook (2001), tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như độ tuổi, thu nhập, tình trạng sở hữu nhà, nghề nghiệp, nghiên cứu rút ra kết luận là: một gia đình ít nợ hơn khi người chủ hộ trên 55 tuổi.
S Năng lực của người vay bao gồm: trình độ học vấn, đặc điểm nghề nghiệp và đặc điểm thu nhập. Người đang làm công việc đòi hỏi trình độ cao hay ngược lại, người đang làm công việc có tính chất ổn định cao hoặc ngược lại. Chapman (1990), đưa ra kết luận khả năng trả nợ từ cao đến thấp như sau: thu nhập cao, thu nhập thấp, thu nhập trung bình.
S Kinh nghiệm làm việc: kinh nghiệm càng lâu năm thì khả năng trả nợ càng cao. Tương tự với Chapman (1990), một nghiên cứu khác của Kohasal và Mansoori (2009), về khả năng trả nợ của người nông dân tại tỉnh Khorasan-Razavi của Iran cũng cho kết quả là người nông dân nào có kinh nghiệm càng lâu năm thì khả năng trả nợ càng cao. Nghiên cứu của Accquah và Addo (2011), về khả năng trả nợ của người dân Ghana thì lại
không tìm được mối qua hệ giữa kinh nghiệm làm việc và khả năng trả nợ của họ.
S Nghiên cứu khác của Kohasal và Mansoori (2009), đã phát hiện thêm yếu tố đạo đức của người vay cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng.
Ngoài ra, lịch sử nợ quá hạn trong quá khứ của khách hàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đền khả năng trả nợ của khách hàng. Nghiên cứu của Vương Quân Hoàng cùng các cộng sự (2006), về việc xây dựng mô hình xác định mức tín nhiệm khách hàng cá nhân. Nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu là mẫu 1.727 khách hàng có quan hệ tín dụng với Techcomank từ mô hình hồi qui Logit phân tích 16 yếu tố tác động, cho thấy lịch sử tín dụng có tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng. Mặc khác, thực tế cũng cho thấy, việc khách hàng đã từng có nợ quá hạn ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng của những lần vay sau.
3.1.2.3. Yeu tố số người phụ thuộc trong gia đình.
Black and Morgan (1998), rủi ro vỡ nợ chịu tác động của các yếu tố xã hội và yếu tố nhân khẩu học (cụ thể là qui mô gia đình) của người vay.
Crook (2001), họ tìm thấy rằng yếu tố về thu nhập, sở hữu nhà riêng và số lượng thành viên trong gia đình có ảnh hưởng tích cực đến mức độ vay nợ của các hộ gia đình.
Duca và Rosenthal (1993), họ cũng tìm được mối liên hệ giữa thu nhập, mức độ giàu có, số lượng thành viên trong gia đình và nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình tại Mỹ.
3.1.2.4. Các yếu tố liên quan đến ngân hang
- Rủi ro tác nghiệp: Macana (2006), bổ sung thêm yếu tố rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng. Rủi ro này xảy ra khi ngân hàng mắc các sai lầm trong khâu thẩm định giá trị tài sản và chấm điểm xếp hạng khách hang, làm ản hưởng rất lới tới khả năng trả nợ của khách hàng vay.
- Kinh nghiệm của cán bộ tín dung: Nghiên cứu của Scott J. (2006), cho thấy rủi ro khách hàng không trả được nợ xuất phát từ việc ngân hàng không xác định đúng đối tượng cho vay, cụ thể từ chối cho vay với một khách hàng năng lực, phẩm
chất đạo đức tốt và chấp thuận cho vay với những trường hợp ngược lại. Việc thẩm định khả năng tài chính và phẩm chất đạo đức của khách hàng có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm, kiến thức và năng lực của cán bộ tín dụng. Kinh nghiệm, năng lực của cán bộ tín dụng thể hiện thông qua việc đánh giá đúng khả năng khách hàng có thực hiện đúng cam kết trả nợ hay không, đồng thời có những hành động xử lý kịp thời khi xuất hiện rủi ro mất vốn của ngân hàng. Nghiên cứu của Scott cho thấy rằng việc thẩm định hồ sơ cảm tính, hời hợt, không có căn cứ khoa học như thế dẫn đến khả năng cao ngân hàng không thu hồi được khoản tiền đã cho vay.
Tóm lại, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân thay đổi tùy theo đối tượng khách hàng, thay đổi theo nhóm khác hàng của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, nhìn chung về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân bao gồm những yếu tố thuộc về khoản vay, yếu tố thuộc về năng lực khách hàng, yếu tố thuộc về ngân hàng và môi trường kinh tế. Trong phạm vi nghên cứu của tác giả, tập trung nghiên cứu các yếu tố thuộc về khoản vay và thuộc về khách hàng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng để từ đó khuyến nghị cho ngân hàng kiểm soát các yếu tố này nhàm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng
3.2. Lược khảo kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khoản vay của KHCN
Sau đây, tác giả xin lược khảo một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân để có cơ sở cho mô hình nghiên cứu định lượng trong luận văn này
3.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Crook (2001), tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như độ tuổi, thu nhập, tình trạng sở hữu nhà, nghề nghiệp, nghiên cứu rút ra kết luận là: một gia đình ít nợ hơn khi người chủ hộ trên 55 tuổi và không có ý định rủi ro trong khi một gia đình sẽ có dư nợ nhiều hơn khi có thu nhập cao hơn, sở hữu nhà riêng và người chủ hộ vẫn đang làm việc.
J∙A.Scott (2006), hướng nghiên cứu đến phương diện thẩm định tư cách, năng lực tài chính của người vay. Trong nghiên cứu của Scott, rủi ro khách hàng không trả được nợ xuất phát từ việc ngân hàng không xác định đúng đối tượng cho vay, cụ thể từ chối cho vay với một khách hàng năng lực, phẩm chất đạo đức tốt và chấp thuận cho vay với những trường hợp ngược lại. V iệc thẩm định khả năng tài chính và phẩm chất đạo đức của khách hàng có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm, kiến thức và năng lực của cán bộ tín dụng. Kinh nghiệm, năng lực của cán bộ tín dụng thể hiện thông qua việc đánh giá đúng khả năng khách hàng có thực hiện đúng cam kết trả nợ hay không, đồng thời có những hành động kịp thời khi xuất hiện rủi ro mất vốn của ngân hàng. Nghiên cứu của Scott cho thấy rằng việc thẩm định hồ sơ cảm tính, hời hợt, không có căn cứ khoa học như thế dẫn đến khả năng cao ngân hàng không thu hồi được khoản tiền đã cho vay.
Đinh Thị Thanh Huyền và Stefanie Kleimeier (2007), nghiên cứu về mô hình chấm điểm tín dụng cho mảng tín dụng cá nhân tại các NHTM Việt Nam. Các tác giả đã lấy mẫu dữ liệu của 56.037 khoản vay từ các NHTM trong khoản thời gian 1992-2005. Sử dụng mô hình hồi qui Logit để kiểm định 16 biến được đưa vào mô hình là: thời gian giao dịch với ngân hàng, giới tính, số lần vay vốn, thời gian vay, tình trạng cư trú, vùng miền cư trú, số lượng tiền gửi, giá trị tài sản đảm bảo, số người phụ thuộc, thời gian làm công việc hiện tại, tình trạng hôn nhân, loại tài sản thế chấp, số điện thoại bàn, trình độ học vấn và mục đích vay vốn. Kết quả chạy mô hình cho thấy yếu tố thời gian vay vốn có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Sumit Agarwal (2008), trong nghiên cứu về xác định khả năng hoàn trả của khách hàng cá nhân trong tương quan với tỷ lệ số tiền vay phải trả định kỳ và sự thay đổi lãi suất cho vay. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
Về phương diện thu nhập, khi thu nhập trên số tiền vay phải trả định kỳ tăng lên thì khả năng trả nợ cho khách hàng cá nhân cũng tăng theo. Điều này phù hợp với suy luận thông thường vì khi tỷ lệ thu nhập trên số tiền vay phải trả định kỳ tăng lên đồng nghĩa với khả năng tài chính của khách hàng cao hơn.
Kohansal và Mansoori (2009), đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của nông hộ ở tỉnh Khorasan - Razavi nước Iran. Nghiên cứu đã sử
dụng mô hình hồi quy Logit để ước lượng. Trong đó, biến phụ thuộc là khả năng trả nợ được định nghĩa có giá trị 1 nếu nông hộ trả nợ đúng hạn, ngược lại bằng 0 đối với những nông hộ trả nợ không đúng hạn, dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi phỏng vấn cho 175 nông hộ vùng nông thôn. Kết quả đã chỉ ra biến độc lập đưa vào mô hình ước lượng có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng thuận chiều với biến phụ thuộc là kinh nghiệm canh tác, lượng vốn vay, giá trị tài sản thế chấp, thu nhập, biến có ý nghĩa thống kê và nghịch chiều với biến phụ thuộc là lãi suất vay, số tiền đề nghị vay, số tiền đến hạn trả theo phân kỳ.
Wongnaa, Awunyo - Victor (2013), nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông dân Yam tại quận Sene, Ghana. Nghiên cứu phân tích những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc hoàn trả vốn vay của nông dân trồng khoai mỡ tại huyện Sene, Ghana. Kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên được sử dụng để chọn ra 100 nông hộ phỏng vấn ý kiến bằng bảng câu hỏi đã được soạn sẵn. Phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi quy Probit được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất khoai mỡ, lợi nhuận, tuổi tác, sự giám sát từ phía ngân hàng, các nguồn thu nhập khác phi nông nghiệp, giới tính của chủ hộ và tình trạng hôn nhân là những biến có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ. Trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất khoai mỡ, lợi nhuận, tuổi tác, sự giám sát từ phía ngân hàng, các nguồn thu nhập khác phi nông nghiệp có mối tương quan thuận chiều với khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ. Giới tính của chủ hộ và tình trạng hôn nhân là những biến có mối tương quan nghịch chiều với khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ.
S.U.Isitor et al. (2016), nghiên cứu về các yếu tố quyết định trả nợ vay của nông dân tại hợp tác xã ở Remo, bang Ogun, Nigeria. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xác định các yếu tố quan trọng nhằm giúp cải thiện tình trạng trả nợ vay của những hộ gia đình nhỏ tại hợp tác xã Remo, Ogun, Nigeria. Tác giả đã tiến hành thu thập ý kiến của 120 người bằng bảng câu hỏi với kỹ thuật lấy mẫu nhiều giai đoạn. Các phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, mô hình hồi quy Probit đã được tác giả sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 56% hộ gia đình có thể hoàn trả vốn vay đúng thời hạn, số còn lại thì không. Tuổi tác trung bình của chủ hộ
ST
T Tác giả Năm Nội dung nghiên cứu Kết quả
là tầm 47 tuổi, phần lớn trong số họ là nam giới và đã kết hôn. Quy mô hộ trung bình là từ 4-6 thành viên. Kết quả mô hình probit cho thấy tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, thu nhập trung bình hàng tháng, số tiền vay và số người phụ thuộc trong gia đình là những yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của nông hộ. Trong đó, tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất nông