Vô vô minh diệc vô vô minh tận nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận.

Một phần của tài liệu thieuthatlucmon (Trang 27 - 28)

Không vô minh cũng không cái hết vô minh, cho đến không lão tử cũng không hết lão tử. Đó là nói cái gì? Mười hai nhân duyên nó là hữu, dưới cái sanh thì lão liền theo đó, hễ có sanh thì liền có lão rồi tới tử. Có thân thì vô minh đến, hai tướng đều ngang nhau. Tại sao mà nói như vậy? Ở đây nói rằng: “Mười hai nhân duyên nó là có nếu mình theo mười hai nhân duyên.” (Các kinh A-hàm chủ trương mười hai nhân duyên là cái pháp duyên khởi, chân lý đó để cho hàng Nhị thừa y cứ đó mà tu hành được đạo giải thoát được gọi là Duyên giác.) Ở đây đối với quan niệm Bát- nhã mà nhất là quan niệm của Tổ Bồ-đề-đạt-ma, thì Ngài nói mười hai nhân duyên nó có. Nếu có sanh thì liền có lão nó theo nhau, đều đồng với nhau hết. Tại sao vậy? Có thân thì liền có vô minh, hai cái đó nó không rời nhau đều đồng với nhau hết. Tại sao vậy? Vì thấy có cái này tức là có cái kia. Bây giờ tất cả mười hai nhân duyên mình thấy không thật thì sao? Như vậy nên nói: “Thân hết thì vô minh hết”

Thọ báo khước lai kỳ (Cái thọ báo đến bao giờ? Bao giờ mà đến?) Trí thân xem như là huyễn hóa.

Mau mau ngộđược cái vô vi (Gấp gấp ngộ vô vi).

Người mà có được trí, dùng cái trí thân mà xem xét tất cả các pháp như huyễn hóa, mà huyễn hóa thì tức nhiên mình chóng ngộđược cái pháp vô vi. Như vậy cho nên căn cứ vào cái chân như thì nó không có mười hai nhân duyên thật, mà biết mười hai nhân duyên đều là huyễn hóa, không thật, chớ nếu mình thấy thật thì tức nhiên còn nằm ở trong vô minh, vì vậy mà nếu thấy có thân tức là có vô minh, thấy có sanh tức là có lão, nó theo đó liền liền.

Một phần của tài liệu thieuthatlucmon (Trang 27 - 28)