5. Kết cấu của đề tài
2.2.2 Kiến nghị đưa ra giải pháp hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật về
hiệu nổi tiếng
Các quy định pháp luật của Việt Nam đã được xây dựng dựa trên một điều luật xác định nội hàm khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng tại khoản 20 Điều 4 tại Luật Sở hữu trí tuệ và liệt kê các tiêu chí quy định tại Điều 75 cũng tại Luật này. Tuy nhiên, với việc sửa đổi bổ sung vào các năm 2009, 2019 song lại không có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến vấn đề liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng. Để hoàn thiện các quy định pháp luật, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau.
Một là, sửa đổi khoản 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ và nên sửa lại thành: “nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu có danh tiếng được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi”, theo quy định hiện hành khái niệm về nhãn hiệu nổi tiếng chỉ được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam và điều này chưa thực sự phù hợp với Điều 6bis Công Ước Paris. Nếu một nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu nhưng lại không được biết đến bởi người tiêu dùng Việt Nam thì theo như giải thích từ khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sẽ khó được bảo hộ như nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, đó thực sự là một bất lợi lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài nếu muốn thâm nhập đầu tư vào thị trường Việt. Và giải thích cụm từ “công chúng có liên quan”, theo đó khái niệm này phải được hiểu là nhóm người tiêu dùng có liên quan đến đến một chủng loại hàng hóa/dịch vụ nhất định mang nhãn hiệu, nhà sản xuất hoặc ung ứng hàng hóa/dịch vụ đó, người bán và những người khác có tham gia hoặc có liên quan đến kênh phân phối hàng hóa/dịch vụ đó.
Hai là, nên loại bỏ điểm i khoản 2 Điều 74 (74.2i) Luật Sở hữu trí tuệ khi Việt Nam không có nghĩa vụ và cũng không cần thiết phải từ chối nhãn hiệu xin đăng ký dựa trên căn cứ mơ hồ và mang tính chủ quan cá nhân rằng một nhãn hiệu có trước nào đó được xem là nổi tiếng mà không dựa trên bất kỳ quy trình hay thủ tục công nhận nhãn hiệu nổi tiếng nào cả. Nói cách khác, việc đánh giá khả năng phân biệt của dấu hiệu xin đăng ký trong đơn đăng ký sẽ không tự động và không mặc nhiên được sử dụng căn cứ từ chối vì lý do nhãn hiệu nổi tiếng nữa. Tuy nhiên, ý nghĩa thực tiễn của Điều 74.2i sẽ không mất đi mà nó nên được cấu trúc thành một điều khoản mới độc lập trên cơ sở mở rộng phạm vi quy định hiện tại của Điều 74.2i và kết hợp với sử dụng Điều 129.1d. Theo đó, điều luật mới này (tạm gọi là Điều 75’) có thể được dự kiến như sau:
36
Điều 75’. Nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
1. Nếu bất kỳ quyền đối với nhãn hiệu được biết tới rộng rãi bởi công chúng liên quan tại Việt Nam bị xâm phạm thì chủ nhãn hiệu đó có thể thực hiện các quy định có liên quan của luật này để yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu được cho là nổi tiếng đó. 2. Trường hợp đối tượng xin đăng ký có dấu hiệu trùng, tương tự, là phiên âm, phiên dịch của nhãn hiệu nổi tiếng của bên thứ ba mà nhãn hiệu nổi tiếng này chưa được đăng ký ở Việt Nam mà có cùng hàng hóa/dịch vụ gắn liền với chúng và với điều kiện có thể gây nhầm lẫn cho công chúng và gây thiệt hại đến lợi ích của chủ nhãn hiệu nổi tiếng thì dấu hiệu xin đăng ký đó phải bị từ chối và việc sử dụng nó trong thương mại sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng.
3. Trường hợp dấu hiệu xin đăng ký dấu có hiệu trùng, tương tự, là phiên âm, phiên dịch của nhãn hiệu nổi tiếng của bên thứ ba mà nhãn hiệu nổi tiếng đã đăng ký ở Việt Nam mà không cùng hàng hóa/dịch vụ gắn liền với chúng và với điều kiện có thể gây nhầm lẫn cho công chúng và làm tổn hại đến lợi ích của chủ nhãn hiệu nổi tiếng thì dấu hiệu xin đăng ký đó phải bị từ chối và việc sử dụng nó trong thương mại sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng.
Phù hợp với phân tích trên, tôi cũng đề xuất sửa đổi nội dung quy định tại Điều 75 Luật SHTT (tạm gọi là điều 75’’) như sau:
Điều 75’’. Các yếu tố phải xem xét trước khi công nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng.
1. Việc xem xét công nhận nhãn hiệu nổi tiếng sẽ chỉ được tiến hành trên cơ sở có yêu cầu của các bên liên quan và dựa trên thông tin, tài liệu và chứng cứ của mỗi vụ việc tương ứng đó.
2. Các yếu tố dưới đây phải được xem xét trước khi quyết định một nhãn hiệu là nổi tiếng: (a) Mức độ biết đến và công nhận nhãn hiệu bởi bộ phận công chúng có liên quan; (b) Thời gian, quy mô và khu vực địa lý của bất kỳ hoạt động sử dụng, quảng bá nhãn hiệu bao gồm quảng cáo hoặc quảng bá, giới thiệu tại các triển lãm, hội chợ đối với hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu; (c) Thời gian và khu vực địa lý mà nhãn hiệu đã được đăng ký và/hoặc đã được nộp đơn đăng ký; (d ) Hồ sơ thực thực thi thành công quyền độc quyền nhãn hiệu, đặc biệt là phạm vi mà nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng bởi cơ quan có thẩm quyền; (e) Nhãn hiệu phải được sử dụng
37
liên tục gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế; (f) Giá trị gắn liền với nhãn hiệu.
3. Trong quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc trong quá trình thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bởi các cơ quan có thẩm quyền mà có đơn yêu cầu của một trong các bên liên quan yêu cầu công nhận nhãn hiệu nổi tiếng theo Điều 75’ của Luật này thì Cục SHTT có thể tùy theo sự việc và các bằng chứng cụ thể của vụ việc đó, xem xét quyết định liệu nhãn hiệu được yêu cầu có phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không.
4. Trong quá trình xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hoặc các tranh chấp khác liên quan đến nhãn hiệu, các bên liên quan, phù hợp với quy định của Điều 75’, có thể yêu cầu công nhận nhãn hiệu của mình là nổi tiếng. Trong trường hợp này Cục Sở hữu trí tuệ có thể, tùy theo sự việc và các bằng chứng cụ thể của vụ việc đó xem xét quyết định liệu nhãn hiệu được yêu cầu có phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không.
5. Trong quá trình xét xử các tranh chấp dân sự hoặc hành chính liên quan đến nhãn hiệu, các bên liên quan có thể yêu cầu tòa án có thẩm quyền, tùy theo sự việc và các bằng chứng cụ thể của vụ việc đó, xem xét công nhận nhãn hiệu của mình là nổi tiếng và được công bố trên công báo của Cục Sở hữu trí tuệ.
Ba là, đề xuất thủ tục công nhận bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Theo đó Tài liệu bằng chứng dưới đây có thể được xem xét là bằng chứng chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng phù hợp với Điều 75 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019:
1. Bằng chứng chứng minh mức độ biết đến và công nhận nhãn hiệu bởi bộ phận công chúng liên quan.
2. Tài liệu chứng minh quá trình sử dụng nhãn hiệu, trong đó bao gồm thông tin bằng chứng thể hiện lịch sử ra đời, phạm vi sử dụng và khu vực địa lý đã đăng ký. Đối với nhãn hiệu chưa đăng ký thuộc đối tượng yêu cầu xem xét công nhận là nổi tiếng thì tài liệu chứng minh quá trình sử dụng phải thể hiện được ít nhất 10 năm. Đối với nhãn hiệu đã đăng ký các tài liệu chứng minh này không được ít hơn 5 năm.
3. Bằng chứng chứng minh quá trình, mức độ và phạm vi địa lý của bất kỳ hoạt động quảng cáo, quảng bá nhãn hiệu, trong đó đặc biệt bao gồm thông tin bằng chứng thể hiện các hoạt động bán hàng và quảng bá nhãn hiệu gồm cả chi phí để tiến hành
38
công việc đó, phạm vi địa lý, dạng thức tiến hành quảng cáo và tần suất quảng cáo có liên quan đến nhãn hiệu
4. Bằng chứng khác chứng tỏ nhãn hiệu đã được công nhận là nổi tiếng ở bất kỳ đâu trên thế giới (nếu có).
5. Tài liệu bằng chứng khác để từ đó có thể suy luận được nhãn hiệu yêu cầu xem xét là nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm nhưng không giới hạn ở doanh thu/doanh số, thị phần, lợi nhuận, thuế đã trả.
Thẩm quyền công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Chỉ có cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) hoặc tòa án mới có thẩm quyền xem xét công nhận một nhãn hiệu có được coi là nhãn hiệu nổi tiếng hay không khi và chỉ khi có yêu cầu bằng văn bản nộp bởi bên có liên quan đề nghị công nhận và bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong quá trình xác lập quyền, phản đối đơn đăng ký, hủy bỏ hiệu lực hoặc đề nghị xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc khởi kiện yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng gây ra.
Kết luận Chương 2
Nội dung chương 2 đã đề cập đến thực tiễn áp dụng pháp luật trong các năm qua về đối tượng nhãn hiệu nổi tiếng. Thông qua các biện pháp quy định trong các văn bản pháp luật nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng qua đó cho thấy những ưu điểm mà các quy định này mang lại là rất cần thiết và thiết thực, tuân thủ các điều ước quốc tế,…Tuy nhiên, cũng nhận thấy những vướng mắc áp dụng pháp luật đối với đối tượng này như các quy định còn chung chung, các cơ quan chức năng chưa thực sự quan tâm đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng dù tiềm năng của đối tượng này là rất lớn ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh quốc gia. Đặc biệt là hiện tại ở Việt Nam chưa có nhãn hiệu nào được công nhận chính thức là nhãn hiệu nổi tiếng và ban hành một công báo các nhãn hiệu nổi tiếng. Nhận thấy những vướng mắc đó, trong khuôn khổ bài báo cáo này, tôi cũng đã đề xuất các kiến nghị nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong việc xây dựng, thực thi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.
39
KẾT LUẬN
Xu hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế giới hiện nay là toàn cầu hóa. Ý nghĩa của toàn cầu hóa không chỉ giới hạn trong phạm vi lĩnh vực kinh tế mà còn liên quan và tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, bao gồm cả hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ nói riêng của mọi quốc gia. Các quốc gia hiện nay đều liên kết với nhau thông qua các hiệp ước thương mại tạo nên nền kinh tế đa phương, hàng hóa của các quốc gia được đưa trao đổi liên tục. Tuy nhiên, khi toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, vấn đề xâm phạm các giá trị của quyền Sở hữu trí tuệ cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết và vấn đề này mang lại những thách thức không nhỏ cho việc bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt là đối với nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đến từ sự phổ biến của mạng internet toàn cầu giúp kết nối người tiêu dùng với nhãn hiệu và sản phẩm mang nhãn hiệu ngày càng trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.Trước đây, để một nhãn hiệu thông thường trở nên phổ biến toàn cầu cần có yếu tố thời gian để đi vào lòng người tiêu dùng, tuy nhiên hiện nay một nhãn hiệu thông thường mới thành lập trong khỏng thời gian ngắn cũng có thể trở nên phổ biến trên phạm vi toàn thế giới ví dụ như: Tik tok (Trung Quốc), Tesla (Mỹ), Grab (Singapore),.... Điều này đồng thời cũng tạo ra những thách thức không nhỏ cho việc bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng bởi nguyên tắc pháp lý truyền thống đôi khi không thể phát huy hết tác dụng của mình. Do vậy trong bối cảnh hiện đại nhu cầu xây dựng và phát triển một cơ chế pháp lý chung mang tính toàn cầu nhằm bảo hộ nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng ngày càng trở nên cần thiết.
Các quy định pháp luật Việt Nam cho thấy hệ thống pháp luật nước ta về bảo hộ Nhãn hiệu nổi tiếng đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Hệ thống pháp luật được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất hài hòa với các chuẩn mực pháp lý quốc tế cũng như pháp luật các nước. Đây là sự nỗ lực của Nhà nước trong việc tiếp thu những kinh nghiệm của các nước khác cũng như tham gia vào quốc tế hóa các quy định của khuôn khổ pháp lý quốc tế. Hệ thống này không chỉ đóng vai trò quyết định trong việc bảo hộ một cách hiệu quả các quyền và lợi ích của chủ sở hữu mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, đặc biết là các quan hệ kinh tế quốc tế.
Có thể thấy, Nhà nước ta đã có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của một hệ thống chính sách và pháp luật về Sở hữu trí tuệ nói
40
chung, nhãn hiệu nói riêng đối với sự phát triển của quốc gia và có những nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác lập pháp. Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn chưa thật sự phát huy hiệu quả trong việc tạo ra một hệ thống pháp lý tiến bộ về bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính phủ cần có những kế hoạch và chiến lược cụ thể, rõ ràng để nâng cao và phát triển hệ thống bảo hộ nhãn hiệu, đồng thời tăng cường chế độ pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Nhất là khi khoảng cách giữa hệ thống pháp luật Việt Nam và các hệ thống pháp luật khác, cụ thể là hệ thống pháp luật EU vẫn còn xa trong khi chúng ta vừa đạt được thành tựu bước đầu thành công đàm phán Hiệp định Thương mại Việt Nam – Liên minh Châu Âu.
Việt Nam cũng cần xem xét việc xây dựng và công bố danh mục nhãn hiệu nổi tiếng hay rất nổi tiếng trên thế giới mà chúng được biết đến hoặc sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, thông qua các kênh thương mại hay qua hoạt động quảng cáo hoặc xúc tiến thương mại. Bên cạnh việc xây dựng danh mục nhãn hiệu nổi tiếng thế giới nhà nước cũng cần xây dựng một danh mục nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam bao gồm những nhãn hiệu nội địa được công chúng biết đến là sử dụng rộng rãi như: Cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, sữa Vinamilk ….Nhằm giúp các doanh nghiệp này có chính sách mở rộng và phát triển các nhãn hiệu đó ra thị trường nước ngoài. Song song đó việc thành lập một tòa án chuyên trách có thẩm quyền giải quyết các vụ việc liên quan đến lĩnh vực Sở hữu trí tuệ cũng là một yêu cầu tất yếu, khi mà trong thời điểm hiện nay, vai trò của Tòa án Việt Nam trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ còn chưa xứng tầm, trong khi các vụ việc xâm phậm quyền SHTT ngày càng gia tăng ở Việt Nam.
41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Công thương, Khởi tố vụ án “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” đối với Bia SAIGON VIETNAM, Nguồn: http://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi- tiet/-/chi-tiet/khoi-to-vu-an-xam-pham-quyen-so-huu-cong-nghiep-%C4%91oi-voi- bia-saigon-vietnam-20474-2801.html
2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2017), Dự án bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo