Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn con theo mẹ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nguyễn thị ánh tuyết liên kết với công ty greenfeed (Trang 60)

Thời điểm phòng (Ngày tuổi) 3 3 7 và 21 14-16

Qua bảng 4.6 cho thấy 3 ngày sau khi đẻ lợn con được cho uống Pigcoc để phòng bệnh cầu trùng và được tiêm sắt để phòng thiếu sắt. Lợn con được 7 ngày và 21 ngày tuổi tiêm phòng bệnh suyễn. Lợn con từ 14 - 16 ngày tuổi được tiêm phòng vắc xin Circivac để phòng bệnh do Circovirus type 2 gây ra ở lợn con. Kết quả số lợn con được tiêm phòng là 1.259 con, cho tỷ lệ an toàn sau khi tiêm đạt từ 99,68 - 100%.

4.4. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

4.4.1. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản

Qua theo dõi 128 lợn nái sinh sản tại trại, dựa trên những triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh, chúng tơi đã chẩn đốn được lợn nái mắc một số bệnh chủ yếu như viêm tử cung, viêm vú, đẻ khó và sót, sát nhau . Kết quả chẩn đoán lợn nái mắc một số bệnh sinh sản được trình bày ở bảng 4.7.

49 Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản Tên bệnh Viêm tử cung Bệnh viêm vú Hiện tượng đẻ khó Bệnh sót, sát nhau Tính chung

Kết quả bảng 4.7 cho biết khi theo dõi 128 lợn nái sinh sản trước và sau khi đẻ về 4 bệnh sinh sản thường gặp ở lợn nái thấy rằng bệnh viêm tử cung có 5 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ cao nhất là 3,91%, tiếp đến là viêm vú có 4 con, chiếm tỷ lệ 3,13%, đẻ khó có 2 con, chiếm 1,56%, bệnh sót, sát nhau có 2 con, chiếm 1,56%. Khi tính chung các bệnh sinh sản thì lợn nái ở trang trại có tỷ lệ mắc các bệnh này là 10,16%.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh đẻ khó là 1,56%, theo chúng tơi là do trong giai đoạn mang thai lợn nái ít được vận động, chăm sóc ni dưỡng chưa được tốt làm cho lợn mẹ yếu, khi đẻ sức rặn kém. Ngoài ra, do lợn nái mới đẻ lứa đầu là chủ yếu nên xoang chậu còn hẹp, làm cho việc đẻ tự nhiên của lợn gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở mức 3,91% đó là do trong q trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm. Theo Bùi Thị Tho và cs (1995) [25] cho biết phần lớn những trường hợp lợn đẻ khó đều dẫn tới viêm tử cung.

Mặt khác, do điều kiện chăm sóc ni dưỡng chưa được tốt khi gặp điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây viêm tử cung.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Kirwood (1999) [34] cho biết lợn nái tại Anh có tỷ lệ viêm tử cung biến động từ 1,1 - 37,2%.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh (2002) [21] công bố lợn nái sau khi đẻ bị viêm tử cung với tỷ lệ là 42,40%; kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoài Nam và Nguyên Văn Thanh (2016) [13] cho biết tỷ lệ lợn nái viêm tử cung sau đẻ là 76,38%, biến động từ 62,10 - 86,96%. So sánh các kết quả nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu của chúng tơi thì tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái ở trại lợn Nguyễn Thị Ánh Tuyết là rất thấp. Điều này được giải thích là do trại đã áp dụng tốt quy trình kỹ thuật ni dưỡng và chăm sóc lợn nái sinh sản, đặc biệt làm tốt vệ sinh sát trùng trước, trong và sau khi lợn nái đẻ.

4.4.2. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn con theo mẹ

Lợn con sau khi sinh do thay đổi điều kiện sống kết hợp với cơ quan điều tiết thân nhiệt, hệ thống miễn dịch và bộ máy tiêu hóa chưa phát triển hồn thiện nên rất dễ bị mắc bệnh. Một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay ở lợn con là bệnh lợn con phân trắng, tiếp đến là bệnh cầu trùng ở lợn cũng xuất hiện khá phổ biến và trong những năm gần đây xuất hiện bệnh viêm khớp, đặc biệt là trong trang trại chăn nuôi theo quy mô công nghiệp. Dựa trên triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh, chúng tơi đã chẩn đoán lợn con mắc các bệnh trên. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.

51

Bảng 4.8. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn con theo mẹ

Tên bệnh

Bệnh lợn con phân trắng Viêm khớp

Bệnh cầu trùng Tính chung

Kết quả bảng 4.8 cho thấy trong 1.259 lợn con theo dõi thì có 86 lợn con mắc bệnh lợn con phân trắng, chiếm tỷ lệ 6,83%, tiếp đến là viêm khớp có 5 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 0,4% và bệnh cầu trùng có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất có 3 con mắc, chiếm tỷ lệ 0,24%. và Khi tính chung lợn con theo mẹ mắc các bệnh phân trắng lợn con, bệnh viêm khớp và bệnh cầu trùng là 7,47%.

Theo Trương Lăng (2000) [9] cho biết bệnh phân trắng lợn con là hội chứng lâm sàng phức tạp, đặc điểm là viêm dạ dày ruột, ỉa phân trắng và gầy sút rất nhanh. Ở nước ta lợn con mắc bệnh phân trắng lợn con là rất phổ biến, trong các cơ sở chăn nuôi tỷ lệ mắc bệnh là từ 25% - 100%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của Trương Lăng (2000) [9].

Qua đây cho thấy điều kiện vệ sinh và sự thay đổi mơi trường, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nhiễm bệnh. Điều kiện vệ sinh kém không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển mà cịn ảnh hưởng khơng nhỏ tới sức khoẻ đàn lợn, lợn con rất mẫn cảm với sự thay đổi thời tiết. Do vậy sức đề kháng của con vật giảm dần, đến lúc nào đó khi sức đề kháng của cơ thể và mầm bệnh bị mất cân bằng thì mầm bệnh sẽ nhân lên về số lượng và độc lực để gây bệnh. Mặt khác chế độ dinh dưỡng của lơn

mẹ không phù hợp, hoặc thay đổi chế độ ăn cũng ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh của lợn con.

4.5. Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

4.5.1. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản

Điều trị bệnh cho lợn mắc bệnh cần phải tiến hành sớm ngay sau khi phát hiện ra lợn bị bệnh, đồng thời phải lựa chọn phác đồ điệu trị tốt nhất, kháng sinh đặc hiệu nhất thì hiệu quả điều trị mới cao và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế do lợn ốm và chết. Từ kết quả chẩn đốn như trình bày ở bảng 4.7, chúng tôi tiến hành điều trị bằng các phác đồ điều trị đặc hiệu cho từng loại bệnh. Kết quả điều trị bệnh sinh sản cho lợn nái được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản

Tên bệnh

Viêm tử cung Bệnh viêm vú Hiện tượng đẻ khó Bệnh sót, sát nhau

Kết quả bảng 4.9 cho thấy khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao. Cụ thể: có 5 lợn nái bị viêm tử cung sau 3 ngày điều trị liên tục thì có 5 lợn khỏi bệnh, đạt 100%; bệnh viêm vú sau 3 ngày điều trị, cho tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Đã xử lý được 2 lợn nái đẻ khó, kết quả là sau khi xử lý cả mẹ và con đều khỏe mạnh, ăn uống bình thường, đạt 100%. Bệnh sót, sát nhau sau 3 ngày điều trị liên tục cho tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100%. Kết quả bảng 4.8 cũng cho thấy các phác đồ điều trị các bệnh sinh sản của lợn nái

53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong khóa luận này đều có hiệu lực điều trị tốt, thời gian điều trị khơng kéo dài, nên có thể khuyến cáo cho người chăn ni sử dụng các phác đồ điều trị này để điều trị cho lợn nái khi mắc các bệnh về sinh sản trong q trình chăn ni.

4.5.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ

Từ kết quả chẩn đoán lợn con mắc bệnh phân trắng lợn con, bệnh viêm khớp và bệnh cầu trùng như đã được trình bày ở bảng 4.8, chúng tôi tiến hành điều trị các bệnh này bằng các phác đồ điều trị hiệu quả. Kết quả điều trị các bệnh của lợn con được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ

Tên bệnh

Bệnh lợn con phân trắng Bệnh viêm khớp

Bệnh cầu trùng

Kết quả bảng 4.10 cho thấy số lợn con điều trị bệnh lợn con phân trắng là 86 con, khỏi 82 con, chiếm tỷ lệ là 95,35%. Điều trị bệnh viêm khớp 5 con, khỏi bệnh 5 con, chiếm tỷ lệ 100%. Khi điều trị bệnh cầu trùng cho 3 con lợn con thì tỷ lệ khỏi là 3 con, đạt là 100%. Kết quả trên cho thấy các phác đồ điều trị các bệnh của lợn con được sử dụng trong khóa luận này là có hiệu quả rất cao. Vì thế có thể khuyến cáo người chăn ni sử dụng các phác đồ điều trị này để điều trị cho lợn con khi bị mắc bệnh trong quá trình chăn ni.

4.6. Kết quả thực hiện các công tác khác tại trại

Ngồi cơng việc chăm sóc và ni dưỡng đàn lợn, trong thời gian thực tập tôi luôn cố gắng học hỏi, rèn luyện để nâng cao năng lực chuyên môn, tay nghề như:

- Trực và đỡ đẻ cho lợn. - Xịt gầm, xả vôi gầm.

- Phun thuốc sát trùng vệ sinh chuồng trại chăn nuôi. - Mài nanh, cắt đuôi cho lợn con mới đẻ.

- Thiến lợn đực.

Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả công tác phục vụ sản xuất tại cơ sở

Nội dung

Đỡ đẻ lợn con Cho lợn con ăn Phun sát trùng Mài nanh, cắt đuôi Thiến lợn đực

Kết quả ở bảng 4.11 cho thấy: Trong thời gian 6 tháng được trực tiếp đỡ đẻ 128 con, chiếm tỷ lệ 100%. Trực tiếp cho lợn ăn 216 bữa, với số lần phun sát trùng được 360 lần. Mài nanh, cắt đi có 761 con, do đa phần lợn đẻ đêm nên số lượng đỡ đẻ ít, người trực đêm sẽ phụ trách đỡ đẻ, do vậy sáng hôm sau mới được mài nanh, cắt đi. Chính vì, vậy số lượng mài nanh, cắt đi trên lợn con của em có phần nhiều hơn so với số lượng đỡ đẻ lợn con. Số

lượng lợn đực thiến được 403 con trong đó số lợn thiến an tồn đạt 402 con, chiếm tỷ lệ 99,75%.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

- Đã thực hiện tốt quy trình ni dưỡng, chăm sóc và phịng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ đạt tỷ lệ an toàn là 100%.

- Tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản là 10,16%, trong đó mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất (3,91%), sau đó viêm vú (3,13%), hiện tượng đẻ khó (1,56%) và bệnh sót, sát nhau (1,56%).

- Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng lợn con là cao nhất (6,83%), và thấp nhất là bệnh viêm khớp (0,4%).

- Kết quả điều trị một số bệnh của lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ đều đạt từ 95,35 - 100%.

- Thực hiện thành thạo các kỹ năng đỡ đẻ lợn con, mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi, thiến lợn đực và thụ tinh nhân tạo cho lợn.

5.2. Đề nghị

- Trại lợn cần tiếp tục thực hiện tốt quy trình vệ sinh phịng bệnh và quy trình ni dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc bệnh.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi phối lợn để giảm tỷ lệ lợn bị viêm tử cung, tỷ lệ đậu thai cao.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản ở lợn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều chỉnh quạt, dàn mát phù hợp theo mùa để điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng thích hợp, tránh để lợn con bị quá lạnh hoặc quá nóng.

- Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ

thuật Thú y, 23(5), tr. 51 – 56.

2. Nguyễn Xuân Bình (1996), Điều trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nxb Tổng hợp, Đồng Tháp, tr. 41 - 44.

3. Nguyễn Xuân Bình (2000), Kinh nghiệm chăn nuôi lợn thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Xuân Bình (2005), Trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.

5. Phạm Tiến Dân (1998), Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm vú đàn lợn nái nuôi

tại Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ chăn nuôi, Đại học Nông nghiệp Hà

Nội.

6. Trần Tiến Dũng và Phan Vũ Hải (2002), Giáo trình Sinh sản gia súc, NXB Nơng Nghiệp, Hà Nội.

7. Trần Tiến Dũng (2004), “Kết quả ứng dụng hormone sinh sản và điều trị hiện tượng chậm động dục lại sau khi đẻ ở lợn nái”, Tạp chí Khoa học

kỹ thuật Nông nghiệp, 2 (1), tr. 66 - 69.

8. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), Bệnh đường

tiêu hóa ở lợn, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.

9. Lê Minh Hải (1998), Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố chuồng trại trong

chăn nuôi, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp miền Nam.

10. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngơn Thị Hốn (2001), Giáo trình

11. Phạm Sỹ Lăng, Phan Đình Lân (1997), Cẩm nang bệnh lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Thọ (2006), Các

bệnh ký sinh trùng và bệnh nội sản khoa thường gặp ở lợn và biện pháp phịng trị, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.

13. Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 77 - 91.

14. Nguyễn Quang Linh (2005), Giáo trình Chăn ni lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2000), Thuốc thú y và cách sử dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Hồng Minh (2014), Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu

lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) ở lợn nái sinh sản, Luận án tiến

sĩ Nông nghiệp, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Nguyễn Hồi Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), “Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái”, Tạp chí khoa học Nơng nghiệp Việt

Nam, 14(5), tr. 720-726.

18. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sản khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 25.

19. Nguyễn Ngọc Phục (2005), Công tác thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb Lao Động - Xã Hội, tr. 35.

20. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn ni lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Lê Văn Phước (1997), Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ khơng khí đến tỷ lệ

58

22. Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Quế Côi (2006), Chăn nuôi lợn trang trại, Nxb Lao động - Xã hội, tr. 127 - 130.

23. Nguyễn Văn Thanh (2002), Nghiên cứu một số chỉ tiêu và bệnh đường

sinh dục thường gặp ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại Đồng bằng Sơng Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, XIV (3), tr. 38 - 43.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn nguyễn thị ánh tuyết liên kết với công ty greenfeed (Trang 60)