Các sắc thái giọng điệu trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng 10600974 (Trang 34 - 45)

5. Bố cục khóa luận

3.1. Các sắc thái giọng điệu trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn

3.1.1 Giọng chiêm nghiệm, triết lý

Bước sang thời kì đổi mới, nền văn học Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Chưa bao giờ những quan niệm mới về văn chương, về hiện

thực và đổi mới tư duy nghệ thuật lại cởi mở như lúc này. Trước hiện thực cuộc sống, các nhà văn phải tự cởi trói cho mình và tự nhận thức lại tất cả. “Cuộc sống vốn đa sự , con người thì đa đoan”, chính vì thế mỗi tác phẩm phải là sự khám phá những quy luật của cuộc sống với những nhận thức mới mẻ, tiến bộ. Phát triển đề tài thế sự - đời tư, văn chương thời kỳ đổi mới có khả năng đi sâu vào ngõ ngách tâm hồn con người, những nghĩ suy về nhân tình thế thái, nhất là trong hoàn cảnh xã hội vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh đầy phức tạp và thử thách. Sự chuyển biến trong nhận thức của nhà văn về hiện thực…nhất là về con người đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo tiểu thuyết hiện đại Việt Nam về mặt phương thức thể hiện. Và có thể nói văn xuôi thế sự - đời tư đã đáp ứng được nhu cầu của thời đại trong việc phân tích, lý giải số phận con người trong sự nếm trải, suy tư, chiêm nghiệm của các nhà văn. Nếu như văn xuôi trước thời kỳ đổi mới giàu tính chất sử thi, ít tính chất lý giải, phân tích thì văn xuôi thế sự sau đổi mới mang tính triết lý, triết luận sâu sắc. Đây là “cái phẩm chất” mà văn xuôi một thời thiếu vắng.

Sau năm 1986, nền văn học ngày càng xuất hiện nhiều cuốn tiểu thuyết đề cập sâu sắc đến những vấn đề triết lý nhân sinh, về thân phận con người. Số ophaanj con người, bi kịch cá nhân trở thành vấn đề nổi bật trong nhiều tác phẩm. Triết lý nhân sinh in đậm dấu ấn trong tiểu thuyết đương đại. Vì thế giọng điệu chủ đạo trong nghệ thuật kể chuyện là giọng điệu triết lý, triết luận. Chính giọng điệu này đã mang lại cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại một âm sắc mới, một hơi thở mới.

Cũng như nhiều nhà văn khác, trên hành trình sáng tạo nghệ thuật, Ma Văn Kháng luôn có xu hướng tìm hiểu ý nghĩa nhân sinh qua việc miêu tả hiện thực cuộc sống. Chính điều đó đã đem đến cho các tác phẩm của ông một giọng điệu riêng, mang chiều sâu triết luận, góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật văn xuôi Ma Văn Kháng.

Rời xa ánh đèn điện thị thành để đến với một vùng đất xa lạ, Ma Văn Kháng thực sự đã chọn con đường khó để đi. Hơn hai mươi năm trải nghiệm trong nghề dạy học, Ma Văn Kháng có điều kiện tiếp xúc với con người, cuộc sống nơi vùng đất hoang sơ, huyền bí này. Tất cả được ông đón nhận và trải rộng ra trên những trang văn của mình với những trăn trở về cuộc đời, về số phận con người. Bằng giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý hàng loạt các vấn đề được tác giả đặt ra như: vấn đề truyền thống – hiện đại, gia đình – cá thể, mối quan hệ đạo đức giữa con người với con người…Những trang tiểu thuyết của ông luôn hấp dẫn người đọc bởi chính tình người ấm nóng, hơi thở cuộc sống luôn phả ra trên từng câu chữ, từng chi tiết. Nghiên cứu và khảo sát các tác phẩm của Ma Văn Kháng, đặc biệt là tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, chúng tôi nhận định: tác giả đã sử dụng đa dạng các sắc thái giọng điệu nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình: giọng điệu triết lý, triết luận; giọng điệu chua xót, mỉa mai; giọng điệu trữ tình, thiết tha sâu lắng…trong đó giọng điệu chủ đạo là giọng điệu triết lý, triết luận. Giọng điệu này được sử dụng khi nhà văn đề cập đến những vấn đề phức tạp trong cuộc sống, khi nhân vật đi tìm những giá trị đích thực, khi ông muốn bày tỏ những trải nghiệm, suy tư sâu sắc của mình về tình đời, tình người. Mùa lá rụng trong vườn là một minh chứng rõ nét cho nhận định trên.

Tính luận đề, triết lý trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn được thể hiện rất rõ nét. Ở những trang đầu của tiểu thuyết, tác giả đã đặt ra một câu hỏi : “Gia đình, giọt nước của biển cả, cá thể của xã hội, liệu có vững vàng trong cuộc sống xây dựng nhiều khó khăn và lắm bê bối này” [6, tr.26] và kết thúc bằng một lời khẳng định về sự tồn tại vĩnh cửu của gia đình: “Gia đình, cái giọt nước của biển cả, có ai ngờ lại là vùng chứa nhiều sóng gió. Ôi, cái vùng tưởng là tĩnh lặng, cái vùng hay bị lãng quên trong các mối quan tâm

hằng ngày, có ai ngờ lại là nơi khởi thủy, chung cục của lắm điều bất hạnh và những niềm hạnh phúc” [6, tr.245]

Để nêu bật được tính triết lý, triết luận, Ma Văn Kháng thường xây dựng các tuyến xung đột để thực hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Trong Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã để cho các nhân vật của mình mâu thuẫn với nhau và thông qua những cuộc xung đột đó tác giả nói lên những suy nghĩ, trăn trở của mình về cuộc sống. Trong gia đình ông Bằng, mặc dù sống dưới một mái nhà, dưới sự đùm bọc yêu thương cũng như sự chỉ giáo nghiêm ngặt của gia đình nhưng các thành viên trong gia đình ông luôn có những tư tưởng, cá tính và quan điểm sống khác nhau. Lý – cô con dâu tuy ít học, nhưng lại khá sắc sảo, năng động, nhạy bén với thời cuộc. Chị là người theo chủ nghĩa vật chất, xem trọng đồng tiền quá mức, trong khi coi rẻ những giá trị tinh thần. Trong khi đó, chồng cô là Đông lại là một con người đơn giản, vô lo, luôn sống theo nếp cũ có sẵn. Ma Văn Kháng đã rất thành công nhiều đoạn đối thoại trực tiếp giữa hai nhân vật này.

“Mặt đỏ bứ, Đông ngắc ngứ:

- Cô quái ác quá. Có gì phức tạp lắm đâu. Mới đi về chưa hiểu đâu cua tai nheo thế nào, thì phải hỏi đã . Vợ Cừ nó lên khi cô đi vắng, làm sao nó nói với cô được!

- Dào ôi, lý sự. Ờ, cứ lý sự đi. Cứ nhiếc đi! - Ăn nói lạ nhỉ.

- Chẳng có gì là lạ cả. Đây cứ quái ác đấy! Qúa mù ra mưa rồi, mắt Lý đã giần giật tia lửa man dại. Chị nhẩy vào giữa đống chăn màn đồ dùng mới đem từ buồng ông Bằng xuống, giẫm chân đạp liên hồi và giọng giật từng hồi, đành hanh và trợn trạo:

- Này, nói cho mà biết. Đây chẳng phải luỵ thằng nào con nào hết! Đây tay trắng lập nên cơ đồ. Đây phải có quyền. Đạo đức giả mãi! Đời chỉ là một

chữ T thôi. Ôi trời ơi, sao tôi lại lấy phải cái con người như thế nhỉ? Ông Đông, ông sống không cần cái gì, không ước ao gì. Còn tôi, tôi không thể sống như thế được! Tôi cần sung sướng! Tôi không chịu kém đứa nào! Tôi cần ti vi, tủ lạnh, xe máy! Tôi không phải là vàng để trang trí cho kẻ nào hết. Tôi làm ra tôi phải hưởng… Ôi giời ôi, cứ nhiếc đi. Sống lâu mới biết đêm dài là thế! Khổ nhục cái thân tôi. Thế là tôi mất hết. Mất hết rồi, có biết không? Rồi con mẹ khọm Chí nó còn kéo về đây đú đởn nữa, có biết không!

Chưa bao giờ Đông gặp cái cảnh tai ngược đến như thế! Không quen ứng xử, lúc này anh chỉ có thể quát to một câu thật thô lỗ, rồi bỏ đi thôi. Và câu nói cuối cùng Lý vừa xổ ra thật sự đã đưa anh vào tình huống ấy.

- Câm ngay! Tôi cấm cô động đến chuyện ông cụ và bà Chí. Đồ vô đạo đức!”[6, tr.230 – 231]

Chính những mâu thuẫn trong tính cách cho đến quan điểm sống đã khiến họ xa nhau. Chạy theo tiếng gọi của dục vọng thấp hèn, Lý đã thực sự sa ngã. Nhưng rồi, con người ta sau quãng đời lầm lỗ vẫn luôn muốn tìm về chốn bình yên của mình. Khi đánh mất tất cả, Lý chợt nhận ra được chân lý: “sống theo luân lí, đạo đức dân tộc, sung sướng hơn sống vô luân, buông thả” [6, tr.328] và chị thú nhận: “Thà em chịu cái khổ, cái buồn ở nhà còn hơn sống như hiện nay”[6, tr.328].

Trải qua những sóng gió, bi kịch của cuộc đời, cuối cùng nhân vật Đông cũng nhận ra: “Cuộc sống phức tạp lắm, chứ không đơn giản đâu”[6, tr.324]. Rõ ràng nhận thức của Đông có những chuyển biến mạnh mẽ. Cuộc đời con người là những chuỗi những ngày nhận thức. Triết lý cuộc sống được Ma Văn Kháng chiêm nghiệm và rất tinh tế và đầy ý nghĩa qua giọng điệu triết lý của chính các nhân vật sau quá trình nhận thức. Ma Văn Kháng muốn gửi đến bạn đọc một thông điệp: cuộc sống luôn luôn biến đổi phức tạp nhưng

con người phải biết sống theo luân lý, đạo đức. Và gia đình là chốn bình yên nhất của mỗi con người.

Có thể thấy rất rõ giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý trong tác phẩm khi Ma Văn Kháng bàn luận về giá trị của cuộc sống, của con người gắn liền với những giá trị bền vững của dân tộc. Trong Mùa lá rụng trong vườn, giọng điệu chiêm nghiệm thể hiện rất rõ khi tác giả nói về cuộc đời của các nhân vật Cừ trong tác phẩm là nhân vật xuất hiện gián tiếp qua qua bức thư và suy nghĩ và lời kể của những người thân trong gia đình. Qua lời kể của các nhân vật, Cừ là một đứa con hư đốn, cậu ta coi tất cả chuẩn mực đạo đức là giả trá, vô bổ, vô lí, coi tất cả các quan hệ tình cảm thiêng liêng với Tổ quốc, gia đình, bố mẹ, anh chị em là vô nghĩa. Như chú gà con lạc mẹ, Cừ sống theo bản năng, đánh mất lý tưởng, luôn sống trong sự chán nản, buồn tẻ. Đối với cậu ta mọi thứ chỉ là giả dối, đạo đức giả, cậu coi khinh tất cả “Thôi đừng đạo đức giả nữa. Tôi có khiến các người cho tôi ra đời đâu!”, “ Ôi, ba lạc hậu hàng thế kỉ. Luật lệ đạo đức gì mà cổ quá”[6, tr.34]. Sống giữa cuộc đời không lý tưởng, Cừ tự mình cắt đứt tất cả các mối quan hệ với người thân, họ hàng và khinh miệt tất cả những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc. Nhưng rồi năm tháng qua đi, khi vật lộn với cuộc đời, đặc biệt những năm tháng xa quê hương, tha hương cầu thực nơi xư người, Cừ mới thấm thía, mới nhận ra tất cả:Ba kính yêu, giờ đây con mới hiểu ra nhiều điều giản dị, khi con thắp ngọn nến trong cái đêm ba mươi Tết ở xứ sở xa lạ này. Tết ở đây, không có hoa đào, pháo đỏ, bánh chưng xanh.”[6, tr.205]. Một sự hối hận muộn màng của một con người khi nhận ra tất cả những sai lầm của mình. Trải qua bao biến động thăng trầm, đến cuối cuộc đời anh ta nhận ra: “Xa rời những tiêu chuẩn đạo đức, con người thành thú dữ tàn bạo ngay”[6, tr.206]. Lúc này anh ta mới thấm thía ý nghĩa của ngọn nến trong đêm giao thừa và anh ta ngộ ra được một chân lý của cuộc sống: “Mỗi người chỉ có thể thuộc về một dân tộc

nhất định, từ trong tâm hồn. Con người sống có hai nhu cầu: vật chất và tinh thần. Phá bỏ đạo đức thì gặp ngay hung bạo. Khinh rẻ giá trị tinh thần thì đời trống rỗng, hoang tàn”[6, tr.207]. Bức thư như một lời tâm tình nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, chính vì thế giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý của Ma Văn Kháng được thể hiện khá tự nhiên.

Đặc biệt, giọng điệu triết lý được tác giả thể hiện qua những suy nghĩ, chiêm nghiệm, những lời biện thuyết của nhân vật Luận. Luận – một con người có hiểu biết, uyên bác, là hiện thân của những đức tính tốt đẹp trong gia đình. Dường như sau mỗi biến cố của cuộc đời, của gia đình, Luận đều giành thời gan suy ngẫm. Trước cuộc sống phức tạp, Luận luôn khẳng định sứ mạnh của truyền thống gia đình: “Gia đình, cái hình thái kết hợp lạ nhất của loài người, hình ảnh thu nhỏ của đời sống xã hội, rồi đây trong bước phát triển vũ bão của cuộc sống còn nảy nở thêm bao sắc thái mới mẻ trong các mối quan hệ, nhưng với nó, ước mong no ấm, yên vui, hạnh phúc có bao giờ thôi là ước mong muôn thủa vĩnh hằng" [6, tr.63].

Đi tìm những giá trị tinh thần, những trăn trở, suy tư về tình người, tình đời, về cuộc sống muôn màu muôn vẻ, Luận luôn quan niệm: “Đời là một hàm số phức, giải đoán nó khó khăn đấy”[6, tr.148], “cuộc sống thật kỳ lạ vì con người vẫn là một cái gì bí ẩn”[6, tr.158]. Và anh thấm thía: “Không có lòng nhân hậu, vì tha, sự hy sinh và nhẫn nại thì làm sao biết sống làm người được”. Qủa thực Luận gắn liền với cái cao đẹp trong cuộc sống bằng tất cả lý trí, tâm hồn. Luận luôn tin vào những điều tốt đẹp nơi con người. Ta hãy lắng nghe anh phân tích câu chuyện của Cừ: “Văn hoá dân tộc mình đủ sức làm con người lớn lên, đủ sức tỉnh ngộ kẻ lầm lạc”[6, tr.209], anh phân tích với giọng điệu triết lý đầy thuyết phục: “Chuyện thằng Cừ là một hiện tượng xã hội đáng để phải ta nghĩ. Có một loại người do hoàn cảnh ngang trái, từ nhỏ đã ấp ủ những quan niệm sai về đạo lí rồi cứ trượt mãi, cuối cùng thế nào

cũng nổi loạn, phủ nhận những tình cảm nhân văn, tôn sùng lối sống vị kỉ. Cuối cùng của nổi loạn là bế tắc! Hoá ra, vật chất không làm yên ổn họ được. Đã là con người thì vẫn phải có cái gì đó thiêng liêng để vì nó mà sống chứ!”.

Cũng vậy, khi phân tích những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của Lý: “Chị Lý không khác chúng ta đâu. Chị cũng như chúng ta. Trong chúng ta, có cái xấu, có cái tốt. Cái xấu, biết nó là xấu, vậy mà cuối cùng nhiều người vẫn không tránh được. Ấy là vì dục vọng lại gặp những nhân tố kích thích từ bên ngoài, anh muốn nói cuộc sống đang đặt ra cho con người chúng ta sự lựa chọn gay gắt về cách sống của mỗi người…Có lẽ chị Lý chỉ khác chúng ta ở mức độ, cường độ và sự điều chỉnh bản thân thôi”[6, tr.289. Đây là những lời lẽ đầy thuyết phục. Qua lăng kính của Luận cùng với cách cảm, cách nghĩ, cách luận giải của anh Ma Văn Kháng muốn giãi bày những suy tư, chiêm nghiệm của mình về cuộc đời, về con người, về xã hội hôm nay.

Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý còn được thể hiện qua những suy ngẫm của nhân vật ông Bằng. Ông Bằng hiện lên trong tác phẩm như giá trị truyền thống của dân tộc. Trong giây phút sum họp của gia đình, ông không khỏi cảm động và suy tư: “Kì diệu thay thời khắc này. Thiêng liêng thay cái tế bào xã hội nhỏ nhoi này. Nhỏ nhoi vậy mà là nền móng, mà kết hợp trong nó bao quan hệ. Tình cha con, vợ chồng anh em, những quy tắc luân lí bất thành văn, bám rễ sâu vào huyết mạch, tâm cảm, giằng níu mọi người trong những giao kết, liên hệ vừa nghiêm chỉnh vừa thân mật”. Lấy gia đình làm nền tảng, cội nguồn, ông luôn tâm niệm: “Tình yêu vợ chồng, con cái là cái cán cốt làm nên con người”[6, tr.191], “Gia đình ông, cái vùng không còn yên ổn nữa, nó đã phản chiếu tất cả cuộc sống ở ngoài đời; vả chăng mỗi người là con, là vợ, là chồng trong các mối quan hệ thì đồng thời cũng là một con người xã hội với tất cả những dấu ấn của thời đại”.[6, tr.81]

Thực ra không phải đến Ma Văn Kháng tính triết lý trong văn chương mới xuất hiện. Tính triết lý trong văn chương đã xuất hiện ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt là giai đoạn 1930 - 1945. Các nhà văn thường qua hình tượng nhân vật của mình để phát biểu những chiêm nghiệm, những nhân

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng 10600974 (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)