Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAYBÁN LẺ TẠI TRUNG TÂM BÁN LẺ GIA ĐỊNH - NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG -CHI NHÁNH GIA ĐỊNH 10598587-2435-012544.htm (Trang 25)

Hoạt động cho vay nói chung, trong đó bao gồm cho vay bán buôn và cho vay bán lẻ đều là những hoạt động kinh doanh mang lại doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động cho vay là một nghiệp vụ cấu thành nên các số liệu hoạt động trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Anil Perera, 2014). Vì thế, để đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay, các nhà quản trị cũng dựa vào một số tiêu chí đánh giá hoạt động của ngân hàng, sử dụng các tiêu chí đó với số liệu được tính toán riêng biệt để phân tích, đánh giá chuyên sâu về nghiệp vụ cho vay bán lẻ hoặc cho vay bán buôn.

Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay bán lẻ, ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu phổ biến như ROA, ROE, NIM (Ally, 2013). Bên cạnh đó, chỉ tiêu CIR cũng được sử dụng để làm thước đo về việc sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có và khả năng tiết kiệm chi phí của ngân hàng (Arrowsmith và ctg., 2013). Đối với hoạt động cho vay bán buôn, bộ ba chỉ tiêu ROA, ROE, NIM cũng được sử dụng để đo lường hiệu quả (Mehta, 2017). Bên cạnh đó, đối với các khoản vay bán buôn được đề xuất, ngân hàng sẽ đánh giá trực tiếp hiệu quả của khoản vay thông qua chỉ tiêu TOI (Shahzad, 2020).

Tỷ lệ thu thu nầ từ ho tạ đ ngộ cho vay bán buôn T ng r i ro tín d ng cho vay bán buônổ ủ ụ

Các hệ số tài chính là công cụ phổ biến nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay bán lẻ của ngân hàng. Đây là phương pháp tương đối đơn giản, các số liệu tính toán có sẵn trên báo cáo tài chính, các bản số liệu thống kê nội bộ mảng cho vay bán lẻ, giúp người phân tích có góc nhìn trực quan về hiệu quả hoạt động cho vay bán lẻ, đồng thời cho phép phân tích và so sánh giữa các ngân hàng với nhau, cũng như phân tích sự biến động về hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng qua các giai đoạn. Theo thông lệ, để phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay bán lẻ của ngân hàng người ta thường sử dụng các chỉ tiêu: ROA, ROE và NIM.

2.3Các yếu tố bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động cho vay bán lẻ

2.3.1.1 Chính trị - xã hội

Hệ thống NHTM là huyết mạch của cả nền kinh tế, do vậy môi trường chính trị và xã hội nơi ngân hàng hoạt động và phát triển có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của NHTM (Jackowicz và ctg., 2013). Khi môi trường chính trị và xã hội ổn định, quá trình sản xuất của nền kinh tế diễn ra bình thường, các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế đảm bảo khả năng vay mượn và hoàn trả vốn, hoạt động của ngân hàng cũng sẽ ổn định (Yahya và ctg., 2017).

2.3.1.2 Môi trường kinh tế

Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, các khu vực khác trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động, do đó cầu về vốn tăng làm cho khu vực ngân hàng dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng, nợ xấu trong ngân hàng cũng giảm vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế tốt sẽ được nâng cao. Trái lại, nhu cầu vay vốn giảm, nguy cơ nợ quá hạn tăng, nợ xấu cao khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn, lúc đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng sẽ giảm mạnh (Chai và ctg., 2016).

2.3.1.3 Các yếu tố vĩ mô

Các yếu tố kinh tế vĩ mô thường được xác định thông qua các chỉ tiêu phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, cụ thể như chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số lạm phát, các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ tiêu phản ánh chất lượng cuộc sống của người dân như thu nhập bình quân đầu người (Tan và ctg., 2012). Ngoài ra còn có các chỉ tiêu thể hiện chính sách tài chính - tiền tệ của NHTW và Nhà nước, cụ thể như: tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất trái phiếu chính phủ, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chỉ số chứng khoán, yếu tố tuân thủ pháp luật (Gul và ctg., 2011).

2.4Các yếu tố bên trong tác động đến hiệu quả hoạt động cho vay bán lẻ

2.4.1.1 Năng lực tài chính

Các yếu tố bên trong nội bộ của chính NHTM như : năng lực tài chính, khả năng quản trị điều hành, ứng dụng tiến bộ công nghệ, trình độ và chất lượng của lao

Năng lực tài chính là yếu tố thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng, bất kỳ ngân hàng nào có vốn tự có lớn sẽ có khả năng huy động vốn và cung ứng tín dụng cao.

2.4.1.2 Cơ cấu tổ chức và điều hành, quản lý

Sự yếu kém trong việc quản trị, điều hành và kiểm soát là nhân tố quan trọng góp phần làm cho hoạt động của ngân hàng thương mại kém hiệu quả. Năng lực quản trị phản ánh khả năng đề ra và lựa chọn những chiến lược kinh doanh phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất như các chiến lược về hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng, hoạt động thanh toán, dịch vụ, tổ chức bộ máy (Saerang và ctg., 2018).

Quản lý tài sản có, quản lý rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất,... Từ đó tạo nên một chuấn mực cho hoạt động ngân hàng thích nghi dần với phương thức quản trị hiện đại.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực: chất lượng của đội ngũ nhân sự là yếu tố có tính quyết định đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức, chất lượng của đội ngũ nhân sự thể hiện ở trình độ chuyên môn, kỹ càng nghiệp vụ, phàm chất đạo đức, phong cách ứng xử phù hợp với công việc và với mọi tình huống (Saerang và ctg., 2018).

2.4.1.3 Nắm bắt thị trường

Chủ trương về đầu tư để phát triển công nghệ ngân hàng: ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng, đặc biệt là trong dịch vụ thanh toán và một số dịch vụ khác là tất yếu đối với NHTM (Scott và ctg., 2017).

Những nội dung cơ bản của hoạt động tiếp thị là nghiên cứu và phân tích khả năng của thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu, xây dựng thương hiệu và các hoạt động chăm sóc khách hàng. Quá trình này thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

2.5Lý thuyết về hiệu quả hoạt động cho vay bán lẻ

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh là lợi ích tối đa thu được trên chi phí tối thiểu. Tương tự, hiệu quả cho vay bán lẻ của

ngân hàng là việc tối đa hóa lợi nhuận với chi phí tối thiểu. Các ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay bán lẻ nhằm củng cố tiềm lực tài chính, hoạt động an toàn, phát triển bền vững trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay.

2.5.1 Lý thuyết về hiệu quả hoạt động ngân hàng

2.5.1.1Lý thuyết lợi nhuận và rủi ro

Knight (1921) đã giải thích sự điều tiết lợi nhuận trong kinh doanh dưới dạng một hàm số của rủi ro bất định. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại phát triển, sự nghiên cứu của Frank Knight đã có tác dụng gắn kết những vấn đề về mặt lý thuyết giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Có 4 quan điểm về rủi ro của Knight: (i) Lý thuyết không quan tâm đến tính sẵn có của thông tin và vấn đề phân phối nguồn lực cấp độ vi mô phụ thuộc vào bất đối xứng thông tin, (ii) Lý thuyết chưa phân biệt và giải thích được tại sao tồn tại sự khác biệt giữa rủi ro kỳ hạn và sự không chắc chắn kỳ hạn, (iii) Lý thuyết không chỉ ra được rủi ro và sự không chắc chắn trong hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp, (iv) Lý thuyết không quan tâm đến yếu tố đặc thù của từng hoạt động kinh tế. Chính những hạn chế này mà không nhiều nghiên cứu thực nghiệm được phát triển cho đến khi các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận hiện đại ra đời.

2.5.1.2Lý thuyết chi phí - ưa thích

Lý thuyết chi phí - ưa thích được phát triển như một phần mở rộng cho “Lý thuyết về ngân hàng” (Blair và Placone, 1988). Lý thuyết này cho rằng các nhà quản trị của các ngân hàng sẽ tối đa hóa lợi ích thay vì tối đa hóa lợi nhuận như mong muốn của các cổ đông và các nhà quản trị có khuynh hướng ưa thích việc chi tiêu vào các khoản mục như nâng cao quy mô nhân viên (chi lương), nội thất văn phòng làm việc, và sự sang trọng của không gian của ngân hàng (Hannan và Mavinga, 1980). Trường hợp này sẽ xảy ra càng nhiều khi có sự phân tách giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát của ngân hàng cũng như sự không hoàn hảo của thị trường hàng hóa và vốn (Hannan và Mavinga, 1980).

Lý thuyết này đã được kiểm định rộng rãi trong các ngành nghề khác nhau bao gồm ngành dịch vụ tiện ích, tài chính - ngân hàng,... (Edwards, 1977; Hannan và

Mavinga, 1980; Blair và Placone, 1988). Trong đó Edwards (1977) tìm thấy rằng quy mô nhân viên, chi phí lương và thưởng trong ngành ngân hàng sẽ gia tăng theo sức mạnh độc quyền ở Mỹ và điều này cho thấy sự tồn tại của lý thuyết chi phí - ưa thích. Đồng quan điểm, Hannan và Mavinga (1980), Verbugge và Jahera (1981) đã ủng hộ lý thuyết này bằng cách kiểm định tương tự với phương pháp tiếp cận của Edwards (1977) và kết luận giống như nghiên cứu trước đây khi cho rằng số lượng nhân viên của ngân hàng trong thị trường có sức mạnh độc quyền dường như cao hơn so với số lượng nhân viên của các ngân hàng hoạt động kinh doanh trong một môi trường có tính cạnh tranh cao.

Một số nghiên cứu đã kết luận rằng kiểm soát chi phí là yếu tố chính quyết định lợi nhuận của ngân hàng. Quản lý chi phí mang lại cơ hội lớn và nguồn lực để cải thiện lợi nhuận. Với quy mô lớn và sự chênh lệch lớn về tiền lương và tiền công, việc sử dụng lao động có hiệu quả là yếu tố then chốt quyết định đến khả năng sinh lời.

Mức chi phí nhân viên có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong nghiên cứu của Bourke (1989). Tuy nhiên, Molyneux (1993) đã tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa chi phí nhân viên và tổng lợi nhuận. Như ông gợi ý rằng lợi nhuận cao mà các công ty trong một ngành được thu được có thể được trích lại dưới hình thức chi trả lương cao hơn.

2.5.1.3Lý thuyết đánh đổi

Lý thuyết đánh đổi (Trade-off Theory) được trình bày bởi Kraus và Litzenberger (1973), theo đó doanh nghiệp có thể lựa chọn một cấu trúc vốn tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị công ty dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc sử dụng nợ.

Lý thuyết này nhằm mục đích giải thích vì sao các ngân hàng thường được tài trợ một phần bằng nợ vay, một phần bằng vốn cổ phần. Một lý do lớn khiến các ngân hàng không thể tài trợ hoàn toàn bằng nợ vay là vì bên cạnh sự hiện hữu lợi ích tấm chắn thuế từ nợ vay thì việc tài trợ bằng nợ làm phát sinh nhiều chi phí lãi vay ảnh hưởng suy giảm lợi nhuận ngân hàng. Như vậy, một ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở

hữu trên tài sản thấp do sử dụng nợ nhiều thì chi phí lãi vay dự kiến cao, điều này làm gia tăng rủi ro và chi phí của ngân hàng dẫn đến suy giảm lợi nhuận của NHTM.

Lý thuyết này được vận dụng để giải thích về cơ cấu vốn chủ sở hữu trong mối quan hệ tác động đến lợi nhuận.

2.5.1.4Lý thuyết sức mạnh thị trường tương đối

Lý thuyết sức mạnh thị trường tương đối (Relative Market Power) cho rằng các công ty có thị phần lớn và sản phàm khác biệt có thể dựa vào sức mạnh thị trường để tìm kiếm lợi nhuận không cạnh tranh. Chẳng hạn một ngân hàng lớn, tồn tại lâu đời có nhiều ưu thế về thương hiệu và chất lượng sản phàm có thể định vị sản phàm ở một mức cao hơn trên thị trường và thu về nhiều lợi nhuận hơn. (Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà, 2012).

Lập luận theo lý thuyết sức mạnh thị trường, một ngân hàng có lợi thế về thị phần và khác biệt sản phàm hoặc lợi thế từ quy mô vốn lớn, đều có thể sử dụng sức mạnh thị trường của mình để thu về nhiều lợi nhuận hơn thông qua tăng giá sản phàm dịch vụ, không ngừng gia tăng thị phần và quy mô. Sự gia tăng này đến một mức nhất định có thể tạo nên áp lực lớn lên các đối thủ, giảm mức độ cạnh tranh thị trường và NHTM thu được nhiều lợi nhuận hơn nhờ giá độc quyền (nếu có).

2.5.1.5Lý thuyết cấu trúc - thực thi - hiệu suất

Mason (1939) ban đầu đã đề xuất lý thuyết cấu trúc - thực thi - hiệu suất, sau đó Bain (1951) đã điều chỉnh lại lý thuyết này. Lý thuyết cấu trúc - thực thi - hiệu suất dựa trên giả định rằng: khi có một số ít ngân hàng nhưng chiếm thị phần cao trong thị trường, thì điều này sẽ tạo nên sự thông đồng giữa các ngân hàng trong ngành. Khả năng các ngân hàng thực hiện thông đồng với nhau sẽ tăng lên khi thị trường càng tập trung trong tay của một ít ngân hàng, và tỷ lệ tập trung thị trường càng cao thì hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng càng cao (Gilbert, 1984). Lý thuyết cấu trúc - thực thi - hiệu suất giả định một mối tương quan dương giữa mức độ tập trung thị phần và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng , do vấn đề độc quyền hoặc thông đồng, các ngân hàng kinh doanh trong một thị trường tập trung sẽ đạt được nhiều lợi nhuận nhiều hơn so với các ngân hàng kinh doanh trong một thị trường ít tập trung hơn (Lloyad - Williams và ctg., 1994).

Mối quan hệ giữa cấu trúc - thực thi - hiệu suất trong ngành ngân hàng đã được giải thích nhiều trong các đề tài nghiên cứu trước đây, và đa số nghiên cứu thực nghiệm đều cung cấp các bằng chứng ủng hộ cho lý thuyết cấu trúc - thực thi - hiệu suất. Các nghiên cứu nổi bật nhất trong số các nghiên cứu ủng hộ cho lý thuyết cấu trúc - thực thi - hiệu suất bao gồm: Rose và Fraser (1976), Gilbert (1984) và Lloyad - Williams và ctg., (1994). Nghiên cứu của Lloyad - Williams và ctg., (1994) đã kiểm tra ngành ngân hàng ở Tây Ban Nha và tìm thấy bằng chứng thực nghiệm ủng hộ cho lý thuyết cấu trúc - thực thi - hiệu suất. Gilbert (1984) cũng cho thấy 32 nghiên cứu trong tổng số 44 nghiên cứu trước đây đều tìm thấy bằng chứng thực nghiệm ủng hộ cho việc thị trường tập trung sẽ có tác động tích cực và đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

Ngược lại, một số nghiên cứu khác cho rằng hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng không thế giải thích theo các lập luận của lý thuyết cấu trúc - thực thi - hiệu suất. Theo đó, nghiên cứu của Smirlock (1985), Miller và VanHoose (1993) không tìm thấy bằng chứng thực nghiệm ủng hộ cho lý thuyết cấu trúc - thực thi - hiệu suất hoặc bác bỏ giả thuyết thị trường tập trung có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

2.5.1.6Lý thuyết hiệu quả - cấu trúc

Lý thuyết hiệu quả - cấu trúc được lập luận bởi một số nhà nghiên cứu như là một kết quả của lý thuyết truyền thống cấu trúc - thực thi - hiệu suất (Aguirre và ctg., 2008). Tuy nhiên, lý thuyết hiệu quả - cấu trúc lại được xem như là một thách thức và thay thế cho lý thuyết cấu trúc - thực thi - hiệu suất (Demsetz, 1973; McGee, 1990). Lý thuyết hiệu quả - cấu trúc cho rằng các ngân hàng có hiệu quả quy mô càng cao và hiệu quả quản lý càng tốt thì sẽ có thể làm gia tăng quy mô và thị phần

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAYBÁN LẺ TẠI TRUNG TÂM BÁN LẺ GIA ĐỊNH - NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG -CHI NHÁNH GIA ĐỊNH 10598587-2435-012544.htm (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w