.Kết quả nghiên cứu về mật độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển giống cà chua hara 10 vụ xuân hè 2018 tại xã hóa thượng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 32)

Về khoảng cách trồng cà chua tác giả Tạ Thu Cúc [6] đã nghiên cứu và cho rằng, những giống thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn có cành lá sum suê, phân cành mạnh phải trồng thưa hơn 2 loại hình còn lại.

Theo Trần Khắc Thi và cộng sự [19] thì cà chua có thể phát triển phù hợp với khoảng cách 0,7 x 0,4m (mật độ 3,5 - 4,0 vạn cây/ha. Theo Đào Xuân Thảng [22], Dương Kim Thoa và các cộng sự [23] thì giống VT3, PT18 (hữu hạn, bán hữu hạn) có thể trồng với mật độ 3,1 - 4,0 vạn cây/ha. Khoảng cách 75 x 40cm hay 70 x 40 - 45cm là tốt nhất. Giống vô hạn như TN148, TN129 trồng với khoảng cách (70 x 50cm), mật độ 2,8 vạn cây/ha. Tác giả Trần Khắc Thi và cộng sự cho rằng, ở Việt Nam để cà chua có năng suất cao nên trồng với mật độ 3,2 - 4,0 vạn cây/ha [24]. Hiện nay trong sản xuất thường áp dụng các mật độ khoảng cách sau (Lại Minh Hoàn, 2005) [12]:

Đối với giống vô hạn: 70cm x 40cm (3,2 vạn cây/ha) Đối với giống hữu hạn: 70cm x 35cm (3,5 vạn cây/ha)

Đối với giống hữu hạn vụ sớm: 70cm x 30cm (4,0 vạn cây/ha)

Tác giả Ngô Xuân Chinh [8], năm 2012 đã báo cáo rằng mật độ phù hợp cho cà chua là 25.000 cây/ha và đã so sánh các công thức phân bón trong đó 2 công thức 360kg N - 150kg P2O5 và 413kg K2O và 420kg N - 175kg P2O5 và 482 kg K2O (tùy mùa) cho năng suất và hiệu quả kinh tế nhất.

2.6.3. Kết quả nghiên cứu về phân bón

Theo nghiên cứu của Trần Khắc Thi và cộng sự [24] thì trong điều kiện Việt Nam để sản xuất cà chua an toàn lượng phân bón cho 1ha là: 25 tấn phân chuồng, 150kg N, 90kg P2O5 và 150kg K2O. Theo tác giả Tạ Thu Cúc [6] thì sản xuất cà chua tại đồng bằng Sông Hồng thì phân hữu cơ hoai mục trung bình 15 - 20 tấn, nếu có điều kiện có thể bón 30 - 40 tấn cho 1ha gieo trồng. Phân vô cơ từ 90 đến 120kg N, 60 - 90kg P2O5,100 - 120kg K2O. Theo Chu Thị Thơm và cộng sự [21] cho biết, phân chuồng ủ từ 20 đến 25 tấn/ha hoặc 10 tấn phân gà ủ hoai cho cà chua.

Tác giả Phạm Hồng Cúc [4] cho rằng, ở vùng đồng bằng miền Nam lượng phân vô cơ bón cho cà chua/ha như sau: từ 120 đến 200kg N, 100 - 150 kg P2O5, 80 - 120kg K2O. Như vậy, phần lớn các tác giả đã giới thiệu các tổ hợp phân bón thích hợp cho cà chua dao động từ 120 đến 180kg N; 60 - 90kg P2O5; 15 - 180kg K2O cho tất cả các loại hình sinh trưởng. Tác giả Kuo et al. [36], giới thiệu mức NPK riêng cho 2 loại hình sinh trưởng. Riêng tác giả Hipp [31] đưa ra mức bón rất cao cho cà chua ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Ở Italy là 158kg N, 136 kg P2O5, 214kg K2O (Colla G) [30]. Phạm Hồng Cúc [8] giới thiệu mức bón N tới 200kg, cao hơn K2O và mức khuyến cáo của các tác giả khác. Điều đó cho thấy, cà chua là cây yêu cầu dinh dưỡng cao, tuy nhiên, việc sử dụng lượng phân bón như thế nào để đảm bảo vừa cho năng suất, chất lượng cao, vừa an toàn thực phẩm là vấn đề nhiều nhà khoa học

quan tâm. Theo tiêu chuẩn cà chua an toàn theo Quyết định số 99/2008/QĐ- BNN do Bộ NN&PTNT [16] ban hành thì dư lượng nitrate (NO3) trong quả cho phép là ≤ 150mg/1kg sản phẩm tươi. Vì vậy cần nghiên cứu liều lượng phân bón thích hợp đối với giống mới trong từng vùng sinh thái nhằm mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao mà vẫn đảm bảo sản phẩm cà chua an toàn. Theo tác giả Vũ Lan Anh (2014) [1], đối với giống cà chua TN386 được trồng theo điều kiện sinh thái ở thành phố Thái Nguyên khi thay thế 25 tấn phân hữu cơ sinh học NTT cho phân chuồng kết hợp với 100kg P2O5 và 150kg K2O thì lượng phân đạm là 90kg cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Ngoài đạm, lân và kali ra, các nguyên tố vi lượng có tác dụng quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển và chất lượng quả [25]. Cà chua có phản ứng tốt đối với các nguyên tố vi lượng Bo, Mn, Zn,... đặc biệt là Molipden. Nói chung, cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng để tạo ra năng suất cao, lượng chất dinh dưỡng hấp thụ tuỳ thuộc vào khả năng cho năng suất của giống, thời tiết, tình trạng đất và kỹ thuật trồng trọt.

Theo tác giả Cao Thị Làn [13] đối với sản xuất cà chua cherry trên giá thể, bón phân NPK (12 - 10 - 20) với lượng phân 200kg NPK thì cho năng suất, chất lượng quả cao nhất và không làm ảnh hưởng đến chất lượng giá thể. Với chu kỳ bón phân 8 ngày/lần, không nên thu họach quả cà chua vào ngày thứ 3 sau khi bón phân vì khi đó dư lượng nitrate trong quả là cao nhất.

2.6.4. Kết quả nghiên cứu biện pháp bảo vệ thực vật cho cà chua

Cà chua thuộc họ cà Solanaceae thường rất mẫn cảm với nhiều loài sâu, bệnh hại, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người sản xuất. Các loài sâu bệnh hại phổ biến và nguy hiểm là: bọ phấn, sâu xanh, sâu khoang, sâu xám, bệnh xoăn lá, bệnh mốc sương, bệnh đốm vòng, bệnh lở cổ rễ, bệnh héo rũ do nấm và héo xanh vi khuẩn. Chúng có thể phát sinh ở hầu hết các vụ trồng cà chua trong đó vụ đông xuân thiệt hại do bệnh nhiều hơn do sâu, còn vụ xuân hè thì ngược lại. Theo các tác giả: Mai Thị Phương Anh [2], Tạ Thu Cúc [5],

, Nguyễn Văn Viên và cộng sự [26] thì thời kỳ cây con trong vườn ươm là phòng trừ sâu bệnh hại cho cà chua có hiệu quả về nhiều mặt. Ở thời kỳ này cây nhỏ, diện tích hẹp nên việc phát hiện, phòng trừ bằng biện pháp thủ công cơ giới hoặc bằng thuốc đều rất thuận lợi. Theo Nguyễn Đức Toàn (2013) [20], có thể trồng xen cà chua với hành lá để hạn chế sâu bệnh hại, do cây hành lá đã tỏa ra mùi không ưa thích đối với một số loại sâu hại cà chua, đặc biệt là sâu xanh và sâu khoang. Để sản xuất cà chua đảm bảo an toàn theo Trần Khắc Thi và cộng sự [18] cần phải thực hiện phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) như: Sử dụng giống chống chịu, cây giống khỏe và sạch bệnh, bón phân cân đối, đúng liều lượng và đúng lúc, bảo vệ thiên địch, xác định hệ thống cây trồng và các biện pháp luân canh hợp lý. Thăm đồng thường xuyên, phát hiện kịp thời để ngăn chặn dịch hại, diệt sâu bằng tay, ngắt bỏ bộ phận bị bệnh, hoặc nhổ bỏ cây bệnh đem thiêu hủy khi mới xuất hiện. Nếu diệt trừ bằng hóa chất bảo vệ thực vật phải đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng ngưỡng kinh tế, tăng cường sử dụng các thuốc vi sinh nhóm Bt, thảo mộc và sử dụng thuốc có luân phiên. Xử lý hạt giống trước khi gieo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển giống cà chua hara 10 vụ xuân hè 2018 tại xã hóa thượng, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)