Tình hình nghiên cứu về cây thuốc trong nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN CHO CÂY DONG RIỀNG ĐỎ TẠI TỈNH BẮC KẠN (Trang 25 - 31)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Tình hình nghiên cứu cây dược liệu

2.3.2. Tình hình nghiên cứu về cây thuốc trong nước

2.3.2.1. Nguồn tài nguyên cây thuốc ở nước ta

Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nước ta có nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Theo GS.TS. Phạm Hoàng Hộ và GS.TS Nguyễn Nghĩa Thìn, số lượng thực vật bậc cao có mạch đã thống kê được ở nước ta khoảng 10.500 loài, dự đốn khoảng 12.000 lồi. Trong đó các lồi cây được sử dụng làm thuốc khoảng trên 3900 loài thuộc 307 họ thực vật

2.3.2.2. Cây thuốc trong y học cổ truyền

Nền y học cổ truyền Việt Nam có lịch sử phát triển từ rất lâu đời. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có nhiều kinh nghiệm độc đáo trong việc sử dụng các loài cây cỏ để làm thuốc. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng các lồi cây thuốc sẵn có trong tự nhiên với các phương pháp bào chế khác nhau để sử dụng chữa bệnh cho mọi người. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau đã đúc kết được các kinh nghiệm từ thực tiễn lâm sàng, xây dựng nên lý luận về các phương pháp phòng và chữa bệnh. Đồng thời còn dựa vào hệ thống Triết học phương Đông, vận dụng vào y học để chữa bệnh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của con người Việt Nam.

Từ thời Hồng Bàng và các Vua Hùng (2879 – 257 TCN), người dân đã có tục ăn trầu và nhuộm răng đen với mục đích bảo vệ răng, làm chắc răng. Việc sử dụng gừng, tỏi, ớt, sả làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày giúp tiêu hóa tốt, phịng trừ các bệnh đường ruột.

Cuối thế kỷ III TCN, ở Nam Việt giao chỉ đã phát hiện và sử dụng các loại cây thuốc để chữa bệnh như sắn dây, gừng, riềng, đậu khấu, ích trí, lá lốt, sả, quế, vông nem….

Dưới các thời phong kiến, các ty Thái y, viện Thái y đã hình thành để chữa bệnh cho vua, quan và nhân dân. Dưới triều Trần, danh y Tuệ Tĩnh

(Nguyễn Bá Tĩnh) đã nói “Nam dược trị Nam nhân”, ơng cũng đề xuất việc trồng cây thuốc và chữa bệnh trong nhân dân. Ông đã biên soạn cuốn sách

“Nam dược thần hiệu”, mô tả 499 vị thuốc và các phương thuốc để chữa 184

bệnh. Năm 1717, “Nam dược thần hiệu” đổi tên thành “Hồng nghĩa giác lĩnh

tư y thư” gồm 590 vị thuốc.

Trong nền y học cổ truyền hiện đại, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến Y học cổ truyền trong hệ thống các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh.

Điều 49, chương III, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) đã nêu rõ “ Phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo vệ sức khỏe cho

người dân trên cơ sở kết hợp y học, dược học hiện đại với y học cổ truyền”.

Ngày 4/11/1955, Bộ y tế có cơng văn 9126 YD/PBCB hướng dẫn các địa phương khai thác và sử dụng các loại thuốc Nam để chữa bệnh trong nhân dân.

Nghị định 238/TTg về việc thành lập Viện nghiên cứu Đông y; Thành lập các vườn thuốc mẫu y học cổ truyền từ Trung ương đến các địa phương với mục đích giúp cho sinh viên, học viên học tập, người dân biết cách nhận biết và sử dụng một số cây thuốc nam để chữa bệnh.

Trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, có nhiều cơng trình nghiên cứu về các loài cây dược liệu trong dân gian để phục vụ công tác chữa bệnh, bảo tồn và phát triển các loại cây thuốc, bài thuốc quý.

Năm 1963, Hội đồng Dược điển Việt Nam được thành lập để tổ chức công tác xây dựng Dược điển Việt Nam và tiêu chuẩn hóa thuốc; Hội đồng Dược điển đã biên soạn, trình Bộ Y tế bán hành 04 bộ Dược điển Việt Nam, xuất bản vào các năm 1971, 1990, 2002 và 2009. Dược điển Việt Nam tập xuất bản lần thứ 4 (năm 2009) gồm 314 chuyên luận dược liệu và thuốc từ dược liệu.

Khoa học ngày càng phát triển, con người ngày càng đi sâu khám phá thế giới tự nhiên, trong đó nghiên cứu các loại cây thuốc có tầm quan trọng

đặc biệt. GS.TS. Đỗ Tất Lợi là một nhà nghiên cứu cây thuốc nổi tiếng ở nước ta; sau nhiều năm nghiên cứu và sưu tầm các loại dược liệu, ông đã biên soạn cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, mơ tả đặc điểm hình thái và cách sử dụng gần 800 lồi cây thuộc 164 họ thực vật có tác dụng chữa 60 nhóm bệnh. Đây là một cơng trình nghiên cứu rất có giá trị trong nước cũng như trên thế giới. Trên cơ sở cuốn sách này, năm 1968 Hội đồng chứng chỉ tối cao Liên Xô đã công nhận học vị Tiến sĩ cho Dược sĩ Đỗ Tất Lợi. Năm 1980, ơng được Chính phủ phong học hàm Giáo sư đại học. Đến năm 1996, GS.TS. Đỗ Tất Lợi vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học kỹ thuật (Đỗ Tất Lợi,2014)[12].

Theo thống kê, ở nước ta hiện có 3.948 lồi cây được dùng làm thuốc với khoảng trên dưới 300 loài thường xuyên được khai thác sử dụng cho thị trường trong và ngoài nước. Nhu cầu về thị trường dược liệu ở nước ta hiện nay khoảng 50.000 - 60.000 tấn dược liệu mỗi năm, trong đó khoảng 2/3 được khai thác tự nhiên và trồng trọt. Có khoảng 20.000 - 30.000 tấn dược liệu cho nhu cầu thuốc y học cổ truyền, bao gồm cả số lượng nhập khẩu qua nhiều con đường. Mặc dù Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn về nguồn nguyên liệu làm thuốc nhưng theo điều tra của Viện dược liệu, nhiều lồi cây thuốc có giá trị chữa bệnh và kinh tế cao trước đây có trữ lượng lớn cho khai thác thì nay đã bị giảm sút và trở nên hiếm như: Hà thủ ơ đỏ, Vàng đắng, Hồng liên, Ngũ gia bì gai, Ba kích, Cốt tối bổ, Đảng sâm, Hồng tinh… Đã có 123 lồi thuộc 53 họ được đưa vào Danh lục đỏ, Sách Đỏ Việt Nam và Danh mục thuộc Nghị định 48 CP/2002 của Chính phủ. Trong đó có tới 55 loài được phân hạng theo IUCN ở mức bị đe dọa tuyệt chủng. Nhiều cây thuốc trước những năm 90 đã di thực thành công và đã trồng đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước thì nay đã phải nhập lại như: Đương qui, Bạch truật, Xuyên khung, Ngưu tất, Huyền sâm… Đây là những vị thuốc chiếm một tỷ trọng rất

lớn trong điều trị bằng y học cổ truyền. Chỉ tính riêng mức sử dụng một vị dược liệu của một bệnh viện y học cổ truyền cũng phải tới 4 - 5 tấn mỗi năm. Mặc dù hiện nay, thuốc tân dược được phát triển mạnh ở hầu khắp các nước trên Thế giới nhưng đại bộ phận dân cư các nước đang phát triển vẫn ưa sử dụng thuốc cổ truyền, đặc biệt trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Cùng với sự phát triển không ngừng của những tiến bộ khoa học, người ta càng nhận biết nhiều hơn những giá trị của thảo dược trong phòng và chữa bệnh. Theo đánh giá của WHO, có khoảng 70 - 80% dân số các vùng nông thôn các nước đang phát triển (Ethiopia 90%, India 70%, Tanzania 60%, Uganda 60%) dựa chủ yếu vào sử dụng thuốc cổ truyền cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Với dân số chiếm tới hơn 1/6 nhân loại, thị phần thuốc có nguồn gốc tự nhiên của Trung Quốc cũng vào khoảng 30 - 50%. Doanh thu từ sản xuất thuốc Đông dược đạt 1,8 tỷ USD mỗi năm. Ngay tại một số quốc gia phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược cũng tăng lên nhiều trong hơn thập niên trở lại đây. Nhật Bản có tổng giá trị thuốc từ thảo dược trong năm 2000 là 2,4 tỷ USD. Mỹ thu khoảng 1,5 tỷ USD lợi nhuận mỗi năm từ thảo dược. Các nước phát triển khác như Canada, Đức, Pháp, Úc, Bỉ…cũng ngay càng tăng xu thế sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên như là các liệu pháp bổ trợ (Canada là 70%, Úc là 48 %, Pháp 49%, Mỹ 42%, Bỉ 31%). Theo đánh giá của WHO tổng giá trị dược liệu và thuốc từ dược liệu sử dụng hiện nay vào khoảng 80 tỷ USD mỗi năm. Các nước phát triển đồng thời cũng là những nước có những tập đồn dược phẩm hàng đầu thế giới. Họ đang tìm cách khai thác triệt để những thế mạnh của tiềm năng dược liệu phương Đông để tạo nên những sản phẩm đặc biệt có giá trị trong việc bảo vệ và nâng cao sức khoe. Việt Nam với dân số trên 90 triệu người như hiện nay, theo thống kê, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong năm 2011 là 2,4 tỷ USD, trong đó thuốc sản xuất trong nước đạt 1,15 tỷ USD. Và Việt Nam cũng đang được nhìn nhận như là

một thị trường dược phẩm có sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp dược phẩm cả trong và ngoài nước. Thế giới biết đến Việt Nam là một quốc gia giàu tiềm năng dược liệu. Làm sao để phát huy thế mạnh của dược liệu để đưa nền công nghiệp dược Việt Nam trở thanh nền kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ sức khoe nhân dân đã trở thành mục tiêu có tính 3 chiến lược của quốc gia. Ngày 15/8/2002, đã có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2010 trong đó đã đặc biệt nhấn mạnh đến thế mạnh của nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam. Trong đề án “Phát triển cơng nghiệp dược và xây dựng mơ hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015 và tầm nhìn đên năm 2020” đã khăng định: Xây dựng cơ sở chiết xuất hoạt chất tinh khiết từ dược liệu để đáp ứng 20% nhu cầu cho sản xuất thuốc vào năm 2015 và 30% vào năm 2020. Chủ động nguồn thuốc sản xuất trong nước và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam chính là mục tiêu cũng như điều kiện tiên quyết trong chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam. Khảo sát thị trường dược liệu, thuốc từ dược liệu của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng để nắm rõ nhu cầu sử dụng dược liệu, góp phần định hướng cơ cấu cây trông dược liệu của Việt Nam là hết sức cần thiết và là mục tiêu cần được đưa ra. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu - Thị trường dược liệu trong nước - Nhu cầu sử dụng dược liệu của các bệnh viện y học cổ truyền (Nguyễn Thị Minh Tâm, 2012).

Trương Thị Tố Uyên (2010)[21], khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc ở xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 56 họ, 107 chi, 135 loài và phân loại được 13 nhóm cây thuốc. Trong đó có 28 cây thuốc thơng tiểu, thơng mật; 27 cây thuốc chữa tê thấp; 22 cây thuốc chữa bệnh tiêu hóa; 21 cây thuốc chữa ho hen; 16 cây thuốc có tác dụng cầm máu; 17 cây thuốc có tác dụng giải độc; 16 cây thuốc chữa cảm sốt;

14 cây thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa; 9 cây thuốc chữa bệnh dạ dày; 6 cây thuốc trị giun sán; 3 cây thuốc giúp hạ huyết áp; 3 cây thuốc chữa bệnh về mắt và 2 cây thuốc có tác dụng chữa ung thư (Trương Thị Tố Uyên, 2010)[21].

Báo cáo khoa học “Tài nguyên cây thuốc ở Sơn La và kết quả nghiên cứu trồng thử nghiệm một số cây thuốc có giá trị tại Chiềng Sinh, thị xã Sơn La (1994) đã cơng bố 500 lồi cây thuốc ở Tây Bắc. Riêng Sơn La có 70 họ, 109 chi và 249 lồi cây thuốc. Trong đó : Nhóm cây 2 lá mầm gồm 54 họ, 159 chi và 203 lồi; nhóm cây 1 lá mầm gồm 10 họ, 27 chi và 31 lồi. nhóm cây hạt trần gồm 2 họ, 2 chi và 2 lồi; nhóm thơng đất gồm 1 họ, 1 chi và 1 lồi; nhóm dương xỉ gồm 3 họ, 9 chi và 12 lồi (Trần Đình Đại, Nguyễn Trung Vệ,1994).

Cùng với các cơng trình nghiên cứu về đặc điểm, cơng dụng của các loại cây thuốc trong tự nhiên. Để cây thuốc sử dụng rộng rãi, trở thành sản phẩm hàng hóa, đồng thời bảo vệ các nguồn gen cây thuốc ngoài tự nhiên đang bị cạn kiệt dần. Các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học đã nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây thuốc.

Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc (2005)(Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần,2005)[5], TS. Nguyễn Bá Hoạt đã hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt sử dụng và chế biến 30 cây thuốc có nhu cầu lớn làm nguyên liệu cho sản xuất thuốc phòng, chữa bệnh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất đại trà trên diện tích lớn, xây dựng vùng dược liệu theo hướng an toàn theo tiêu chuẩn GAP (Good agricultural pratice). Cuốn sách còn cung cấp một số thông tin cơ bản về giá trị của từng cây nhằm quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Trong phần chế biến, các tác giả giới thiệu một số phương pháp chế biến theo y học cổ truyền, giúp cho cơ sở trồng trọt đầu tư làm tăng chất lượng của sản phẩm và dễ bảo quản hơn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN CHO CÂY DONG RIỀNG ĐỎ TẠI TỈNH BẮC KẠN (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)