CỬA THỨ NHÌ: PHÁ TƯỚNG LUẬN

Một phần của tài liệu thieuthatlucmon (Trang 42 - 67)

Phá tướng tức là dẹp bỏ những cái hình tướng bên ngoài để trở về bản tâm. Hỏi: - Nếu có người chí cầu Phật đạo phải tu pháp gì thật là tỉnh yếu?

Chữ tỉnh là đơn giản, chữ yếu là thiết yếu. Nói tóm lại là phương pháp đơn giản, thiết yếu là pháp gì?

Đáp: - Chỉ quán tâm. Đó là một pháp tổng nhiếp hết các pháp cho nên rất là tỉnh yếu.

Tức là chỉ có phương pháp quán tâm là tỉnh yếu bậc nhất, chớ không có phương pháp nào tỉnh yếu hơn nữa. Tại sao vậy? Vì một cái tâm đó nó bao trùm hết các pháp cho nên nói là tỉnh yếu.

Hỏi: - Sao nói một pháp hay nhiếp hết các pháp?

Đáp: - Tâm là cội gốc của muôn pháp. Tất cả các pháp chỉ do tâm mà sanh ra. Nếu hay liễu được tâm thì muôn pháp đều đầy đủ, ví như cây to có những cành lá và hoa quả thảy đều y nơi cái gốc mà sanh ra. Khi chúng ta chặt cây, đào gốc ắt là cây phải chết. Nếu liễu được tâm mà tu hành thì tỉnh lực mà dễ thành (tỉnh lực tức là ít tốn công lực). Còn không liễu được tâm mà tu hành thì phí công nhiều mà vô ích. Cho nên biết tất cả thiện, ác đều do nơi tâm mình. Ngoài tâm riêng cầu cái gì khác trọn không có lẽấy.

Như vậy ởđây có hai câu hỏi:

1. Câu thứ nhất: Mở màn cho người cầu đạo có phương pháp gì vừa đơn giản mà lại thiết yếu. Ngài chỉ cho một phương pháp đơn giản và thiết yếu nhất là Quán tâm. Quán tâm không phải ngồi lại một chỗ mà quán tâm, mà là trở về thấy được tâm mình hay là chăn trâu, nghĩa là thấy nó đang chạy Đông chạy Tây hay là thấy nó đứng yên lặng. Đó gọi là quán tâm. Pháp quán tâm là pháp cội nguồn.

2. Câu thứ hai: Tại sao nói: “chỉ có một pháp đó mà trùm hết các pháp”? Vì pháp quán tâm nó là cội gốc của các pháp. Ví như cây to có hoa, quả, có cành, có lá. Cành, lá, hoa, quả tuy nhiều nhưng từ cái gốc mà ra. Nếu chúng ta muốn cây nó chết thì chặt gốc nó, tự nhiên cành, lá, hoa quả theo đó mà hết. Như vậy muôn pháp thiện, ác đều từ tâm mà ra. Nếu ngay tâm mà chúng ta nhận được, liễu tri được thì muôn pháp cũng theo đó mà sạch. Không trở về tâm mà đi cầu những pháp khác bên ngoài thì không bao giờ có cái lẽ đó, nghĩa là không bao giờ đạt được đạo.

Hỏi: - Thế nào là quán tâm gọi đó là liễu?

Đáp: - Bồ-tát-ma-ha-tát khi hành thâm Bát-nhã-ba- la-mật-đa rõ tứđại, ngũ uẩn vốn là không, là vô ngã rồi liễu kiến (tức thấy rõ), tự tâm khởi dụng có hai thứ sai biệt: Một là tịnh tâm. Hai là nhiễm tâm.

Hai thứ tâm này pháp giới tự nhiên. Tại sao gọi hai thứ tâm này pháp giới tự nhiên? Vì xưa nay đều có, tuy lìa cái giả duyên mà hiệp lẫn nhau đối đãi.

Bởi hai cái đó xưa nay nó đều đủ. Tuy lìa giả duyên mà khi hiệp thì nó lẫn nhau đối đãi tức nhiên đây muốn nói rằng: Tâm nhiễm, tâm tịnh là hai cái tâm nó vẫn có sẵn bên mình, nó sẵn có chớ không phải đợi tạo mới có. Ngay nơi mỗi con người chúng ta đều có sẵn tâm nhiễm, tâm tịnh cho nên gọi là pháp giới tự nhiên. Đứng về mặt tâm thể thì nó lìa giả duyên (tức là duyên mượn bên ngoài), tâm thể nó không dính gì với cái giả duyên bên ngoài, nhưng mà khi cái duyên hiệp với nó cho nên gọi là hiệp hỗ tương đãi. Cái duyên mà hiệp lại với nhau thì nó trở thành đối đãi, bởi vì khi chúng ta không có khởi niệm thì cái tâm đó ra sao? Nó hiệp với tướng bên ngoài cho nên gọi là hỗ hiệp, tức là hiệp lẫn nhau, khi hiệp như vậy ở trong có tâm, ở ngoài có cảnh, tức là khởi niệm thì trong có tâm duyên theo cái gì? Duyên theo sự vật bên ngoài thì ngoài có cảnh. Vì vậy mà tâm cảnh đối đãi.

- Tịnh tâm hằng ưa nhân lành (tâm tịnh thì nó ưa nhân lành). Còn nhiễm thì nó thường suy nghĩ nghiệp ác.

Như vậy nói cái nhiễm, cái tịnh là nói khi khởi nghiệp. Khởi niệm thì hoặc có lành hoặc có dữ. Cái tịnh thì ưa nghĩ những cái lành, còn nhiễm thì thường nghĩ những cái ác.

Nếu không thọ (tức không nhận) cái nhiễm nó huân vô thì gọi là thánh. Người nào tu hành mà không nhận, không chịu những cái nhiễm làm nhơ nhớp tâm mình thì gọi là Thánh.

- Bèn hay xa lìa các khổ, chóng được cái vui Niết- bàn.

Người nào mà lìa được cái nhiễm, không bị nó huân vô thì người đó là Thánh, là lìa khổ, là được vui Niết-bàn.

Còn nếu theo tâm nhiễm mà tạo nghiệp tức là phải chịu sự trói buộc gọi người đó là phàm, sẽ chìm đắm trong tam giới, chịu các thứ khổ.

Như vậy nếu chúng ta theo cái chiều nhiễm để làm cho nó ô nhiễm ở trong mình, tức là chúng ta tạo nghiệp rồi chịu luân hồi trong tam giới, như vậy đó là phàm.

Vì cớ sao? Do cái tâm nhiễm kia nó che lấp cái thể chân như, nó làm chướng ngại cái thể chân như, cho nên kinh Thập Địa nói: “Trong thân chúng ta có Phật tánh kim cương.”

Sở dĩ nói Phật tánh kim cương đây là cả pháp lẫn dụ. Phật tánh bất sanh bất diệt, không có gì phá hoại được nên ví dụ như kim cương. Ông Phật tánh đó chắc cũng cứng ngắc rồi mình không có lúc nào an ổn được, phải vậy không? Thành ra chữ kim cương là cái bất hoại, là cái không sanh diệt. Vì Phật tánh là cái không sanh diệt và không có gì phá hoại được nó, cho nên gọi là Phật tánh kim cương.

Ví như vầng mặt trời sáng suốt, tròn đầy, rộng lớn không có ngằn mé, chỉ bị những lớp mây ngũấm che đậy, ví nhưở trong cái bình để cái ngọn đèn sáng mà không thể phát hiện ánh sáng.

Tỉ dụ như trong cái bình sành để một ngọn đèn sáng, trong đó phát ra ánh sáng được không? Cho nên nói nó không phát hiện ánh sáng được.

Lại trong kinh Niết-bàn cũng nói: “Tất cả chúng sanh thảy đều có Phật tánh, vì vô minh che đậy nó cho nên không được giải thoát.” Phật tánh ấy tức là tánh giác vậy. Chỉ tự giác và giác cho người cái tri giác ấy nó mới được sáng suốt rõ ràng, ắt gọi là giải thoát. Cho nên biết tất cả cái thiện đều lấy giác làm gốc. Nhân cội gốc giác này liền hay hiển hiện các cây công đức, cái quả Niết- bàn nhân đây mà được thành tựu. Quán tâm như thế gọi là liễu.

Nhưở đoạn trước nói phương pháp tỉnh yếu nhất là quán tâm, là cội nguồn của muôn pháp. Quán tâm bằng cách nào? Ngay nơi tâm mình có hai phần: tịnh và nhiễm. Mình không để cái nhiễm làm ô uế tâm thì gọi là Thánh và được giải thoát. Chạy theo cái vòng nhiễm để nó che đậy cái tâm mình thì như vậy nó sẽ mờ tối, sẽ trầm luân trong sanh tử. Vì vậy cho nên nói quán tâm là liễu được tất cả.

Hỏi: - Ở trên nói Chân như, Phật tánh, tất cả các công đức, nhân nơi gốc giác (hay là nhân nơi giác làm gốc). Chưa biết cái tâm vô minh lấy gì làm gốc?

Hồi nãy ở trên nói rằng chân như, Phật tánh và tất cả công đức nhân nơi giác làm gốc. Vậy không biết cái tâm vô minh ấy lấy gì làm gốc?

Đáp: - Cái tâm vô minh tuy có tám muôn bốn ngàn phiền não, tình dục và hằng hà sa số các thứ ác đều lấy tam độc làm cội gốc. Ba độc ấy tức là tham, sân, si ấy vậy.

Như vậy thì cội gốc của tất cả pháp ác là tham, sân, si. Còn cội gốc của tất cả pháp lành là tánh giác.

Ba thứđộc này tự hay đầy đủ tất cả cái ác, ví như cây to cái gốc tuy là một mà sanh ra cành, lá, cái số nó lại vô biên. Ba cái gốc độc kia mỗi cái gốc sanh ra các nghiệp ác trăm ngàn muôn ức, nghĩa là bội quá hơn trước nữa không thể nào dụ được. Như thế cái tâm ba độc đó nhân ở trong cái bản thể của nó ứng hiện ra vào nơi sáu căn, cũng gọi là lục tặc tức là lục thức vậy. Do sáu thức này ra vào nơi các căn rồi tham trước vạn cảnh hay thành ra các nghiệp ác mà chướng ngăn cái thể chân như cho nên gọi nó là lục tặc.

Chúng ta thấy tuy nói phiền não rất nhiều, trăm ngàn muôn ức nhưng mà ở đây cái gốc của nó chỉ là tham, sân, si thôi. Bởi có tham, sân, si ở trong rồi nó mới nương nơi cái bản thể này ứng hiện ra sáu căn thì sáu căn này biến thành lục tặc. Còn nếu không có tham, sân, si thì sáu căn nó thành cái gì? Nếu không có tham, sân, si thì nó biến thành lục ba- la-mật hoặc là lục thần thông. Chỉ vì tham, sân, si mà sáu căn biến thành lục tặc.

Tỉ dụ con mắt mình mà không có cái tham hợp tác với nó thì nó đâu bị nhiễm sắc thì đâu có che ngại chân như, phải vậy không? Lỗ tai mình mà không có cái sân hợp tác với nó, nó đâu có nổi giận khi nghe người ta nói nặng, nó không nổi giận thì đâu có chướng ngại chân như? Như vậy cái tham, sân, si nó ẩn trong đó rồi nó hòa hợp với sáu căn của mình, rồi sáu căn biến thành lục tặc. Nhớ khi nào hết tham, sân, si rồi thì sáu căn cũng nghe, cũng thấy, cũng biết mà nó trở thành lục ba-la-mật hay là lục thông. Sở dĩ thành lục tặc là vì có ba chú giặc lớn ở trong.

Chúng sanh do ba cái độc và sáu thứ giặc nó làm loạn thân tâm rồi chìm đắm trong sanh tử, luân hồi trong lục thú, chịu các thứ khổ não. Ví như sông cái và rạch nhỏ, nhân nơi nguồn suối nhỏ rồi nó chảy mãi không dứt mới hay đầy dẫy nào là sóng ngòi muôn dặm.

Tức là từ nơi những nguồn suối chảy ra sông lớn, sông nhỏ, rồi từ sông lớn, sông nhỏ và các suối nó cứ chảy mãi ra biển. Cho nên khi ra biển thì nó mênh mông biến ra thành muôn ngàn lượn sóng to muôn ngàn dặm.

Nếu lại có người chặn bít cái nguồn gốc kia (tức là nguồn gốc cái suối kia), tức là các dòng đều theo đó mà dứt.

Người cầu giải thoát hay chuyển được ba độc làm ba nhóm tịnh giới, và chuyển sáu giặc ra làm sáu ba-la- mật, tự nhiên hằng lìa tất cả biển khổ.

Như vậy người tu cầu giải thoát chuyển ba độc làm ba nhóm tịnh giới và chuyển sáu giặc thành sáu ba- la-mật thì tự nhiên hằng lìa xa được tất cả cái khổ. Tam tụ tịnh giới tức là ba nhóm giới thuộc về Đại thừa: Nhiếp thiện pháp giới... rồi sáu ba-la-mật là: bố thí... Như vậy chúng ta thấy cũng từ nơi sáu căn này nếu

không hợp tác với ba độc thì chuyển sáu căn thành ra lục ba-la-mật. Như vậy tu là cái chuyển, do đó mà chúng ta đang sống trong cái đau khổ mê lầm do ba độc nó hoành hành; bây giờ chúng ta chuyển ba độc được thì cái đau khổ theo đó mà sạch hết.

Hỏi: - Lục thú, tam giới rộng lớn vô biên, nếu quán tâm thì do đâu mà khỏi được cái khổ vô cùng?

Ởđây nói rằng trong lục đạo, trong tam giới thì rộng lớn vô biên, mình bây giờ chỉ quán tâm của mình không thì làm sao khỏi cái đau khổ vô cùng trong tam giới, lục thú?

Đáp: - Tam giới, nghiệp báo chỉ do tâm mà sanh ra. Cái gốc nếu mà không tâm đối trong tam giới tức là ra khỏi tam giới. Tam giới ấy tức là tam độc (nói tam giới là chỉ cho tam độc vậy): Tham là dục giới, Sân là sắc giới, Si là vô sắc giới. Cho nên gọi là tam giới. Do tam độc này tạo nghiệp nhẹ và nặng rồi phải chịu cái quả báo chẳng đồng, phân trở về nơi sáu chỗ cho nên gọi là lục thú.

Ngài nói đơn giản: tam giới là tham, sân, si chớ không có gì hết. Như vậy tham đó là dục giới, sân là sắc giới, si là vô sắc giới nghĩa là còn tham, còn sân, còn si thì còn ở trong tam giới; hết tham, hết sân, hết si thì ra khỏi tam giới. Bây giờ chúng ta thấy tham là dục giới thì dễ hiểu rồi, nhưng còn sân sao là sắc giới? Bây giờ ngay nơi thân mình, khi nổi sân hiện hình sắc sao? Dễ thấy hay khó thấy? Như vậy khi nổi sân lên thì tướng trạng người ta thấy liền phải không? Rồi khi si thì dễ thấy hay khó thấy? Ờ, si nó mờ mờ không ai thấy được nó hết. Vì vậy cho nên si nó thuộc về vô sắc giới, không có tướng trạng. Còn tướng trạng dễ thấy nhất là sân. Như vậy trong tam giới gốc từ tam độc mà ra chớ không có gì hết.

Hỏi: - Tại sao nặng, nhẹ, phân làm sáu nẻo?

Đáp: - Chúng sanh không liễu được cái chánh nhân, mê nơi tâm mà tu thiện. Đây chúng ta nhớ cho rõ cái nhân tu rồi sẽ kết quả ra sao? Sau đó tự kiểm lại coi mình tu cái nhân gì?

Mê tâm tu thiện (Mê tâm tức là không nhận được cái bản tâm của mình, không nhận được mình có cái bản tâm thanh tịnh cho nên gọi là mê tâm, nhưng mà ưa làm các việc thiện lắm. Việc thiện thì ưa làm mà không nhận được cái bản tâm thì gọi là đó là mê tâm tu thiện.) thì chưa ra khỏi tam giới, sanh ở ba cõi nhẹ. Thế nào là ba cõi nhẹ?

Chỗ gọi là mê tâm mà tu thập thiện, mong cầu được sự khoái lạc (tức là sự an vui thích thú) thì chưa ra khỏi tam giới cho nên sanh ở các cõi trời.

Như vậy tu mười điều lành mà mình không nhận được bản tâm thì mười điều lành đó mình tu mình mong cầu đời sau được an vui thì như vậy đó là còn lòng tham, mà còn lòng tham cho nên sanh ở cõi trời dục giới.

Nếu mê tâm mà giữ năm giới, vọng khởi yêu và ghét chưa khỏi sân giới thì sanh ở cõi người.

Người mê tâm rồi giữ năm giới, nhưng trong khi giữ năm giới lòng yêu ghét vẫn còn thì người đó bị vì lòng còn yêu, ghét tức là còn có nổi sân. Vì vậy cho nên không ra khỏi sân giới thì sanh ở cõi người.

Còn người mê tâm mà chấp các pháp hữu vi, rồi tin theo cái tà để cầu phước thì người đó chưa ra khỏi si giới.

Cái chấp tà cầu phước là như thế này, có nhiều người cũng ham làm lành, làm phước lắm, cả ngày chỉ lo cúng thần hoàng, thổ địa, ông táo... lo cúng lung tung phải vậy không? Cúng rồi vái, vái cho người này, nghe người ta bị tai nạn cũng vái cho họ hết. Cúng vái như vậy là thiện quá rồi phải không? Nhưng mà cái thiện trong cái tà, chấp tà mà làm thiện. Như vậy đó là được cái phước, nhưng mà cái phước đó ở trong cái si. Vì vậy cho nên kết quả phải đưa vào cái gì?

Chưa khỏi cái si giới, thì sanh trong các cõi a-tu- la. Như thế sanh cõi trời, cõi người, cõi a-tu-la gọi là ba loại, ba loại ấy gọi là trong thế giới nhẹ.

Hỏi: - Thế nào là ba cõi nặng?

Đáp: - Chỗ gọi là buông lung tâm tam độc, chỉ tạo nghiệp ác thì rơi vào cõi nặng:

- Nếu nghiệp tham nặng thì rơi vào cõi ngạ quỉ. - Nếu nghiệp sân nặng thì rơi vào cõi địa ngục. - Nếu nghiệp si nặng thì rơi vào cõi súc sanh.

Như thế ba cái lớp nặng chung với ba cái lớp nhẹ trước liền thành ra sáu thú. Cho nên biết tất cả cái nghiệp khổ do nơi tâm mình mà sanh ra. Chỉ hay nhiếp

Một phần của tài liệu thieuthatlucmon (Trang 42 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)