2.2.1. Đạo Phật ở Việt Nam
Hơn hai nghìn năm hiện diện trên đất nước Việt Nam, đồng hành cùng dân tộc, đạo Phật đã trở thành một tôn giáo của dân tộc. Suốt chiều dài lịch sử
49
dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN ngày nay, đạo Phật luôn là thành viên tin cậy và có nhiều đóng góp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp tích cực trên tất cả các mặt hoạt động kinh tế - xã hội, chung sức chung lòng cùng toàn dân xây dựng và phát triển đất nước.
Theo sử sách đạo Phật Việt Nam ghi lại, đạo Phật du nhập vào nước ta từ rất sớm, qua hai con đường là đường thủy và đường bộ. Đường bộ vào năm 198, đạo Phật chính thức được truyền vào Việt Nam qua đường bộ từ Trung Quốc xuống với các tên tuổi của các danh tăng nổi tiếng như Ma Ha Kỳ Vực, Khâu Đà La,… Theo đường thủy, đạo Phật được truyền theo hai hướng: Thế kỷ XIII, đạo Phật được truyền từ Srilanca vào “Thủy Chân Lạp” nay là khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khoảng giữa thế kỷ XVI vào đời nhà thanh ở Trung Quốc, khi đời sống xã hội bất ổn, một số thiền sư thuộc thiền phái Lâm Tế đã đi theo các tàu buôn sang lánh nạn ở Việt Nam và địa phương nơi tiếp nhận phái thiền này đầu tiên là khu vực Bình Định. Có một số nghiên cứu cho rằng đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ III (TCN) tại khu vực Đồ Sơn (Hải Phòng) do một số tăng sĩ Ấn Độ đi cùng các thương nhân đến buôn bán ở Việt Nam. Như vậy, đạo Phật là một tôn giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm so với các tôn giáo khác và có sự gắn bó, hòa đồng với truyền thồng, văn hóa, bản sắc của dân tộc Việt, được người Việt chấp nhận tồn tại và phát triển đến ngày nay.
Trải qua các triều đại phong kiến, thời nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, đạo Phật đều có những đóng góp to lớn trong công cuộc hộ quốc, an dân [43]:
Dưới thời nhà Đinh, Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp xong loạn 12 xứ quân, năm 968 ông lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), lập nên nhà Đinh, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Sau khi lên ngôi, ông củng cố Tăng đoàn đạo Phật, phong ngài Ngô Chân Lưu làm Khuông Việt Thái Sư, phong Pháp sư Trương Ma Ly làm Tăng Lục Đạo Sĩ, Thiền sư Đặng Huyền
50
Quang được phong làm Sùng Chân Uy Nghi. Từ đây đạo Phật được vương triều công nhận như là Quốc giáo và Tăng sĩ đạo Phật chính thức tham gia cố vấn nơi triều chính.
Thời Vua Lê Đại Hành đã cung thỉnh Khuông Việt Thái Sư làm cố vấn, Thiền sư Pháp Thuận được vua giao công việc phụ trách ngoại giao của triều đình. Các vị Quốc sư, Thiền sư là những người có công lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, các ngài đã giáo hóa toàn dân, phò tá triều đình cùng nhau giữ gìn non sông gấm vóc.
Nhà Lý kế nghiệp hơn hai thế kỷ, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) vốn là chú tiểu, học trò của Vạn Hạnh Thiền sư. Thấm nhuần tư tưởng giáo lý đạo Phật, Vua Lý Công Uẩn đã kết hợp hài hòa giữa đạo và đời, nhìn thấu đáo mọi việc để xây dựng và bảo vệ đất nước. Có thể coi triều đại nhà lý là triều đại của đạo Phật, song đạo Phật không giữ độc quyền, độc tôn mà đạo Nho, đạo Lão vẫn được tôn trọng và phát triển. Đây là nét đặc biệt thể hiện tư tưởng tôn trọng, bình đẳng, đoàn kết của đạo Phật.
Nhà Trần kế tiếp trị vì gần hai thế kỷ. Vua Trần Nhân Tông lãnh đạo nhân dân đánh tan giặc Nguyên Mông. Sau khi giành thắng lợi, ông đã nhường ngôi cho con trai và lên núi Yên Tử xuất gia tu hành và trở thành vị Tổ sư đầu tiên sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Dưới thời nhà Trần, đạo Phật tuy không trực tiếp tham gia vào công việc triều chính như thời kỳ trước nhưng lại có đóng góp rất to lớn về các mặt tư tưởng, văn hóa, xã hội.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta, nhiều Tăng Ni, cư sĩ, phật tử của đạo Phật Việt Nam đã tham gia bảo vệ tổ quốc và nhiều vị đã anh dũng hy sinh thân mình cho tổ quốc. Nhiều ngôi chùa đạo Phật Việt Nam trở thành cơ sở cách mạng, nuôi dấu cán bộ, dự trữ lương thảo, quân nhu, phục vụ quân đội trong suốt những năm chiến tranh.
Đến thời hòa bình, đạo Phật Việt Nam ý thức được rằng muốn có sức mạnh thật sự phải cùng nhau đoàn kết, tập hợp nhau trong một tổ chức để
51
chấn hưng đạo pháp, bảo vệ văn hóa truyền thống. Tháng 11 năm 1981, Đại hội thống nhất Phật giáo được tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội với sự tham dự của 168 vị Giáo phẩm, Tăng, Ni, cư sĩ, đại diện cho 9 tổ chức, hệ phái để lập nên một tổ chức chung của đạo Phật cả nước lấy tên là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” (GHPGVN). Sự thống nhất đạo Phật đặt trên nguyên tắc: “Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, tuy nhiên các truyền thống hệ phái và phương tiện tu hành đúng chính pháp vẫn được duy trì” và xác định phương châm hoạt động của GHPGVN là: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho Tăng, Ni, phật tử Việt Nam trong và ngoài nước. Hiến chương GHPGVN đã khẳng định: “Mục đích của GHPGVN là điều hòa, hợp nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nước để hộ trì hoằng dương Phật pháp và tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa bình, an lạc cho thế giới” [24].
Trên cơ sở hệ thống giáo lý, giáo luật, nghi lễ của đạo Phật và các quy định của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động tôn giáo. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trải qua 8 kỳ Đại hội và đã có những điều chỉnh kịp thời từng giai đoạn nhất định cho phù hợp với yêu cầu và thực tế khách quan để củng cố tổ chức và đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Tính đến hết 2020, GHPGVN có 63 Ban Trị sự Phật giáo cấp tỉnh, số lượng Tự viện (chùa): 18.446 Tự viện Bắc Tông, 454 chùa Nam Tông Khmer, 106 chùa Nam Tông Kinh, 541 Tịnh Xá, 467 Tịnh Thất, 998 Niệm Phật Đường, 54 Tự viện Phật giáo người Hoa; Số lượng Tăng Ni là 53.941 người, trong đó 38.629 Bắc Tông, 8.574 Nam Tông Khmer, 1.754 Nam Tông kinh, 4.984 Khất sĩ; Tín đồ khoảng 60%/97 triệu dân, phân bố trên phạm vi toàn quốc [4].
Thành phần của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni và Cư sĩ thuộc các tổ chức, hệ phái Phật giáo
52
Việt Nam đã hợp nhất, hình thành GHPGVN và chấp nhận Hiến chương của GHPGVN.
Cơ cấu tổ chức của GHPGVN bao gồm cấp Trung ương có Hội đồng Chứng Minh, Hội đồng Trị sự; Cấp tỉnh có Ban Trị Sự, Cấp huyện có Ban Trị sự.
- Cấp Trung Ương [24]:
Hội đồng Chứng Minh: Hội đồng Chứng minh là cơ quan lãnh đạo tối cao về đạo pháp và giới luật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hội đồng Chứng minh suy cử Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh để thực thi các chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Chứng minh giữa hai kỳ Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc; giám sát và chứng minh các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội. Hội đồng Chứng minh của Giáo hội gồm chư vị Hòa thượng tiêu biểu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; có ít nhất 70 tuổi đời và 50 tuổi đạo; được Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh tiền nhiệm giới thiệu và Đại hội Đại biểu toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy tôn.
Hội đồng Trị Sự: Hội đồng Trị sự là cơ quan điều hành, quản lý hành chính cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mọi mặt hoạt động giữa hai nhiệm kỳ. Thành viên Hội đồng Trị sự, gồm chư vị Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, quý vị Đại đức Tăng Ni và cư sĩ phật tử tiêu biểu có nhiều thành tích đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc.
Bộ máy giúp việc cho hoạt động ở cấp Trung ương gồm có 12 ban, 1 viện và 2 văn phòng Trung ương (Ban Tăng sự; Ban Giáo dục Phật giáo; Ban Hướng dẫn Phật tử; Ban Hoằng pháp; Ban Nghi lễ; Ban Văn hóa; Ban Kinh tế Tài chính; Ban Từ thiện Xã hội; Ban Phật giáo Quốc tế; Ban Thông tin Truyền thông; Ban Pháp chế; Ban Kiểm soát; Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam). Các ban, viện hoạt động trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban.
- Cấp tỉnh: Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh do Đại hội Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng cấp suy cử Ban Trị sự để điều hành Phật
53
sự. Ban Trị sự là cơ quan hành chính, điều hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong địa bàn tỉnh.
- Cấp huyện: Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện do Đại hội Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng cấp suy cử Ban Trị sự để điều hành Phật sự. Ban Trị sự cấp huyện là cơ quan hành chính, điều hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật sự của Giáo hội tại địa phương.
Một số hoạt động cơ bản của GHPGVN như hoạt động tăng sự, hoạt động giáo dục Tăng Ni, hoạt động hoằng pháp, hoạt động văn hóa, hoạt động kinh tế tài chính, hoạt động từ thiện xã hội, tham gia hoạt động Phật giáo quốc tế, hoạt động nghiên cứu Phật học, hoạt động nghi lễ, …
Như vậy với lịch sử hơn 2000 năm, đạo Phật Việt Nam đã hội nhập và đồng hành như một thành tố không thể chia cắt trong đời sống văn hóa - xã hội của người dân Việt Nam. Giáo lý của đạo Phật đã đề cao giá trị con người, hướng thiện, xây dựng xã hội an bình. Duy trì, phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, hòa đồng với cộng đồng. Giáo dục, phát huy truyền thống yêu nước của người Việt Nam. Chung tay xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
2.2.2. Đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Với Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngay từ rất sớm đạo Phật đã được truyền vào Vĩnh Phúc, với cái nôi là Phật giáo Tây Thiên. Theo Đại Sử Ký của Tích Lan cho biết, khoảng năm 325 TCN, sau kỳ kết tập kinh điển lần thứ 3, Vua A Dục và Đại lão Hòa Thượng Moggaliputta -Tissa đã cử 9 đoàn “Như Lai sứ giả” đi ra nước ngoài hoằng dương Phật pháp. Tăng đoàn thứ 8 do Ngài Sona và Ngài Uttara đã đến nước ta, sau khi yết kiến vua Hùng tại kinh đô Văn Lang, tăng đoàn đến vùng rừng núi Tây Thiên - Tam Đảo xây chùa hoằng dương Phật pháp [50].
Năm Mậu Ngọ niên hiệu Vĩnh Bình thứ nhất đời Đông Hán (58 Dương lịch) các vị cao tăng đạo hạnh người Thiên trúc (Ấn Độ) như Khang Cư
54
(Sogdiane) và Nguyệt Thị (Indoscythe) thuộc phái thiền tông, không quản xa xôi, khó nhọc đã tìm đến Tam Đảo để thiết lập chùa truyền bá Phật pháp.
Theo Ngọc Phả Hùng Vương ghi lại rằng “Có lần vua Hùng Vương thứ 7 là Hùng Chiêu Vương lên núi Tam Đảo cầu tiên thì nghiễm nhiên đã thấy có chùa thờ Phật”. Các tài liệu cổ cũng ghi nhận nơi đây có ba ngôi chùa cổ là Thiên Ân Cổ Tự, Phù Nghi Cổ Tự và Tây Thiên Cổ Tự.
Đến thời Phật giáo Lý, Trần đã có rất nhiều vị cao tăng chọn vùng đất Tây Thiên, là vùng đất thanh sơn thảo dã, cất am tu hành.
Như vậy, qua các sử liệu cho thấy vùng đất Tây Thiên - Tam Đảo với dãy núi Tam Đảo hùng vĩ, nơi đây có ba ngọn núi cao là Phù Nghi, Thạch Bàn và Thiên Thị luôn xanh thẫm giữa biển mây trắng bồng bềnh, trông như ba ngọn đảo của nhà trời. Giữa phong cảnh sơn kỳ thủy tú, Tây Thiên đã trở thành thánh địa linh thiêng, là cái nôi của đạo Phật Việt Nam và cũng là trung tâm tâm linh bậc nhất. Từ Tây Thiên, Phật giáo được truyền bá rộng rãi ra khắp địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Tính đến nay, đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 01 Ban Trị sự Phật giáo cấp tỉnh, 09 Ban Trị sự Phật giáo cấp huyện, thành phố. Vĩnh Phúc hiện có 598 tăng, ni, nhà tu hành, 421 cơ sở thờ tự, trong đó có 125 cơ sở có sư trụ trì và kiêm nhiệm trụ trì, 15 chùa xếp hạng di tích cấp quốc gia, 113 chùa xếp hạng di tích cấp tỉnh, số lượng tín đồ khoảng 145.000 người. Đa số chức sắc, tín đồ đạo Phật tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước theo phương châm “Đạo Pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” [8].
Đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với sự lãnh đạo của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc. Giáo hội suy cử ra Ban Trị sự để điều hành Phật sự. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan hành chính, điều hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ IV gồm 44 thành viên, trong đó có
55
39 thành viên Ban Trị sự (15 Ủy viên Ban Thường trực, 24 Ủy viên Trị sự), 05 thành viên dự khuyết Ban Trị sự do Hòa thượng Thích Thanh Duệ làm Trưởng ban Trị sự.
Cấp huyện cũng thành lập Ban Trị sự GHPGVN huyện để điều hành mọi mặt Phật sự của Giáo hội ở địa phương. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 9 Ban Trị sự Phật giáo cấp huyện.
- Đạo Phật thành phố Vĩnh Yên hiện có 24 ngôi chùa và 70 Tăng Ni tu tập, trong đó có 14 ngôi chùa đã có sư trụ trì và kiêm nhiệm trụ trì và số lượng phật tử là 12.000 người. Những năm qua Ban Trị sự Phật giáo thành phố Vĩnh Yên luôn quan tâm, chú trọng vào việc trưởng dưỡng đạo tâm, đạo hạnh của Tăng Ni và giữ tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong mọi công tác Phật sự. Tăng, Ni, phật tử thành phố luôn hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động của giáo hội và tuân thủ đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước theo phương châm “Đạo Pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Các hoạt động Phật sự như hoằng pháp, hướng dẫn phật tử, trùng tu, xây dựng chùa cảnh, cơ sở tôn giáo, công tác từ thiện xã hội của Tăng Ni, phật tử thành phố đã góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố chung tay thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Hoạt động của các chùa đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân và phật tử.
- Đạo Phật huyện Tam Dương hiện có 67 ngôi chùa và 25 Tăng Ni tu tập, trong đó có 8 ngôi chùa đã có sư trụ trì và kiêm nhiệm trụ trì và số lượng phật tử là 17.107 người. Tiếp nối truyền thống từ bi, trí tuệ của đạo Phật, trong những năm qua Ban Trị sự Phật giáo huyện cùng toàn thể Tăng Ni đã đem giáo lý Phật đà truyền bá vào trong quần chúng nhân dân, góp phần vào các hoạt động phụng đạo yêu nước, là chỗ dựa tinh thần cho tín đồ phật tử tu tập, hướng tới cái chân thiện mỹ cuộc đời. Các hoạt động về nghi lễ truyền thống của đạo Phật như: đại lễ Phật đản, Vu Lan,… dưới sự hướng dẫn của Tăng Ni trong huyện thì các phật tử đã dần bài trừ các hủ tục mê tín, từ đó