Chủ thể, đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA hồ CHÍ MINH (Trang 30 - 41)

năm gần đây

Đạo Phật là tôn giáo lớn ở Việt Nam, trên 2000 năm tồn tại và phát triển. Ngày nay, với phương châm: “Đạo Pháp - Dân Tộc - Chủ Nghĩa Xã Hội” đạo Phật Việt Nam tiếp tục có đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.Tăng Ni, phật tử luôn luôn phát huy tinh thần đoàn kết lục hòa với đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nhằm xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tích cực tham gia và tổ chức nhiều hoạt động từ thiện xã hội.

Thực tiễn trong những năm qua, hoạt động của đạo Phật bên cạnh những đóng góp to lớn đối với đời sống xã hội, thì đạo Phật cũng bộc lộ một số vấn đề như còn mâu thuẫn trong nội bộ của tổ chức giáo hội, giáo hội chưa tích cực trong giải quyết vướng mắc, sinh hoạt tôn giáo, một số cơ sở thờ tự của đạo Phật có biểu hiện mâu thuẫn giữa sư trụ trì với phật tử và nhân dân địa phương, hoạt động khiếu kiện liên quan đến đất đai, cơ sở thờ tự, một số đối tượng lợi dụng hoạt động của đạo Phật để trục lợi cá nhân… Do đó cần phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật nhằm phát huy những mặt tích cực và giải quyết các khó khăn trong hoạt động tôn giáo của đạo Phật.

1.3. Chủ thể, đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật đạo Phật

1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật

Chủ thể quản lý nhà nước là những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tham mưu, xây dựng, ban hành quyết định, cơ chế, chính sách pháp luật quy định hoạt động của đạo Phật. Theo quy định của hệ thống pháp luật

23

Việt Nam, chủ thể QLNN đối với hoạt động của đạo Phật là những cơ quan, tổ chức và cá nhân sau:

- Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; - Bộ Nội Vụ;

- Ban Tôn giáo Chính phủ, trực thuộc Bộ Nội vụ và Vụ Phật giáo thuộc Ban Tôn giáo Chính Phủ;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Sở Nội vụ;

- Ban Tôn giáo tỉnh/ thành phố hoặc phòng Tôn giáo cấp tỉnh, thành phố. - Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Phòng Nội vụ cấp huyện;

- Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

Trách nhiệm của các chủ thể QLNN đối với hoạt động của đạo Phật được quy định tại Điều 61, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Tổ chức Chính Phủ; Luật Tổ chức Chính quyền địa phương và các Nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện cụ thể:

Chính Phủ thống nhất QLNN về tôn giáo trong phạm vi cả nước, được quy định cụ thể tại Luật Tổ chức Chính Phủ 2015. Chính Phủ có nhiệm vụ: xây dựng và trình Quốc hội quyết định chính sách tôn giáo của nhà nước, quản lý và tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, bảo đảm sự bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật, chống mọi hành vi xâm phạm tự do tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật [37].

Thủ tướng Chính Phủ là người đứng đầu Chính Phủ và hệ thống hành chính nhà nước. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước. Điều 28, Luật Tổ chức Chính phủ,

24

Thủ tướng Chính Phủ có nhiệm vụ: chỉ đạo công tác của Chính phủ trong công tác tôn giáo, chỉ đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật về tôn giáo; phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong công tác tôn giáo. Thủ tướng Chính Phủ có nhiệm vụ lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia [37].

Bộ Nội vụ là cơ quan QLNN về TNTG ở Trung ương. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ trong QLNN về tôn giáo được quy định tại Khoản 14, Điều 2, Nghị định 34/2017/NĐ-CP [12].

Ban Tôn giáo Chính Phủ là cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ QLNN về lĩnh vực tôn giáo trong phạm vi cả nước và thực hiện các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật được quy định tại Quyết định số 32/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo Chính phủ [44]. Vụ Phật giáo là đơn vị thuộc Ban Tôn giáo Chính Phủ, thực hiện chức năng tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính Phủ trong việc QLNN về đạo Phật trên phạm vi cả nước.

Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ quyết định biện pháp thực hiện chính sách tôn giáo trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo đảm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, quyền tự do TNTG trên địa bàn tỉnh. Quyết định bộ máy, tổ chức và biên chế cơ quan QLNN về tôn giáo trên địa bàn. Chủ tịch UBND có nhiệm vụ chỉ đạo lãnh đạo, công tác QLNN về tôn giáo; chỉ đạo việc thi hành chính sách, pháp luật nhà nước về TNTG trên địa bàn theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 [38].

Ngoài các chủ thể trên, các tổ chức như Dân vận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, cơ quan Công an, Quân đội, Ngoại giao là các chủ thể có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan QLNN về tôn giáo trong việc thực thi công tác tôn giáo, đây không phải là các cơ quan QLNN về Tôn giáo.

25

1.3.2. Đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật

Đối tượng QLNN đối với hoạt động của đạo Phật đó là những tổ chức, cá nhân, các mối quan hệ, các sự việc, hiện tượng chịu tác động, điều chỉnh từ phía các cơ quan hành chính nhà nước. Đối với những hoạt động của đạo Phật, đối tượng chịu sự quản lý nhà nước đó là những hoạt động tôn giáo của các tổ chức, cá nhân đạo Phật. Những hoạt động này chịu ảnh hưởng bởi những tác động của chủ thể quản lý nhà nước và những tác động đó có tác dụng định hướng, dẫn dắt hoạt động của đối tượng quản lý nhà nước theo đúng các quy định và chính sách, pháp luật về tôn giáo của nhà nước Việt Nam.

Với cách hiểu như trên, đối tượng QLNN đối với hoạt động của đạo Phật bao gồm những tổ chức, hoạt động, con người, sự việc sau:

Giáo hội của đạo Phật gồm: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, huyện; chùa, tổ đình, tịnh xã, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm phật đường (gọi chung là tự viện). Tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức tôn giáo tập hợp tín đồ, chức sắc đạo Phật được tổ chức chặt chẽ, thống nhất theo một cơ cấu nhất định được nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.

Tín đồ đạo Phật là những người tin tưởng Phật pháp, thực hành theo giáo lý của Đức Phật và tùy khả năng, tự nguyện thụ trì giới luật Phật chế.

Chức sắc, chức việc của đạo Phật, đó là tín đồ của đạo Phật, họ có chức vụ, phẩm sắc trong Giáo hội Phật giáo và được Giáo hội Phật giáo đào tạo, bồi dưỡng, tấn phong vào các giáo phẩm hoặc các chức vụ thẩm quyền trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đồ dùng đạo: đó là những vật dụng, được sử dụng để tuyên truyền, giảng đạo; các vật dụng khác được thực hiện trong việc biểu hiện đức tin và các lễ nghi như kinh sách, tượng pháp, bài vị, chuông, trống, các ấn phẩm khác.

Các hoạt động đạo Phật: hoạt động của đạo Phật được hiểu là những hoạt động truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi của Giáo hội Phật giáo.

26

Các công trình kiến trúc của đạo Phật: các công trình kiến trúc và các cơ sở vật chất khác được dùng cho việc tổ chức các hoạt động đạo Phật: trụ sở Giáo hội, tổ đình, tự viện, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các trường học, bệnh viện, phòng khám, các cơ sở từ thiện nhân đạo, các công trình phụ trợ cho hoạt động của đạo Phật, sinh hoạt thực hiện nghi lễ đạo Phật.

Quản lý đất đai liên quan đến đạo Phật.

1.4. Nội dung và phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật

1.4.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật

Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, nội dụng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 60, Mục 1, Chương VIII, bao gồm các nội dung như sau [39]:

- Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

- Quy định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo. - Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. - Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

- Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng tôn giáo.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Qua thực tiễn cho thấy, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN đối với hoạt động của đạo Phật các cơ quan nhà nước cần thực hiện các nội dung sau:

Một là, xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo. Nội dung này bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau:

Xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành luật của Quốc hội về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

27

Xây dựng và ban hành những văn bản quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo các địa phương và các cơ quan QLNN về tôn giáo cấp huyện, xã.

Xây dựng và ban hành các văn bản quy định việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong QLNN về tôn giáo.

Xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến tôn giáo nói chung và chính sách đối với đạo Phật nói riêng như: chính sách tự do tôn giáo; chính sách nhà đất tôn giáo; chính sách liên quan đến hoạt động giáo dục đào tạo của tôn giáo; chính sách từ thiện, nhận đạo.

Xây dựng và ban hành quy trình thủ tục hành chính quy định các hoạt động liên quan đến tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng.

Tham mưu cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng.

Hai là, Xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước về tôn giáo, nội dung này bao gồm các công việc sau:

Thiết kế mô hình tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng ở trung ương và địa phương.

Xây dựng cơ chế phối hợp các cơ quan, tổ chức QLNN về tôn giáo các cấp. Xây dựng bộ máy QLNN về tôn giáo và đạo Phật ở trung ương, Ban Tôn giáo Chính Phủ, Vụ Phật giáo. Xây dựng bộ máy QLNN về tôn giáo và đạo Phật ở địa phương.

Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan QLNN về tôn giáo các cấp.

Quy định về cơ chế hoạt động, phối hợp giữa các cơ quan QLNN về tôn giáo các cấp, quy định việc phân cấp quản lý nhà nước về tôn giáo.

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ trong lĩnh vực QLNN đối với hoạt động của đạo Phật, nội dung này bao gồm:

Quy định quy mô, tổ chức cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng các cấp.

28

Xây dựng và ban hành chiến lược, kế hoạch, quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.

Tuyển dụng và sử dụng cán bộ, công chức, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo và đạo Phật.

Xây dựng các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo và đạo Phật.

Xây dựng và ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách đối với cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo.

Thứ tư, quản lý tổ chức và hoạt động của đạo Phật, bao gồm các nội

dung sau:

Quản lý việc thành lập, chia tách, sát nhập, hợp nhất, giải thể các hệ phái của tổ chức đạo Phật.

Quản lý việc thành lập, giải thể các trường đào tạo, mở các lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo.

Quản lý việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tổ chức của đạo Phật.

Quản lý việc thuyên chuyển nơi hoạt động của chức sắc đạo Phật. Quản lý việc tổ chức các lễ hội, hội nghị, đại hội của đạo Phật các cấp. Quản lý việc giảng đạo, truyền đạo của các tổ chức, chức sắc của đạo Phật ngoài cơ sở của đạo Phật.

Quản lý việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình đạo Phật, công trình phụ trợ thuộc cơ sở đạo Phật. Quản lý việc khai thác và sử dụng đất của tổ chức đạo Phật.

29

Quản lý các hoạt động giáo dục, y tế; bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo của tổ chức đạo Phật.

Năm là, Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo bao gồm các nội dung sau:

Tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn để quán triệt chính sách pháp luật về tôn giáo nói chung, đạo Phật nói riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo.

Thực hiện việc tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho đội ngũ những chức sắc, chức việc của đạo Phật, những người hoạt động trong lĩnh vực của đạo Phật.

Vận động, tuyên truyền chức sắc, tín đồ của đạo Phật thực hiện nghiêm quy định về chính sách, pháp luật của nhà nước về tôn giáo.

Tổ chức phát động những cuộc thi tìm hiểu kiến thức, pháp luật về tôn giáo đối với quần chúng và tín đồ của đạo Phật.

Hướng dẫn chức sắc, tín đồ của đạo Phật thực hiện pháp luật về tôn giáo và đạo Phật.

Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân cảnh giác trước các hành vi lợi dụng hoạt động của đạo Phật để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, những hành vi lợi dụng lôi kéo tín đồ phật tử vi phạm các quy định pháp luật của nhà nước.

Sáu là, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật đối với hoạt động của đạo Phật, nội dung cụ thể của hoạt động này bao gồm:

Thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật, chính sách, quy định trong QLNN đối với hoạt động của tôn giáo nói chung và của đạo Phật nói riêng, của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.

Tiếp thu những đơn thư và giải quyết những khiếu nại, tố cáo liên quan đến chính sách pháp luật và việc chấp hành thực thi các chính sách pháp luật về tôn giáo và đạo Phật.

30

Xử lý vi phạm chính sách, pháp luật về tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Xây dựng các kế hoạch, phương án đấu tranh phòng chống các hành vi lợi dụng hoạt động đạo Phật của một số chức sắc, tín đồ đạo Phật cực đoan để

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA hồ CHÍ MINH (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)