Đảm bảo tính thực tiễn

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chương đại cương kim loại và kim loại kiềm kiềm thổ và nhôm để phát triển năng lực cho học sinh lớp 12 ở THPT. (Trang 30)

6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

1.4.5. Đảm bảo tính thực tiễn

Thông qua việc dạy chữ để dạy ngƣời. Đặc biệt là rèn luyện cho HS ý thức trách nhiệm công dân sống và làm việc theo pháp luật, bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng… Đồng thời chú ý đến việc giáo dục HS kỹ thuật tổng hợp và hƣớng nghiệp cho HS. Nhƣ vậy thông qua bài tập sẽ giúp HS rèn luyện ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

1.4.6. Phù hợp với trình độ, đối tượng HS

Dù là học sinh khá giỏi, bài tập cũng phải đƣợc xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp: đầu tiên là những bài tập vận dụng nhƣng không quá đơn giản, sau đó là những bài tập đòi hỏi sáng tạo. Một số bài tập cần có sự nỗ lực cố gắng cao mới có thể giải đƣợc. Các bài tập phải có đủ loại điển hình và tính mục đích rõ ràng. Với hệ thống bài tập đƣợc xây dựng theo nguyên tắc này sẽ giúp cho.

1.5. TRÍCH DẪN MỘT SỐ KINH NGHIỆM RA ĐỀ THI 2013-2016.

- Đề thi có thể hay hoặc không hay theo ý kiến chủ quan của mỗi ngƣời, nhƣng

nhất thiết phải chính xác.

- Đề thi “đúng” quan trọng hơn đề thi “hay”. PHẦN 1: KINH NGHIỆM 2013 - 2014

22

1. Câu văn rõ ràng, tránh sự trùng lặp từ đến mức tối thiểu.

2. Không nói là phản ứng điều chế cao su mà nói là điều chế polime thành phần chính của cao su

3. Khi nói về đồng phân phải cẩn thận. Chú ý: Đồng phân của X là không tính X. 4. Khi nói về phản ứng của iot với hồ tinh bột phải nói là nhiệt độ thƣờng. Vì nếu hồ tinh bột nóng thì không có phản ứng tạo hợp chất màu.

5. Phản ứng của Ag với muối FeCl3 không nên ra vì có phản ứng, do: Kết tủa AgCl đã làm giảm nồng độ Ag+ dẫn đến làm giảm thế điện cực của cặp Ag+/Ag, vì vậy mà tạo điều kiện cho phản ứng của Ag với muối Fe3+. Nhạy cảm. Bản thân Ag cũng phản ứng đƣợc với muối Fe3+

(phản ứng xảy ra đáng kể).

6. Khi cho Al vào dung dịch CuSO4 thì có phản khí bay ra, sau đó mới có Cu bám vào: Giải thích: Muối Cu2+ thủy phân tạo môi trƣờng axit, do đó Al tác dụng với H+ nên có khí hiđro bay ra.

7. Không nên nói công thức cấu tạo của amino axit là…. Vì amino axit có 2 dạng phân tử và muối nội. Chỉ nên dùng từ công thức của amino axit là …

8. Không dùng câu dẫn: Cho các dung dịch tác dụng với khí mà phải nói ngƣợc lại vì ngƣời ta cho khí vào dung dịch chứ không cho dung dịch vào khí.

9. Trƣớc từ “thu đƣợc” phải có dấu “,”.

10. Độc nồng độ và độc bản chất: Rất độc thì hiểu theo nghĩa độc bản chất, chỉ cần lƣợng rất nhỏ cũng độc.

11. Khi ra đề về điện phân tạo khí thì nói: các khí sinh ra không tan trong dung dịch.

12. Ra đề cần chú ý cận của đáp án đúng và cận của đáp án sai phải hài hòa. Ví dụ: không nên để giá trị đáp án đúng quá nhiều giá trị nhỏ nhất hoặc lớn nhất hoặc khoảng giữa mà phải đều ở các giá trị.

13. Biên tập đề từ đề đề xuất: Đổi chất, đổi số chất, đổi dữ liệu, đổi hoàn toàn quá trình mà chỉ lấy ý tƣởng.

14. Ra đề phải có phản biện độc lập: Phản biện về ma trận đề, đề có phù hợp với ma trận không. Đề có quá nhiều câu khó không, đề quá nhiều câu dễ không, đề không mƣợt hay mƣợt, đề đã xuất hiện trên thị trƣờng đề nhiều chƣa.

23

15. Phản biện rồi phải sửa lại nhiều lần và phải duyệt đề với ngƣời chịu trách nhiệm.

16. Tránh sự trùng lặp ý tƣởng của các câu.

17. Chú ý đến thực tiễn của bài toán. Không nên ra những hỗn hợp không có trong thực tiễn.

18. Khi ra về cân bằng phản ứng oxi hóa khử không nên dùng câu hỏi: Tổng hệ số nguyên tối giản của các chất…. thực tế toán học không có khái niệm này. Mà nên dùng: Tỉ lệ a:b là….

19. Ngay khi bắt đầu câu thì không dùng kí hiệu chất mà phải thêm từ “Chất” 20. Không ra đề vào phần giảm tải.

21. Ra đề phần tạo muối amoni của axit nên tránh axit H2SO4 vì có thể tạo muối axit.

22. Không ra đề vào vùng kiến thức gây tranh cãi, có nhiều phƣơng án mà phƣơng án nào cũng có lí. Phần kiến thức nhạy cảm.

23. Phƣơng án nhiễu phải có lí do chứ không phải nhiễu bất kì. Đáp án nhiễu là do học sinh hiểu sai vấn đề hoặc lập luận sai dẫn đến kết quả của phƣơng án nhiễu.

24. Sau đáp án phải có dấu chấm (.). Ví dụ: B. 22,4.

25. Nếu câu dẫn và đáp án làm thành 1 câu hoàn chỉnh thì không dùng dấu hai chấm (:) (dấu hai chấm dùng khi liệt kê ở đáp án) và ở đáp án không viết hoa đầu dòng.

PHẦN 2: KINH NGHIỆM 2014 – 2015

1. Cẩn thận với câu hỏi: Số đồng phân có phản ứng tráng bạc ứng với công thức phân tử C4H8O2 vì:

HO – CH2 – CO – CH2 – CH3 Chuyển vị thành OHC – CH(OH)CH2CH3 lại có phản ứng tráng bạc.

2. Trƣớc từ “thì” sẽ không có dấy phẩy (,).

3.Chuyển câu: Phát biểu nào sau đây là đúng (là sai) thành: Phát biểu nào sau đây

đúng (sai). Không nên nói: phát biểu nào sau đây “không đúng”?

24

5. Nói x : y thì phải thêm từ tỉ lệ (tỉ lệ x :y).

6. Khi cho kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 tạo khí NO2 thì không nên nói thu đƣợc V lít NO2 (đktc), vì ở đktc thì NO2 đã chuyển hóa một phần thành N2O4. Do đó nên nói thu đƣợc x mol NO2.

7. Lƣu ý: khi điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ thì khi Cu2+ hết có thể ion H+ bị điện phân ở catot (H+ chuyển từ khu vực cực dƣơng sang). Vì vậy, không nên nói “cho đến khi nƣớc bị điện phân ở catot”.

8. Không nên nói chất tham gia phản ứng mà nói chất phản ứng, vì: chất xúc tác thì cũng tham gia vào quá trình phản ứng nhƣng không đƣợc xem là chất phản ứng.

9. Cẩn thận với trƣờng hợp tạo hợp chất hữu cơ mạch vòng. Chẳng hạn:

HOOC-CC-COOH + HOCH2CH2OH tạo ra este vòng X1 (C6H4O4). Sau đó X1 cộng H2O vào liên kết ba tạo thành C6H6O5.

10. Cẩn thận nhóm –CN là một nhóm chức (chứa 2 liên kết pi).

11. Phản ứng tráng bạc cần dung dịch AgNO3 dƣ, NH3 dƣ. Tuy nhiên nồng độ AgNO3 nhỏ (<< 1M).

- Khối lƣợng Ag không nhiều (khoảng vài gam).

- Không nên dùng axit fomic vì axit có thể phá phức bạc, phản ứng khó thực hiện.

- Nếu hỗn hợp HO-CH2CHO (A), HO-CH2COOH (B). Nên cho số mol A gấp ít nhất 10 lần số mol B để đảm bảo chức axit của B không phá phức.

12. Theo thói quen, nhiều ngƣời ra đề cho rằng phản ứng sau thực hiện dễ dàng: CH2(COONa)2 + 2NaOH → CH4 + 2Na2CO3

Tuy nhiên rất khó thực hiện. Ngƣời ta chỉ áp dụng phản ứng vôi tôi xút với RCOONa.

13. Khi nhận biết các dung dịch, theo nguyên tắc: ngƣời ta dùng quỳ tím đầu tiên, mặc dù không nhận đƣợc chất nào nhƣng vẫn dùng.

14. Cẩn thận với hợp chất tạp chức mà ta không lƣờng hết đƣợc.

15. Theo thói quen: Cho hỗn hợp peptit, sau đó tách riêng tƣng chất rồi đem phản ứng ... Điều này là vô lí vì rất khó tách riêng từng peptit ra khỏi hỗn hợp.

25

17. Để ý: MgO cho vào dung dịch NaOH vẫn có phản ứng của MgO với nƣớc. 18. Tránh trƣờng hợp cho kim loại tác dụng với dung dịch muối Fe3+

vì có sự thủy phân mạnh của muối Fe3+, tạo H+.

19. Hỏi glucozơ hòa tan Cu(OH)2 thì nói: dung dịch glucozơ.

20. Kí hiệu chất cần ghi đậm, kí hiệu hỗn hợp thì không cần ghi đậm (năm 2015 theo quy tắc này – định dạng nhƣ hsgqg, đến năm 2016 – bỏ)

Ví dụ: Sau phản ứng, thu đƣợc hỗn hợp X gồm chất Y và chất Z... 21. Cẩn thận với nhận xét không chắc chắn sau:

Phản ứng sau không xảy ra: FeO + HNO3 → Fe(NO3)2 + H2O

Vì rằng: Phản ứng trên có thể xảy ra rồi sau đó mới là phản ứng oxi hóa – khử.

PHẦN 3: KINH NGHIỆM 2015 – 2016

- Phải rất cẩn thận với loại bài tập hợp chất tạp chức vì rằng có rất nhiều trƣờng hợp mà bản thân ngƣời ra đề không lƣờng hết đƣợc. Vì vậy mà đề thi đại học, chỉ dám ra những bài toán đốt cháy hoặc thuỷ phân những hợp chất đơn giản.

Một số ví dụ:

Ví dụ 1: Ba chất hữu cơ X, Y, Z đều chỉ chứa C, H, O và có tối đa 2 loại nhóm chức (MZ = 1,18MX; MY = 2MX). Nếu cho Z phản ứng hết với Na hoặc với NaHCO3 (dƣ) thì số mol khí sinh ra đều bằng số mol Z phản ứng. Nếu cho hỗn hợp gồm X, YZ phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thì dung dịch thu đƣợc có một chất tan T duy nhất. Cho 33,04 gam Z phản ứng với NaHCO3, thu đƣợc 39,2 gam T. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tỉ lệ số nguyên tử C trong ba phân tử X, Y, Z tƣơng ứng bằng 1 : 2 : 1.

B. Chất X dễ tan trong nƣớc hơn chất Z.

C. Nếu nung chất T với hỗn hợp NaOH và CaO thì thu đƣợc ancol.

D. Ba chất X, Y, Z đều không làm mất màu dung dịch Br2.

Ví dụ 2: Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O thuộc loại hợp chất no, mạch hở và chứa hai loại nhóm chức. Thủy phân X trong môi trƣờng axit vô cơ loãng, thu đƣợc ba chất hữu cơ Y, Z, T (YZ thuộc loại hợp chất đơn chức, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều tác dụng với Na giải phóng H2). Nếu đốt cháy hoàn toàn Y thì thu đƣợc CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Nếu đốt cháy hoàn toàn Z thì

26

thu đƣợc CO2 và H2O có tỉ lệ mol tƣơng ứng bằng 2:3. Cho 0,52 gam T phản ứng hết với dung dịch AgNO3 dƣ trong NH3, thu đƣợc 1,08 gam Ag và chất hữu cơ E

(ME- MT = 50).

Nhận xét nào sau đây sai?

A. Tổng số nguyên tử C trong các phân tử X, Y, ZT bằng 14. B. Tỉ lệ số nguyên tử H giữa YT bằng 1:1.

C. Ở nhiệt độ thƣờng, chất Y hòa tan đƣợc Cu(OH)2. D. Chất T có mạch cacbon phân nhánh.

27

CHƢƠNG 2.

“XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG ĐẠI CƢƠNG KIM LOẠI VÀ KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ VÀ NHÔM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 12 Ở THPT’’

2.1. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM

2.1.1. Chương Đại cương kim loại

2.1.1.1 Vị trí – ý nghĩa – tầm quan trọng của chương

Vị trí: thuộc chƣơng 5, nằm ở giữa sách giáo khoa hóa học lớp 12 nâng cao.  Ý nghĩa:

- Giúp HS củng cố và phát triển các quan điểm duy vật biện chứng, hình thành thế giới quan khoa học cho HS.

- Phát triển tƣ duy khái quát, các phƣơng pháp học tập nghiên cứu về đại cƣơng kim loại.

- Sự tìm hiểu về các kim loại sẽ giúp học sinh liên hệ giữa lý thuyết và thực tế cuộc sống, rất gần gũi, làm cho học cảm thấy hứng thú và yêu thích môn hóa nhiều hơn.

Và chƣơng đại cƣơng kim loại là tiền đề lý thuyết cơ bản để áp dụng giải thích và giải bài tập các chƣơng kim loại tiếp theo.

2.1.1.2. Mục tiêu của chương

a. Kiến thức

Biết: - Vị trí của các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. - Tính chất và ứng dụng của hợp kim.

- Một số khái niệm trong chƣơng: Cặp oxi hóa – khử, pin điện hóa, suất điện động chuẩn của pin điện hoá, thế điện cực chuẩn của kim loại, sự điện phân (các phản ứng hóa học xảy ra ở các điện cực).

Hiểu: - Giải thích đƣợc những tính chất vật lý, tính chất hóa học chung của kim loại. Dẫn ra đƣợc những thí dụ minh họa và viết phƣơng trình hóa học.

- Ý nghĩa của dãy điện hóa chuẩn của kim loại:

* Xác định chiều của phản ứng giữa chất oxi hóa và chất khử trong hai cặp oxi hóa khử.

28

* Xác định suất điện động chuẩn của pin điện hóa.

- Các phản ứng hóa học xảy ra trên các điện cực của pin điện hóa khi hoạt động và của quá trình điện phân chất điện li.

- Điều kiện, bản chất của sự ăn mòn điện hóa và các biện pháp phòng, chống ăn mòn kim loại.

- Hiểu đƣợc các phƣơng pháp điều chế những kim loại cụ thể (kim loại có tính khử mạnh, trung bình, yếu)

b. Kỹ năng

- Biết vận dụng dãy điện hóa chuẩn kim loại để:

* Xét chiều của phản ứng hóa học giữa chất oxi hóa và chất khử trong hai cặp oxi hóa – khử của kim loại.

* So sánh tính khử, tính oxi hóa của cặp oxi hóa – khử. * Tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa.

- Biết tính toán khối lƣợng, lƣợng chất liên quan với quá trình điện phân.

- Thực hiện đƣợc những thí nghiệm chứng minh tính chất kim loại, thí nghiệm về pin điện hóa và sự điện phân, những thí nghiệm về ăn mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại.

c. Thái độ

Có ý thức vận dụng các biện pháp bảo vệ kim loại trong đời sống và trong lao động của cá nhân và cộng đồng xã hội.

2.1.1.2. Cấu trúc nội dung của chương

Chƣơng 5 gồm 9 bài (theo chƣơng trình nâng cao): Bài 19: Kim loại và hợp kim.

Bài 20: Dãy điện hóa của kim loại.

Bài 21: Luyện tập: Tính chất của kim loại. Bài 22: Sự điện phân.

Bài 23: Sự ăn mòn kim loại. Bài 24: Điều chế kim loại.

Bài 25: Luyện tập: Sự điện phân - Sự ăn mòn kim loại - Điều chế kim loại. Bài 26: Bài thực hành 3: Dãy điện hóa của kim loại. Điều chế kim loại.

29

Bài 27: Bài thực hành 4: Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại.

2.1.2. Chương Kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm.

2.1.2.1 Vị trí – ý nghĩa – tầm quan trọng của chương

Vị trí:

Nằm ở chƣơng 6 trong SGK Hóa học 12 nâng cao. Ý nghĩa, tầm quan trọng của chƣơng:

Vận dụng các lý thuyết chƣơng đại cƣơng để giải thích các tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm.

Chƣơng này có rất nhiều ứng dụng trong thực tế nên việc tìm hiểu kỹ chƣơng này rất quan trọng.

2.1.2.2. Mục tiêu của chương

a. Kiến thức

Biết: - Vị trí, cấu hình electron nguyên tử, ứng dụng của kim loại kiềm, kiềm thổ ,nhôm và một số hợp chất quan trọng của chúng.

- Tác hại của nƣớc cứng và các biện pháp làm mềm nƣớc.

Học sinh hiểu:

- Tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm.

- Tính chất hóa học của một số hợp chất, của natri, canxi và nhôm. - Phƣơng pháp điều chế của kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm.

- Khái niệm nƣớc cứng, nƣớc có tính cứng tạm thời, nƣớc cứng vĩnh cửu.

b. Kỹ năng

- Biết tìm hiểu tính chất chung của nhóm nguyên tố theo quy trình: dự đoán tính chất → kiểm tra dự đoán → rút ra kết luận.

- Viết các phƣơng trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của chất.

- Suy đoán và viết đƣợc các phƣơng trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của một số hợp chất, của natri, canxi và nhôm trên cơ sở tính chất chung của các hợp chất vô cơ đã biết.

- Thiết lập mối quan hệ tính chất của các chất và ứng dụng của chúng.

30

Tích cực vận dụng những kiến thức về kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm để giải thích hiện tƣợng và giải quyết một số vấn đề thực tiễn sản xuất.

2.1.2.3. Cấu trúc nội dung của chương

Chƣơng 6 gồm 10 bài (theo chƣơng trình nâng cao): Bài 28: Kim loại kiềm.

Bài 29: Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm. Bài 30: Kim loại kiềm thổ.

Bài 31: Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chương đại cương kim loại và kim loại kiềm kiềm thổ và nhôm để phát triển năng lực cho học sinh lớp 12 ở THPT. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)