Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng 10600974 (Trang 45 - 61)

5. Bố cục khóa luận

3.2. Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn

Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Vì vậy ngôn ngữ có vai trò quan trọng tạo nên tính đặc sắc của một tác phẩm văn học, đồng thời cũng góp phẩn làm nên nét cá tính riêng trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả.

Ngôn ngữ người trần thuật chẳng những có vai trò then chốt trong phương thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu cá tính của tác giả. Ngôn ngữ trần thuật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình tượng tác phẩm, thể hiện tư tưởng nội dung của tác phẩm. Bởi vậy, trong sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn luôn quan tâm lựa chọn ngôn ngữ trần thuật để tạo lập một phong cách ngôn ngữ riêng cho các tác phẩm của mình.

Ngôn ngữ là chất liệu cơ bản của văn học. Ngôn ngữ văn học bao giờ cũng mang tính nghệ thuật cao bởi nó có nguồn gốc từ ngôn ngữ nhân dân được nhà văn chọn lọc, gia công gọt rũa với ý thức làm cho ngôn ngữ mang giá trị văn chương. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn đều lựa chọn ngôn ngữ để xây dựng nên tác phẩm của mình. Và ngôn ngữ là một trong những yếu tố đặc trưng thể hiện cá tính, phong cách, tài năng của nhà văn.

Trong thời kỳ đổi mới, các cây bút tiểu thuyết đã có ý thức tìm tòi, đổi mới nghệ thuật và kỹ thuật tiểu thuyết trên cơ sở gắn bó với nội dung nhân bản góp phần hiện đại hóa nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Một trong những nỗ lực sáng tạo của họ trong việc đổi mới nghệ thuật, đó là việc cách tân ngôn ngữ nghệ thuật. Chính điều này đã góp phần không nhỏ trong việc hiện đại hóa ngôn ngữ văn chương, thúc đẩy sự phát triển của thể loại.

Trên tinh thần tiếp thu có sáng tạo của các nền tiểu thuyết trên thế giới, các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã sử dụng một cách có hiệu quả ngôn ngữ nghệ thuật có hiệu quả trên hành trình sáng tác của mình. Những năm trước đổi mới Nguyễn Khải được biết đến như một trong số hiếm hoi các nhà văn hiện đại sử dụng một cách nhuần nhuyễn nghệ thuật thông qua ngôn ngữ đối thoại. Ngôn ngữ đối thoại gần như chiếm hết các trang sách của Nguyễn Khải. Các tác phẩm tiêu biểu như: Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người…Ngôn ngữ đối thoại chính là một đặc trưng trong ngôn ngữ nghệ thuật những năm trước đổi mới.

Trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, bên cạnh ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm cũng trở thành một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong việc đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật. Các nhà văn đã sử dụng thủ pháp dòng ý thức, giấc mơ như một ngôn ngữ độc thoại đặc biệt để giải mã thế giới vô thức của con người. Các tiểu thuyết thành công với thủ pháp này như: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Mẫu

thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Ngược dòng thác lũ (Ma Văn

Kháng)…Trên hành trình sáng tác, với việc đổi mới tư duy nghệ thuật và để thể hiện các sắc thái giọng điệu của mình, Ma Văn Kháng đã không ngừng nổ lực, tìm tòi và sáng tạo nên một hệ thống ngôn ngữ phong phú, đa dạng, mang dấu ấn rõ nét.

Nghiên cứu về phương diện ngôn ngữ, Giáo sư Phong Lê đã khẳng định: “Nếu muốn tìm đến sự phong phú của ngôn ngữ - áp cận được vào hiện tại, tôi nghĩ cần đọc Ma Văn Kháng và trước đó là Tô Hoài. Đó là hai trong số ít người viết có được cả một kho chữ nghĩa thật rủng rỉnh để tiêu dùng. Và do có cả một cái kho, nên anh là người không ưa dùng chữ mòn. Dẫu là quen hay lạ, chữ nghĩa khi đã qua tay Ma Văn Kháng là cứ ánh chói lên cái nội lực bên trong của nó”. Quả đúng như thế, đến với tiểu thuyết Ma Văn Kháng chúng ta sẽ thấy được cả một kho tàng ngôn ngữ vô cùng phong phú. Chính thành tựu đặc sắc này đã góp phần không nhỏ cho sự nghiệp đổi mới nghệ thuật của Ma Văn Kháng nói riêng và nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói chung. Một trong những tiểu thuyết thể hiện tài năng bậc thầy về ngôn ngữ của Ma Văn Kháng là Mùa lá rụng trong vườn.

3.2.1. Ngôn ngữ giản dị, đời thường

“Từ miền núi xuống đồng bằng”, Ma Văn Kháng có sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét từ nội dung cảm hứng cho đến hình thức nghệ thuật. Nếu như trước đổi mới, với cảm hứng sử thi và lãng mạn ông mô tả hiện thực cuộc sống người dân miền núi trước chiến tranh bằng giọng điệu ngợi ca, hào hùng của người kể chuyện thì sau đổi mới ông đã thâm nhập, khám phá hiện thực cuộc sống, xã hội thành thị trong cơ chế thị trường bằng cảm hứng bi kịch và giọng điệu đa sắc thái. Và để thể hiện cảm hứng sáng tác cũng như các sắc thái giọng điệu của mình, nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ đa điệu mang phong cách Ma Văn Kháng: ngôn ngữ giản dị, đời thường; ngôn ngữ giàu tính biểu cảm…

Cũng như các nhà văn đàn anh: Tố Hữu, Nam Cao…tác phẩm của Ma Văn Kháng để lại một ấn tượng sâu đậm về ngôn từ tiếng Việt. Nhờ thói quen quan sát và ghi chép tỉ mỉ, ngôn ngữ của Ma Văn Kháng thật phong phú, đa

dạng. Mùa lá rụng trong vườn là một tác phẩm như thế, với thứ ngôn ngữ đời thường, dung dị mang hơi thở cuộc sống.

Là một nhà văn bậc thầy về ngôn ngữ tiếng Việt, Ma Văn Kháng đã sử dụng rất nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao và lối nói dân gian để góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật cho tác phẩm của mình, đồng thời phản ánh được bức tranh muôn màu muôn vẻ của cuộc sống sinh hoạt. Sử dụng khá đậm đặc các câu thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm, Ma Văn Kháng không chỉ phản ánh cuộc sống, bộc lộ tâm trạng mà ông còn dùng để khắc họa tính cách nhân vật một cách hiệu quả

Lý – một cô gái thôn quê nghèo, tuy ít học nhưng khá sắc sảo và khá nhạy bén với thời cuộc. Để khắc họa tính cách nhân vật này, tác giả đã để cho nhân vật này sử dụng đậm đặc và uyển chuyển các câu thành ngữ, tục ngữ. Khi nói chuyện với Đông, Lý bốp chát: “Qúy hóa chưa kìa! Ngủ như hổ

ngủNăm hết tết đến rồi, không chịu nhúc nhắc chân tay lấy một tý, còn định

nằm ăn vạ đến bao giờ? Rõ thật, hết ngày dài lại đến đêm thâu chưa!...sao mà lắm chuyện kinh người. Thế mà ông cứ bình chân như vại”[6, tr.11]. Hay khi nói chuyện giá cả với Phượng, ngôn ngữ chợ búa lại được chị sử dụng rất tự nhiên: “Năm ngàn rưỡi! giá hữu nghị đấy! Nó hô một câu, mình hét cũng chỉ một tiếng”[6, tr.15], hay “thế là đi đời nhà ma cái bộ com lê giờ phải trên nghìn bạc”, hoặc khi đay nghiến, xỉa xói chồng “còn ông Đông thì cứ như ngậm hột thị”…Thứ ngôn ngữ mà Lý sử dụng là thứ ngôn ngữ sặc mùi chợ búa của những người đang tôn thờ chủ nghĩa vật chất, coi đồng tiền là trên hết. Khi đấu đá với người ngoài, nhiều câu thành ngữ, tục ngữ cũng được chị sử dụng một cách khéo léo: “Vợ Thứ trưởng thì đã là cái gì? Con gái thì xấu như ma, y sì mẹ, mà cứ đòi yêu thằng Dư con tôi. Tôi lờ đi không cho gặp. Mụ ấy cay với tôi lắm. Ghen với tôi đủ thứ. Voi đú thì chuột cũng đúĐi

đêm thế nào mà chẳng có lúc gặp ma…Chị ạ! Trạng chết thì chúa cũng băng , em đâu có sợ”[6, tr.20]

Còn khi nói chuyện với Luận, ngôn ngữ của Lý cũng sắc sảo không kém: “Nhưng một ngày tựa mạn thuyền rồng, còn hơn chính thất nằm trong

thuyền chài” đến nỗi nhân vật Luận cũng phải bất ngờ “ Ngôn ngữ của chị sặc

sỡ sắc màu, lung linh góc cạnh”[6, tr.48]. Có lúc chị bùi ngùi: “Khổ thân phận đàn bà chúng mình! Mênh mông mặt nước cánh bèo. Tránh sao cho khỏi sớm

chiều đầy vơi”[6, tr.254]. Và cũng có lúc Lý trở về nguyên bản của một kẻ vô

học, vô văn hóa: “Vểnh tai mà nghe cho rõ nhé: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Anh có biết rằng vợ anh cùng với anh đã ăn cháo đá bát như thế nào không? Định mồi chài ai? Định chiếm đoạt cái gì? A, cứ vỗ ngực ta đây là cao thượng, là tốt đẹp nữa đi! Tốt đẹp thì về nhà đóng cửa dạy con vợ của anh đã nhé. Đối xử với anh chồng phải đứng đắn nhé. Đừng nên có cơm lại muốn ăn quà nhé! Đừng khỏi vòng cong đuôi nhé…”[6, tr.234]. Hay: “Bỏ tao ra, đồ

chó ghẻ có mỡ đằng đuôi! Nó cậy nó là thằng nhà báo hả? Chúng mày không

sống nỗi với tao đâu”

Có thể thấy ngôn ngữ của Lý là thứ ngôn ngữ phồn tạp, thô ráp trong cuộc sống sinh hoạt. Với cách sử dụng ngon ngữ này, Ma Văn Kháng đã khắc họa thành công nhân vật Lý: một người phụ nữ ít học, nhưng khá sắc sảo và thực dụng.

Khác với Lý, nhân vật Luận hiện ra là một người có học thức, có hiểu biết. Ta hãy lắng nghe những lời anh nói: “Chị Lý này. Chị nói thế cũng chỉ đúng một phần thôi. Vợ chồng, ngoài cái tình còn có cái nghĩa. Sống với nhau lâu thì có cái nghĩa tao khang, đá vàng trăm năm. Thế cho nên, Đói no có

thiếp, có chàng, còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình”[6, tr. 48]

Như vậy với tần số xuất hiện khá đậm đặc thành ngữ, tục ngữ dưới ngòi bút của Ma Văn Kháng mang một giá trị sử dụng cao. Nó là phương tiện hữu

hiệu giúp nhà văn phản ánh cuộc sống muôn màu và góp phần khắc họa tính cách nhân vật. Chính điêu này đã làm cho những trang sách của ông thêm bình dị, gần gũi, quen thuộc.

Không chỉ ở tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn mà ở những tiểu thuyết khác, Ma Văn Kháng cũng rất thành công trong việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ. Với ngòi bút điêu luyện, Ma Văn Kháng đặt những câu thành ngữ, tục ngữ vào cửa miệng các nhân vật và từ đó bản chất của nhân vật tự bộc lộ. Có thể nhắc đến một số tiểu thuyết như: Đám cưới không có giấy giá

thú, Côi cút giữa cảnh đời…Đến với tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, nhân

vật bà cụ Lãng hiện lên như một bà tiên giữa cuộc đời với các đức tính hy sinh, cần cù, chịu khó và một tình thương bao la vô bờ bến. Nhưng khi đối thoại với những kẻ có quyền chức nhưng hống hách, tàn ác bà chửi thẳng vào mặt bọn chúng bằng những câu tục ngữ, thành ngữ rất tự nhiên, khéo léo nhưng đầy hàm ý.

“Bà tôi chép miệng:

- Nào tôi có ăn hơn nói kém. Chẳng qua bây giờ ông nắm quyền hà nh trong tay, khiến tôi tội vịt chưa qua, tội gà đã tới. Nhưng nghĩ rằng muốn gì được nấy là chưa hiểu lẽ đời, ông ạ. Sông có khúc, người có lúc. Đất có trần, dân có vận đấy…”[4, tr.45]. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ một cách khéo léo nhưng vẫn thấu tình hợp lý, bà cụ Lãng đã vạch mặt những thủ đoạn xấu xa, hèn hạ của những kẻ bất lương.

Nhận định về ngôn ngữ nghệ thuật của Ma Văn Kháng, Bùi Việt Thắng cho rằng: “Ma Văn Kháng là nhà văn có ý thức chăm chút câu chữ và đó cũng chính là sức hấp dẫn có được của tác phẩm”. Ông cũng khẳng định: “Nếu muốn tự làm giàu thêm kho tàng tiếng Việt của mình thì tốt nhất nên đọc các tác phẩm của các nhà văn, đặc biệt là những trang sách của Ma Văn Kháng. Đọc những trang sách của ông, qua những ngôn từ mà ông dày công gạn lọc,

chúng ta sẽ thấy cuộc sống phong phú, tinh tế và thú vị biết bao nhiêu.” Đúng thế, đến với những trang tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, đặc biệt là Mùa lá

rụng trong vườn, chúng ta sẽ được đến với cả một kho tàng chữ nghĩa.

Vận dụng khéo léo lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, Ma Văn Kháng luôn thể hiện thái độ trân trọng. Việc vận dụng linh hoạt và tinh tế các câu thành ngữ, tục ngữ, Ma Văn Kháng đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng ngôn từ nghệ thuật của văn học nước nhà. Đây là một đóng góp không nhỏ và cũng là kết quả của những năm tháng tìm tòi, sáng tạo không mệt mỏi của nhà văn.

Không những thành công trong việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, Ma Văn Kháng còn sử dụng rất hiệu quả từ ngữ thông tục trong sáng tác của mình. Chính điều này càng góp phần khẳng định thêm tài năng cũng như sức sáng tạo mãnh liệt của Ma Văn Kháng. Trong những trang tiểu thuyết trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong tiểu thuyết

Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã sử dụng một cách rất hiệu quả từ

ngữ thông tục. Với thói quen quan sát và ghi chép tỉ mỉ về những điều mắt thấy tai nghe, lời ăn tiếng nói hằng ngày của cuộc sống sinh hoạt, Ma Văn Kháng đã phản chiếu hiện thực cuộc sống muôn màu, muôn vẻ trong các sáng tác của mình. Những từ ngữ thô lỗ, tục tằn được nhà văn sử dụng cho những lớp nhân vật kém văn hóa, ít học thức.

Lý – một người ít học thức, luôn đề cao giá trị của đồng tiền. Ta hãy lắng nghe thứ ngôn ngữ mà chị sử dụng: khi nói chuyện với Phượng, Lý luôn tỏ ra là một người nhanh nhẹn, tháo vát “Chẳng có cái khỉ khô gì cả. Ai làm được gì tao cũng không chịu lép”[6, tr.39]. Hay “Tài cái cóc khô gì! Chẳng qua là vì lão trưởng phòng không sai khiến nổi con gái và mụ vợ lão Thứ trưởng bị thịt trong phòng”[6, tr.40]. Hay là thái độ nhẫn tâm của chị cùng những lời thô tục: “Kệ cha nó. Giống hoang nó sống dai lắm”, “Tội đếch gì!

Khổ mãi rồi! cái già nó đến xồng xộc sau lưng rồi còn gì”, hay là những lời chị văng tục: “Không thằng nào, con nào được phép bén mảng đến cái buồng ấy của tôi”.

Dường như Ma Văn Kháng đã để cả kho chữ nghĩa nơi cửa miệng nhân vật Lý. Những câu thành ngữ, tục ngữ được chị sử dụng khá sắc sảo, tự nhiên, khéo léo và với ngôn ngữ thông tục, thô ráp nhà văn đã khắc họa bản chất của nhân vật này.

Trong tác phẩm, Ma Văn Kháng còn để cho hai đứa trẻ con của Cừ - hai đứa trẻ không được học hành và dạy dỗ chu đáo sử dụng ngôn ngữ thông tục. Ta hãy lắng nghe:

“- Cám ơn bác đi! Phượng nhắc hai đứa.

Thằng anh không nói, điềm nhiên bóc cam ăn. Thằng em bị Phượng thúc một lần nữa, liền giấu cam ra sau lưng, nghênh nghênh mặt lên nhìn Phượng rồi nhoai cái cổ gầy.

- Ông đ.cám ơn, làm gì nào! Vợ Cừ đang ngồi khâu, thét giật:

- Tát chết bây giờ! Không cho nó ăn nữa! Có cảm ơn bác không?

Thấy con vẫn ương, vợ Cừ liền bỏ kim chỉ, chạy lại, giơ tay tát nó một cái. Thằng bé lạng người đi, không khóc, dẩu mỏ chửi mẹ một câu rất tục, rồi văng ra cổng:

- Ông đ.thèm ở nhà này nữa. Mẹ nó chỉ tay hét:

- Có giỏi mày cứ đi đi! Rõ đồ vô phúc chưa!”[6, tr.183]

Rõ ràng đây là hai đứa trẻ ít học, không được sụ dạy dỗ chu đáo. Ma Văn Kháng đã rất sâu sắc khi cho hai đứa trẻ này sử dụng lớp ngôn ngữ thông tục.

Cũng như Tô Hoài, Ma Văn Kháng sử dụng thành ngữ, tục ngữ để nâng cao chất lượng nghệ thuật cho tác phẩm và để khắc họa tính cách nhân vật, nhưng cách sử dụng của hai nhà văn lại khác nhau. Nếu như Tô Hoài sử dụng thành ngữ và tục ngữ để miêu tả cuộc sống lam lũ và số phận của những

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng 10600974 (Trang 45 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)