Các trường hợp được xem là vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng

Một phần của tài liệu FILE_20210504_110343_BÁO CÁO THỰC TẬP đã hoàn thành (Trang 29 - 32)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.3 Các trường hợp được xem là vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng

Một trong những vấn đề được xét tới là khả năng phân biệt của nhãn hiệu được quy định tại điểm i, khoản 2, Điều 74 Luật SHTT. Trong đó, nhãn hiệu không được coi là có khả năng phân biệt nếu nó là một dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang NHNT hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của NHNT hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của NHNT. Quy định như vậy là phù hợp với thực tế cũng như thông lệ trên thế giới. Tuy nhiên, Luật chưa quy định cụ thể những dấu hiệu như thế nào thì được coi là "trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn" với NHNT. Khắc phục điều này, điểm a khoản 3 Điều 11 Nghị định 105/2006 NĐ-CP có hướng dẫn như sau: dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Đối với NHNT, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu: hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ; hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang NHNT nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu NHNT. Vụ kiện Vereinigte Papierwerke Co. (Germany) và Cơ sở Tam Hữu (Việt Nam) năm 1999 là điển hình về việc chủ nhãn hiệu nổi tiếng có quyền phản đối việc đối phương

13 Aspirin là loại nhãn hiệu vốn có chức năng nhãn hiệu tại thời điểm nộp đơn nhưng đã trở thành tên gọi thông thường của các loại thuốc có chức năng giảm đau vì nhiều lý do khác nhau mà chủ yếu là nó được sử dụng tràn lan và rộng rãi mà công ty sở hữu quyền bảo hộ là Bayer (Đức) không thể ngăn chặn được do đó đã dần làm mất chức năng nhãn hiệu.

19

đã đăng ký nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu

của mình. Theo đó nhãn hiệu “TEMPO” thuộc nhóm 16 Giấy và các sản phẩm làm từ giấy, giấy mỏng dùng để lau có số đơn4-1995-22614, của Vereinigte Papierwerke Co. (VPC) bị xâm phạm khi Cơ sở Tam Hữu đã đăng ký nhãn hiệu

“TENPO” đơn số 4-1993-15574 năm 1993 và “TEMPO”

đơn số 4-1994-20830 năm 1994 cùng cho nhóm 16 Khăn giấy tại Cục SHTT trước khi VPC nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “TEMPO” vào năm 1995. VPC đã nộp hồ sơ khiếu nại trên cơ sở Điều 6bis Công Ước Paris và Điều 792 Bộ Luật Dân Sự năm 1995 viện dẫn rằng (1) “TEMPO” là nhãn hiệu nổi tiếng của VPC và Procter & Gamble Manufacturing GMBH và (2) Cơ sở Tam Hữu đã hành động không lành mạnh khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “TEMPO” đối với hàng hóa, dịch vụ tương tự. Sau khi xem xét chứng cứ của vụ kiện cũng như lập luận của VPC, Cục SHTT đã quyết định cho phép khiếu nại đối với nhãn hiệu “TEMPO” thuộc nhóm 16 và 25, “TENPO” và “TINPO” thuộc nhóm 16, và ra quyết định hủy bỏ đăng ký của Tam Hữu. Từ vụ việc có thể thấy rằng, chủ nhãn hiệu nổi tiếng có quyền phản đối việc đăng ký nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình cũng giống như đối với nhãn hiệu thông thường. Ngoài ra, ta có thể tham khảo đến bản Khuyến nghị chung của WIPO về bảo hộ NHNT (những nhãn hiệu như vậy được gọi là nhãn hiệu gây xung đột). Theo đó, nhãn hiệu sẽ bị coi là gây xung đột với NHNT khi nhãn hiệu này, hoặc một phần của nhãn hiệu này, có chứa sự sao chép, sự bắt chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của NHNT, có khả năng gây nhầm lẫn, nếu nhãn hiệu, hoặc phần cơ bản của nhãn hiệu này, được sử dụng, là đối tượng của đơn đăng kí hoặc đã được đăng kí đối với loại hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu, các ví dụ sau sẽ minh họa rõ hơn: nhãn hiệu “COVERSYL” của Biofarma14 và nhãn hiệu xâm phạm CAVERSYL của Công ty dược phẩm SHINPOONG DAEWOO Việt Nam có dấu hiệu tương tự chỉ khác chữ cái “A”, Công ty Liên doanh Phú Thọ. Không kể đến các loại hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu này là đối tượng của đơn đang kí hoặc đã được đăng kí, nhãn hiệu này sẽ bị coi là xung đột với NHNT khi nhãn hiệu này hoặc một phần cơ bản của nhãn hiệu này có chứa sự sao chép, sự bắt

20

chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của NHNT, và khi có ít nhất một trong các điều kiện sau đây:

Sự sử dụng nhãn hiệu đó biểu thị một mối liên hệ giữa hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu, là đối tượng của đơn đăng kí, hoặc đã được đăng ký, và của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, và có nguy cơ đe dọa lợi ích của họ;

Sự sử dụng nhãn hiệu đó có khả năng làm suy yếu hoặc lu mờ theo cách không công bằng những đặc tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng;

Sự sử dụng nhãn hiệu đó có thể sẽ gây bất lợi cho những đặc tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng. Có thể thấy việc xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề vi phạm NHNT ngày càng được hoàn thiện hơn trong các văn bản pháp luật Việt Nam, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình thực thi, cũng như thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, pháp luật cần có những quy định rõ ràng, cụ thể và dễ dàng áp dụng hơn trong thực tiễn.

Kết luận Chương 1

Chương 1 đã giới thiệu khái quát khái niệm , đặc điểm và lịch sử hình thành nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở các nước trên thế giới và Việt Nam. Là tiền đề giúp làm rõ thực trạng quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay thông qua các căn cứ xác lập quyền, mô tả đối tượng, chủ thể, các cơ chế bảo hộ cũng như thời hạn được bảo hộ, các ví dụ điển hình về trường hợp vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong các năm qua.

Trong chương tiếp theo của báo cáo thực tập sẽ đề cập đến thực tiễn áp dụng pháp luật và qua đó mô tả các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam.

21

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN

NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu FILE_20210504_110343_BÁO CÁO THỰC TẬP đã hoàn thành (Trang 29 - 32)