Vi điều khiển (Microcontroller)

Một phần của tài liệu Tài liệu đồ án PLC barcode (Trang 27 - 28)

2. CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG PLC TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG

2.1.3. Vi điều khiển (Microcontroller)

Vi điều khiển là một máy tính được tích hợp trên một chip, nó thường được sử dụng để diều khiển các thiết bị điện tử. Vi điều khiển thực chất là một hệ thống bao gồm một vi xử lý có hiệu suất đủ dùng và giá thành thấp (khác với các bộ vi xử lý đa năng dùng trong máy tính) kết hợp với các khối ngoại vi như bộ nhớ các mô đun vào/ra, các mô đun biến đổi số sang Analog và Analog sang số... Ở máy tính thì các mô đun thường được xây dựng bởi các chip và mạch ngoài.

Hình 2.3: Một số loại vi điều khiển

Vi điều khiển thường được xây dựng các hệ thống nhúng. Nó xuất hiện khá nhiều trong các dụng cụ điện tử, thiết bị điện, máy giặt, thiết bị đa

phương tiện, dây chuyền tự động...

Hầu hết các vi điều khiển ngày nay được xây dựng dựa trên kiến trúc Harvard, kiến trúc này được định nghĩa bốn thành phần cần thiết của một hệ thống nhúng. Những thành phần này là CPU, bộ nhớ chương trình (thông thường là ROM hoặc bộ nhớ Flash), bộ nhớ dữ liệu (RAM), một hoặc vài bộ định thời và các cổng vào/ra để giao tiếp với các thiết bị ngoại vi – tất cả các khối này được thiết kế trong một vi mạch tích hợp.

− Ưu điểm: Giá thành rẻ.

Kích thước vật lí nhỏ. Độ bảo mật cao.

− Hạn chế:

Yêu cầu cao về môi trường làm việc.

Yêu cầu người lập trình phải hiểu rõ về cấu trúc phần cứng. Khả năng nhiễu cao.

− Phạm vi ứng dụng

Được ứng dụng nhiều trong dân dụng: nhà thông minh, điều khiển các thiết bị từ xa, hệ thống vệ sinh thông minh...

Chế tạo các card thông minh. Ứng dụng trong hệ thống nhúng.

Một phần của tài liệu Tài liệu đồ án PLC barcode (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w