- Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2021 –
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian: 90 phút(Không kể thời gian giao đề)
Phần I: Đọc hiểu(4 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
(Nghe thầy đọc thơ – Trần Đăng Khoa)
Câu 1(1.0 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2(1.0 điểm): Những hình ảnh nào được gọi lên qua giọng đọc thơ của
thầy giáo?
Câu 3(1.0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu
thơ “Nghe trăng thở động tàu dừa”
Câu 4(1.0 điểm): Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được gì về tài năng và
tâm hồn của nhà thơ?
Phần II. Viết (6điểm)
Trong cuộc sống, ai cũng có những trải nghiệm buồn, vui. Mỗi trải nghiệm đều có những bài học để con người trưởng thành hơn. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.
------------ Hết --------------
Lưu ý: Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinh:……………………Lớp:……………………..
PHÒNG GD&ĐT …
TRƯỜNG THCS …
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ INăm học: 2021 – 2022 Năm học: 2021 – 2022
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian: 90 phút(Không kể thời gian giao đề)
Câu Yêu cầu cần đạt ĐIỂM I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Câu 1 - Thế thơ: lục bát 1
Câu 2 Hình ảnh gợi lên qua tiếng đọc thơ của thầy giáo:
- Tiếng thơ đỏ nắng, xanh câu quanh nhà
- Mái chèo nghiêng mặt sông xa
- Trăng thở động tàu dừa
- Nghe chuyển cơn mưa giữa trời…
Câu 3
- Biện pháp tu từ nhân hóa: “Trăng thở” - Tác dụng:
+ Biện pháp nhân hóa khiến trăng hiện lên thật sống động, có hồn. + Giúp chúng người đọc nhận ra những rung cảm tinh tế trong tâm
hồn nhà thơ. 1
Câu 4
- Qua đoạn thơ, người đọc nhận ra một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, trong sáng, khả năng ngôn ngữ phong phú linh hoạt của nhà thơ. - Tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
1
II. Viết
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề 0,25
c. Triển khai vấn đề:
a. Mở bài
Giới thiệu về trải nghiệm của bản thân.
b. Thân bài. Kể diễn biến câu chuyện
+ Giới thiệu thời gian, không gian diễn ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan.
+ Kể các sự việc theo trình tự hợp lí. - Sự việc khởi đầu
- Sự việc phát triển - Sự việc cao trào - Sự việc kết thúc
c. Kết bài. Nêu được cảm xúc và rút ra ý nghĩa, sự quan trọng của
trải nghiệm đối với bản thân.
0,5
0,5
3,5
d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. 0,25
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa
TV.
0,25
* Lưu ý:
- Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giáo viên cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện.
- Phần Làm văn: nội dung phần thân bài tùy bài làm của học sinh mà có cách chấm điểm phù hợp.
ĐỀ 10
PHỊNG GD&ĐT ... TRƯỜNG THCS ....