Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nguyễn thị ánh tuyết liên kết với công ty greenfeed (Trang 30)

Chỉ tiêu phân Sốt Dịch Màu viêm Mùi Phản ứng đau Phản ứng co nhỏ của tử cung

- Xác định lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ: Dịch đào thải ra từ đường sinh dục của lợn nái được theo dõi từ khi lợn nái bắt đầu đẻ cho tới khi hết dịch. Quá trình theo dõi dịch đào thải từ đường sinh dục lợn nái sau đẻ được thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Trong thời gian này, nếu tính chất của dịch thay đổi như từ không màu hoặc hơi hồng, trong, lỏng, chuyển sang màu trắng sữa, hồng hơn, đỏ hơn, hoặc nâu rỉ sắt, vàng hay xanh, dịch đặc hơn, có bã đậu, dính, dịch có mùi hơi, thối thì lợn đó được coi là bị viêm tử cung sau đẻ (Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh, 2016) [17] .

- Tiến hành điều trị cho những lợn mắc bệnh bằng phác đồ điều trị hiệu quả:

* Điều trị bệnh viêm tử cung bằng phác đồ điều trị sau:

+ Amoxi LA: tiêm bắp 10 ml/con/ngày.

+ Tiêm Oxytocin 2 ml/con vào mép âm môn và thụt rửa tử cung bằng nước muối sinh lý 3 - 4 lít/con.

+ Liệu trình kháng sinh mỗi ngày một lần, thụt rửa tử cung ngày 1 lần. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

* Điều trị viêm vú bằng phác đồ điều trị sau:

+ Cục bộ: Vắt cạn sữa ở vú viêm, chườm nước đá lạnh kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ngày cho vú mềm dần.

+ Tồn thân: Tiêm Analgin: 1 ml/15-20 kg thể trọng/1 lần/ngày. Tiêm Amoxi LA: 1 ml/10 kg thể trọng/1 lần/2 ngày.

Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày. * Xử lý hiện tượng đẻ khó như sau:

+ Những trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần phải tiêm Oxytocin 2 ml/con. Trường hợp khơng có kết quả, cần thiết phải can thiệp bằng cách: từ từ đưa tay đã bôi trơn bằng vaselin vào tử cung theo cơn rặn của lợn mẹ để kiểm tra thai, thường là sờ thấy thai quá to, nằm ngay ở khung xương chậu. Khi sờ được đầu thai ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp hai bên tai của thai, các ngón cịn lại tạo thành một vịng kín qua đầu thai rồi từ từ kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Trường hợp sờ thấy phần sau của thai thì ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt vào khớp chân sau của lợn con rồi kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Nếu vẫn khơng có kết quả thì phải phẫu thuật để kéo thai ra.

Sau khi can thiệp phẫu thuật phải thụt rửa âm đạo và dùng kháng sinh ampicilin: 10 mg/kg thể trọng chống viêm nhiễm tử cung, âm đạo.

+ Tiêm vitamin B1, B. complex để trợ sức cho lợn. * Điều trị bệnh sót nhau bằng pháp đồ điều trị sau:

+ Thụt rửa tử cung cho con vật bằng thuốc tím 0,1% liều 2-4 lít/con + Tiêm Oxytoxin liều 10 – 20 IU /con tiêm bắp cho lợn một lần

+ Tiêm kháng sinh đề phòng nhiễm trùng tử cung và toàn thân: Ampicilin 500 liều 7 – 10 mg/1 kg trọng lượng cơ thể, Licomycin 10% 1ml/10 kg trọng lượng cơ thể vào bắp thịt cho con vật ngày 2 lần mỗi lần cách nhau 6 - 8 giờ.

23

+ Đặt hoặc bơm kháng sinh vào tử cung đề phòng viêm tử cung: Penicillin, Ampicillin, Oxyteracyclin.

* Điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng phác đồ điều trị sau:

+ Tiêm Enrocin: 1 ml/10 kg thể trọng, tiêm bắp ngày 1 lần + B. complex: 1 ml/con/ngày

* Điều trị bệnh viêm khớp lợn con bằng phác đồ điều trị sau:

+ Tiêm Vetrimoxin LA: 1 ml/10 kg thể trọng /1 lần/2 ngày. Hoặc tiêm Pendistrep L.A 1 ml/10 kg thể trọng/1 ngày/1 lần . Tiêm bắp, điều trị trong 3 - 5 ngày.

* Điều trị bệnh cầu trùng lợn con bằng phác đồ điều trị sau:

+ Cho uống dung dịch thuốc Toltrazuril với liều lượng 1 ml /2,5 kg thể trọng. Uống 1 lần duy nhất.

+ Kết hợp cho uống dung dịch kháng sinh Oracin-500, 1 ml/2 kg thể trọng, 1lần/ngày, 3 ngày liên tục.

2.2.3.2. Bệnh viêm vú a. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm vú là các hệ vi khuẩn gây bệnh như: trực khuẩn đường ruột, liên cầu khuẩn dung huyết và các loại trực khuẩn gây thối khác... Chúng xâm nhập vào tuyến vú qua vết thương, vết sây sát trên bầu vú hoặc qua lỗ núm vú.

Theo Muirhead and Alexander (2010) [41] nguyên nhân gây viêm một hay nhiều vú ở lợn do nhiều loại vi khuẩn hoặc có thể do kế phát từ bệnh khác, xảy ra lác đác ở từng cá thể hoặc cả đàn. Bệnh thường xuất hiện tập trung từ khi lợn đẻ đến 12 giờ sau đó, vi khuẩn xâm nhập vào một hay nhiều bầu vú thông qua núm vú do trầy xước (do răng của lợn con hay nền chuồng cứng). Nhóm vi khuẩn gây viêm vú gồm: Coliform, Klebsiella,

Staphylococcus, Streptococcus, Miscellaneous. Trong đó vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus chỉ gây viêm từng tuyến vú, Klebsiella spp

gây viêm vú cấp tính và nhóm vi khuẩn E. coli với nhiều type khác nhau đã được phân lập ở hầu hết các trường hợp viêm vú, độc tố của E. coli sinh ra là

nguyên nhân gây viêm vú, mất sữa.

Theo White (2013) [44] nguyên nhân chủ yếu gây viêm vú cấp tính do các loại vi khuẩn: E. coli, Klebsiella, đôi khi Pseudomonas nhiễm qua núm vú từ phân và nền chuồng. Vì vậy, việc vệ sinh chuồng trại và núm vú đóng vai trị quan trọng trong phòng bệnh.

Theo Phạm Tiến Dân (1998) [5] nghiên cứu xác định vi khuẩn gây viêm vú ở lợn nái sinh sản gồm: E. coli chiếm 18,2%; Staphylococcus chiếm19%; Streptococcus chiếm 27,18%; Klebsiella chiếm 14,7%.

Theo Christensen và cs (2007) [31] khi nghiên cứu về mô học và vi khuẩn học từ mẫu mơ vú bị viêm cho thấy, vi khuẩn chính gây viêm vú là

Staphylococcus spp và Arcanobacterium pyogenes.

Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2000) [18] cho rằng vi khuẩn gây bệnh viêm vú thường là liên cầu trùng chiếm 86%; tụ cầu trùng chiếm 5,4%; trực trùng sinh mủ chiếm 2,7%; E. coli chiếm 1,2%; và các loại vi khuẩn khác chiếm 3,7%. Loại gây bệnh phổ biến nhất là liên cầu trùng

Agalactiac.

Do kế phát từ một số bệnh: sót nhau, viêm tử cung, bại liệt sau khi đẻ, viêm bàng quang, viêm thận... Khi lợn nái bị bệnh này vi khuẩn theo máu về tuyến vú, cư trú tại đây và gây bệnh.

Lợn nái tốt sữa, lợn con bú sữa không hết hoặc lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng vú còn lại căng sữa, lợn con bú làm sây sát bầu vú hoặc lợn con bị bệnh không bú, sữa xuống nhiều, bầu vú căng dễ dẫn đến viêm vú (Trương Lăng, 2000) [13].

25

Do q trình chăm sóc và ni dưỡng kém, chất độn chuồng và ổ đẻ bẩn. Sau khi đẻ bầu vú không được vệ sinh sạch, hàng ngày không vệ sinh bầu vú. Thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt kéo dài, nhiệt độ thay đổi đột ngột dẫn tới viêm vú.

b. Triệu chứng

Viêm vú chia thành các thể như sau:

- Viêm vú thể thanh dịch: Tuyến vú bị xung huyết, dịch viêm tiết ra nhiều. Nước viêm thải ra thấm vào các nang sữa làm q trình lưu thơng mạch máu và mạch lâm ba bị trở ngại. Lá vú sưng to, có khi cả bầu vú sưng. Lúc đầu sữa biến đổi không rõ về sau sữa loãng, chất lượng sữa giảm, sờ tay vào con vật cảm giác đau.

- Viêm vú thể cata: Trong nang sữa chứa rất nhiều dịch rỉ viêm, tế bào biểu bì phình to ra, bị thối hóa và bong ra. Cơ thể bình thường khơng có triệu chứng tồn thân, lúc đầu sữa lỗng, có nhiều gạch vón, lượng sữa giảm, vắt sữa có những cục nhỏ màu xanh hay vàng nhạt, sờ bầu vú thấy nóng.

- Viêm vú thể Fibrin: Lúc đầu lá vú chứa nhiều nước vàng Fibrinogen và tế bào chết. Fibrinogen dưới tác dụng của men do tế bào bị tổn thương tiết ra sẽ biến thành Fibrin. Khi vắt sữa có một ít dịch màu vàng chứa Fibrin và cục Casein bị đóng vón. Nhiệt độ cơ thể 40 – 41oC, vú viêm cứng, sưng to, sờ thấy đau.

- Viêm vú thể cata có mủ: Trong nang sữa và ống dẫn có hồng cầu, bạch cầu, mủ và tế bào hoại tử. Sữa mất hẳn, thể tích vú tăng, màu đỏ. Sờ con vật thấy đau, vắt sữa thấy lỗng, sữa đóng vón, có mủ, máu. Con vật có triệu chứng tồn thân: Sốt cao, kém ăn, hơ hấp và tuần hồn tăng.

- Viêm vú thể áp xe: Trong tuyến vú xuất hiện một hay nhiều bọc áp xe to hay nhỏ nằm sát dưới da hay ở sâu bên trong. Sau đó bọc mủ phát triển to nổi rõ ở dưới da. Vật ngừng tiết sữa và trong sữa vắt ra có đầy mủ và máu, casein.

- Viêm vú thể plegemol: Là loại viêm tích mủ dưới da và tổ chức liên kết của lá vú. Thường do kế phát từ viêm cata và viêm có mủ. Lượng sữa ít có nhiều gạch nhỏ, sờ bầu vú thấy nóng, con vật sốt, tim mạch rối loạn.

- Viêm vú thể có màu: Là loại viêm cấp tính. Thường kế phát từ viêm thanh dịch, cata hoặc do viêm phúc mạc. Tuyến vú bị chấn thương, các tế bào tuyến sữa bị thấm dịch và hồng cầu. Da vú có đám đỏ, vắt sữa con vật thấy đau. Sữa lỗng màu hồng hay đỏ, con vật sốt cao 40 – 41oC, bỏ ăn.

- Theo White (2013) [44] biểu hiện rõ tại vú viêm với các đặc điểm: vú căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn, khơng xuống sữa, nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều lợn cợn lẫn máu; sau 1 - 2 ngày thấy có mủ, lợn mẹ giảm ăn hay bỏ ăn, sốt cao 40 - 41,5oC. Tùy số lượng vú bị viêm mà lợn nái có biểu hiện khác nhau. Nếu do nhiễm trùng trực tiếp vào bầu vú, thì đa số trường hợp chỉ một vài bầu vú bị viêm. Tuy vậy, lợn nái cũng lười cho con bú, lợn con thiếu sữa nên liên tục địi bú, kêu rít, đồng thời do bú sữa bị viêm, gây nhiễm trùng đường ruột, lợn con bị tiêu chảy.

c. Hậu quả

Khi lợn nái bị viêm vú sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể lợn mẹ, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn con theo mẹ, thậm chí nếu lợn mẹ bị mắt sữa hồn tồn do viêm vú thì đàn con có nguy cơ bị chết cả đàn do khơng có sữa để bú.

Theo Nguyễn Hữu Vũ và cs (1999) [30] bệnh viêm tử cung và viêm vú là hai nguyên nhân chính, trực tiếp gây ra sự giảm và mất sữa ở lợn nái nuôi con.

Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [3] cho biết: Mất sữa sau khi đẻ là do kế phát từ bệnh viêm tử cung và viêm vú. Do khi bị viêm, cơ thể thường sốt cao liên tục từ 2 - 3 ngày, nước trong máu và trong mô bào bị giảm, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, nhất là sự hấp thu chất dinh dưỡng trong

27

đường tiêu hóa bị giảm dần dẫn đến mất sữa, khả năng hồi phục chức năng tiết sữa sẽ bị hạn chế thường xảy ra ở lứa đẻ tiếp theo.

Khi bị viêm vú, sản lượng sữa của lợn nái ni con giảm, trong sữa có nhiều chất độc. Sữa khơng đủ đáp ứng nhu cầu của lợn con hoặc khi lợn con bú sữa sẽ dẫn đến tiêu chảy, ốm yếu, sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh và trọng lượng cai sữa thấp.

Nếu viêm vú nặng dẫn đến huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ thì khó chữa, lợn nái sẽ bị chết.

Viêm vú kéo dài dẫn đến teo bầu vú, vú hóa cứng, vú bị hoại tử ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa của lợn nái ở lứa sau.

Nếu phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giảm thiệt hại kinh tế cho người chăn ni.

2.2.3.3. Hiện tượng đẻ khó

Lợn đẻ mà thời gian sổ thai kéo dài nhưng thai vẫn không được đẩy ra ngồi. Bệnh biểu hiện dưới nhiều hình thức, diễn biến khác nhau. Nó khơng những gây bệnh cho cơ quan sinh dục mà còn dẫn đến hiện tượng vơ sinh, thậm chí cả mẹ lẫn con có thể chết. Do đó đẻ khó gây thiệt về kinh tế cho ngành chăn ni.

Theo Nguyễn Ngọc Phục (2005) [19] thông thường thai chết lưu ở các trại chăn nuôi nái sinh sản chiếm khoảng 4 - 10% tổng số lợn con chết trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa, trong đó khoảng 70% các trường hợp được coi là thai chết lưu đã từng sống sót khi mới sinh.

a. Nguyên nhân

- Đẻ khó nguyên nhân do cơ thể mẹ:

Khi chăm sóc, ni dưỡng khơng tốt, thức ăn không đầy đủ, chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu của lợn mang thai dẫn đến cơ thể mẹ bị suy

nhược, sức khỏe kém. Trong quá trình đẻ, sức rặn của lợn yếu, thậm chí khơng rặn đẻ, cổ tử cung co bóp yếu nên khơng đẩy thai ra ngoài.

Lợn ăn quá nhiều tinh bột, protein dẫn đến béo cũng gây ra đẻ khó. Các nghiên cứu cho thấy độ dầy mỡ lưng ở vị trí P2 ở heo nái tốt, diễn biến ở các lứa đẻ tăng dần đến giai đoạn đậu thai, giai đoạn đẻ, thì giảm dần xuống đến cai sữa, sau đó lại tăng dần ở lứa tiếp theo đến giai đoạn đẻ. Sự mập ốm của lợn nái phụ thuộc vào điểm P2. Lợn nái tốt có P2 từ 19 - 22 mm nếu lợn nái lớn hơn 23 mm là lợn mập gây ra đẻ khó do mỡ bao quanh buồng trứng và tử cung làm khả năng co thắt tử cung và cơ bụng yếu (Nguyễn Văn Thanh, 2002) [23].

Do cấu tạo tổ chức các phần mềm như: cổ tử cung, âm đạo giãn nở khơng bình thường có những chỗ giãn q mạnh, chỗ lại khơng giãn nên việc đẩy con ra ngồi gặp khó khăn.

Khung xoang chậu bị biến dạng, khớp bán động háng phát triển khơng bình thường, vơi hóa cột sống hay xoang chậu hẹp. Trong q trình đẻ độ giãn nở kém, thai bị mắc trước cửa xoang chậu khơng ra được. Khi q trình rặn đẻ kéo dài, sức co bóp lớn ép lợn con làn lợn con bị chết.

Ở thời gian có thai kỳ cuối, thai quá to, lợn nái vận động mạnh, chèn ép tử cung làm tử cung bị xoắn hay vặn lại, tư thế tử cung thay đổi, đường sinh dục trở nên khơng bình thường cũng gây khó đẻ.

Do rối loạn hormone tuyến sinh dục cái: kích tố nhau thai Relaxin lúc đẻ tiết ra ít nên khơng làm mất lớp canxi ở khớp bán động háng, không giãn dây chằng xương chậu (khơng sụt mơng) hoặc Prostagladin tiết ít khơng đủ gây co bóp tử cung nên khơng tống thai ra ngồi được.

- Đẻ khó do nguyên nhân bào thai:

Chiều, hướng, tư thế thai lúc đẻ khơng bình thường.

Chế độ dinh dưỡng khơng phù hợp hoặc do quá ít thai, làm thai quá to khơng phù hợp với kích thước của xương chậu và đường sinh dục của lợn mẹ.

29

Thai bị dị hình hay quái thai.

Hiện tượng đẻ khó do nguyên nhân bào thai thường chiếm 3/4. Những ngun nhân và loại hình đẻ khó có thể xảy ra đơn độc hoặc kết hợp lại với nhau như bào thai quá to mà xương chậu lại quá nhỏ, thai to cộng với tư thế của thai khơng bình thường...khi rặn đẻ thai bị kẹt khơng ra ngồi được.

b. Triệu chứng

Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [25] cho biết: lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà khơng đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi khó chịu, nước ối tiết nhiều và có lẫn máu (màu hồng nhạt). Có trường hợp lợn nái đẻ được một con rồi nhưng vẫn đẻ khó ở con tiếp theo. Khi thò tay vào thấy thai nằm ngay xương chậu nhưng do đẻ ngược thai (quay lưng ra), do xương chậu hẹp nhưng bào thai quá to.

c. Hậu quả

- Tử cung co bóp mạnh mà thai khơng ra, thai bị chèn dẫn đến lợn con bị chết.

- Nếu mổ để lấy bào thai ra ngoài lợn mẹ hay bị chết.

- Gây ra hiện tượng sót con, sót nhau dẫn đến viêm đường sinh dục. - Khi dùng biện pháp can thiệp không đúng cách, gây sây sát niêm mạc

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nguyễn thị ánh tuyết liên kết với công ty greenfeed (Trang 30)