4. CHƯƠNG IV: LẬP TRÌNH HỆ THỐNG TRỘN 1 Thiết kế tem in mã vạch bằng phần mềm Bartender
4.2. Cấu hình truyền thông cho module FX2N-232IF
Bảng 4.1: Danh sách địa chỉ cho PLC
ĐỊA CHỈ PLC
MÔ TẢ KIỂU DỮ LIỆU
BẮT ĐẦU KẾT THÚC
D100 D106 Nhận dữ liệu từ BFM Data register
M0 M0 Cho phép module nhận dữ liệu Memory
M2 M2 Reset cờ hoàn thành nhận dữ liệu Memory
M3 M3 Reset lỗi truyền thông Memory
M10 M25 Đọc trạng thái hoạt động củamodule Memory
X0 X0 Reset lỗi truyền thông Input
Y16 Y16 Báo lỗi truyền thông Output
Cấu hình truyền thông module FX2N-232IF:
Cài đặt giao thức: Số bit truyền: 8 bit Party: chẵn
Số bít stop: 1 bit Tốc độ baud: 9600 CR và LF: Cả CR và LF
Chiều dài dữ liệu vùng nhớ đệm: 16bit
Giá trị Hex 0C87 được ghi từ PLC tới vùng nhớ nhớ đệm BFM #0 với lệnh TO để cài đặt giao thức truyền thông như trên.
Trước khi nhận dữ liệu, trạng thái M0 (cho phép gửi/nhận dữ liệu) phải được lên ON. Bit nhận hoàn thành M11 (b1 của BFM #28), bit trạng thái báo lỗi truyền thông M13 thì được đọc về từ vùng nhớ đệm BFM #28 bằng lệnh FROM. Nếu lỗi xảy ra thì đèn báo có địa chỉ PLC Y016 lên ON.
Lỗi truyền thông được xóa thông qua bit M3 (b3 của BFM #1).
Sau khi nhận dữ liệu hoàn thành bit M11 lên ON thì tiến hành đọc dữ liệu từ vùng nhớ đệm và lưu trữ trong các thanh ghi có địa chỉ bắt đầu D100. Số điểm đọc về được quy định trong lệnh From (ở đây là K7). Đồng thời M2 (bit 2 của BFM #1) cũng được cài đặt lên ON để xóa bit M11.
Cuối cùng là lệnh ghi các các trạng thái bit cho phép nhận/gửi dữ liệu M0, Reset cờ hoàn thành nhận dữ liệu M2, Reset lỗi M3 thì được ghi tới BFM #1.