7. Bố cục của đề tài
3.2.7.2. Sử dụng tư liệu lịch sử kết hợp với công nghệ thông tin
Song song với việc kết hợp giữa hồ sơ tư liệu với câu hỏi thì việc kết hợp với CNTT sẽ có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao nhận thức của học sinh. Khi học sinh tiếp thu lịch sử qua những bài giảng được thiết kế bằng các phần mềm sơ đồ tư duy, phần mềm PowerPoint, Prezi… sẽ đem lại cho các em những ấn tượng sâu sắc, từ trực
quan sinh động học sinh sẽ nhận xét và rút ra những kết luận của chính các em, và hiệu quả bài học đạt được sẽ cao hơn.
Giáo viên thay vì sử dụng những giáo án soạn tay với hồ sơ tư liệu thì nay đã được soạn sẵn trong máy để trình chiếu, tiết kiệm được thời gian chuẩn bị các tranh vẽ, lược đồ, bảng biểu, ghi các đáp án, giải bài tập… Khi sử dụng CNTT thì mọi thứ sẽ được thực hiện một cách nhanh gọn hơn trên máy chiếu, thời gian đó sẽ được dùng cho những hoạt động của học sinh hay dùng CNTT giới thiệu tới học sinh những đoạn phim tài liệu, những tranh ảnh… có liên quan tới nội dung bài học, khắc sâu kiến thức giúp cho học sinh hiểu bài hơn từ đó phát huy tính tích cực, say mê của học sinh làm cho bài học thêm sinh động, hấp dẫn và gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Cũng thông qua những đoạn phim tài liệu, những tranh ảnh,... học sinh sẽ phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, trên cơ sở đó có khả năng rút ra những đánh giá, nhận xét, kết luận, so sánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử và rút ra nhận xét.
Ví dụ, khi dạy học bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày
2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, mục II - 1: Xây dựng chính quyền cách mạng,
giáo viên sử dụng phần mềm PowerPoint để giảng dạy, bên cạnh việc trình bày miệng về các nội dung cơ bản trong sách giáo khoa, giáo viên cho học sinh xem các hình ảnh về “cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên” của nước ta kết hợp với thuyết trình về nội dung bức ảnh và cung cấp thêm thông tin về sự kiện đó cho học sinh qua đoạn tư liệu thành văn sau:
“Ngày 6/1/1946, vượt qua mọi hành động chống phá của kẻ thù, hơn 90% cử tri trong nước đi bỏ phiếu. Ngày 6/1/1946 như một ngày hội lớn của dân tộc, đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta, nhân dân ta được thực hiện quyền công dân. Những con người sau bao nhiêu năm làm nô lệ tay cầm lá phiếu với niềm hạnh phúc và lòng tự hào.
Hà Nội tưng bừng chuẩn bị Tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử đất nước. Các đoàn thể chính trị mở rộng những cuộc tuyên truyền rầm rộ những ứng cử viên của mình. Khẩu hiệu vận động xuất hiện trên tường, trên các băng vải chăng khắp nơi. Những chiếc xe hoa làm rộn cả thành phố. Các nam nữ thanh niên mặc quần áo tía
đánh trống, hòa nhạc, gọi loa, giới thiệu các ứng cử viên với đồng bào. Báo chí liên tiếp ra những số đặc biệt vận động tổng tuyển cử và cử Bác vào Quốc dân Đại hội. Ai cũng muốn ghi tên Bác đầu tiên trên lá phiếu của mình. Nhưng Bác viết một bức thư ngắn trả lời: “Tôi cũng là mội công dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã quy định…”.
… Trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của đất nước, Hồ Chí Minh đã ứng cử tại Hà Nội và thu được 98,4% số phiếu. Nhân dân cả nước từ Bắc chí Nam đã ứng cử ra 333 đại biểu vào Quốc hội Đại hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.”
Đoạn tư liệu thành văn cùng với hình ảnh minh hoa cho học sinh thấy được không khí tưng bừng của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Nhân dân cả nước nô nức đi bỏ phiếu bầu cử, thực hiện quyền công dân của mình, trên gương mặt nở nụ cười rạng ngời hạnh phúc. Từ đó, bồi dưỡng cho các em lòng yêu nước, lòng tự
hào dân tộc. Mặt khác, các em thấy được trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
3.2.7.3.Sử dụng hồ sơ tư liệu kết hợp với phân tích
Trong dạy học lịch sử, việc sử dụng hồ sơ tư liệu là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả bài học. Bởi vì, muốn giúp học sinh đi từ “biết sử” đến “hiểu sử” thì giáo viên ngoài việc cung cấp kiến thức còn phải phân tích, mổ xẻ các sự kiện, hiện tượng lịch sử ra để giúp các em hiểu rõ mối liên hệ bên trong giữa các sự kiện. Nếu như chỉ dạy một cách chung chung, không có sự phân tích, giải thích thì học sinh sẽ không hiểu bài và hiệu quả bài học sẽ không cao.
Ví dụ, khi dạy học bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp (1946 - 1950), mục I - 1: Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta,
giáo viên sử dụng đoạn tư liệu thành văn nói về những hành động chiến tranh của thực dân Pháp:
“Ngày 15 tháng Chạp, quân Pháp cho nổ súng nhiều nơi trong thành phố. Chúng bắn vào các chiến sĩ công an quận Tám tại vườn hoa Hàng Đậu.
Sáng 17 tháng Chạp, máy bay thám thính của Pháp lượn suốt hồi chiều trên bầu trời Hà Nội.
Mười giờ sáng, quân đội Pháp cho xe bọc thép tới phá những cộng sự của thành phố Lò Đúc. Chúng khuân những cột gỗ lên xe đưa đi. Người của công ty liên hoàn đến can thiệp. Lính Pháp trả lời là chúng thi hành mệnh lệnh của cấp trên.
Cùng lúc đó ở phố Hàng Bún, một chiếc xe nhà bình thả xuống một toàn lính Lê Dương. Bọn này nhảy lên ụ đất xả súng bắn bào đồng bào tự về của ta đánh trả. Lính Pháp kéo đến đông thêm, và vào những nhà dân tàn sát đồng bào trẻ em. Hàng chục người bị chết và bị thương. Có người bị thực dân Pháp dùng dao găm cắt cổ rồi để nằm thoi thóp trên vũng máu. Chúng bắt một số đàn bò đưa đi. Lát sau, kéo tới phố Yên Ninh ở gần đó, bắn chết và bị thương thêm nhiều đồng bào ta.
Trắng trợn hơn, sáng ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư cho ta, lời lẽ trong thư như sau:
… “Bộ chỉ huy Pháp đem quân đến đống ở Sở tài chính và viên giám độc giao thong ở đường Pat-ni-e ( Điện Biên phủ).
Những thứ gì có thể làm cản trở cho sự đi lại của đội Pháp sẽ tự phát bẫy”. Đây là bức tối hậu thư thứ nhất của quân Pháp ở Hà Nội” [10; tr.680]
Việc sử dụng đoạn tư liệu trên kết hợp với phân tích, giáo viên sẽ giúp các em hiểu một cách sâu sắc rằng sự kiện ngày 19/12/1946, Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là một tất yếu. Những hành động khiêu khích, đặc biệt là bức tối hậu thư của thực dân Pháp gửi cho ta ngày 18/12/1946 chứng tỏ rằng thời gian hòa hoãn, nhân nhượng đã hết. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ là điều không thể tránh khỏi. Mặt khác, việc sử dụng hồ sở tư liệu kết hợp với phân tích còn cho các em thấy được sự tài tình của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đồng thời, bồi dưỡng cho các em lòng yêu nước, lòng tin vào Đảng và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thân yêu.
3.3. ết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm sư phạm
Để kiểm chứng và khẳng định tính khả thi của những luận điểm và phương pháp của đề tài khóa luận, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng về việc xây dựng hồ sơ tư liệu phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 (Chương trình chuẩn) và nhận được một số hiệu ứng tích cực.
3.3.2. Nội dung v phương pháp thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm: Tôi chọn bài 17: “Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ
sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946” (phụ lục 5)
Bài học nhằm giới thiệu và giúp HS nắm được các nội dung chủ yếu về tình hình nước ta sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946 đã đứng trước những khó khăn, thử thách gì, từ đó giúp HS thấy được có giải quyết tốt những vẫn đề đó thì thành quả Cách mạng tháng Tám mới được giữ vững và phát huy.
Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi đã dự giờ, theo dõi và nắm bắt tình hình học tập bộ môn lịch sử của học sinh. Sau khi trao đổi và được sư đồng tình, nhất trí của các giáo viên trong tổ bộ môn ở các trường, tôi chọn ra hai lớp tương đương: một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng ở hai trường với tổng số học sinh là 240 học sinh. Sau khi chọn đối tượng thực nghiệm, tôi nghiên cứu đến các nhân tố tác động đến quá trình thực nghiệm, tìm cách xử lí và tách biệt các lớp nhằm cân bằng các điều kiện chủ quan và khách quan, tạo sự tương đương giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Tôi chọn cùng một giáo viên dạy bài soạn thường và bài soạn thực nghiệm, sau đó cùng kiểm tra kết quả tiết học như nhau.
3.3.3. Quá trình tiến h nh thực nghiệm
Trước khi tiến hành thực nghiệm bài dạy với lớp đối chứng, tôi đã tiến hành tìm hiểu về mức độ nhận thức lịch sử bằng các bài kiểm tra kiến thức đối với học sinh. Qua đó, tìm hiểu ý kiến giáo viên, sự hứng thú trong học tập của học sinh trong phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954, cũng như tìm hiều điều kiện và thực tiễn của việc xây dựng hồ sơ tư liệu bằng phiếu trắc nghiệm khách quan.
Khi đã tìm hiểu được tình hình thực tế tại các trường, tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các lớp. Khi tiến hành tôi đã tiến hành cùng giáo viên đứng lớp thực nghiệm để thống nhất về công tác thực nghiệm bài dạy.
Để đánh giá tính hiệu quả của bài dạy, sau tiết học tôi tiến hành đánh giá khả năng nhớ bài của học sinh thông qua bài kiểm tra mức độ năm kiến thức sau khi học xong bài thực nghiệm.
3.3.4. Kết quả thực nghiệm
- Phân tích kết quả thực nghiệm phần bài giảng (Phụ lục 6)
- Phân tích kết quả kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh (Phụ lục 7). Qua thực nghiệm sư phạm ở hai trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng, tôi thu được những kết quả như sau:
+ Tính điểm trung bình cộng kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:
Học sinh lớp thực nghiệm: x7.975 Học sinh lớp đối chứng: y6.558
+ Tính phương sai của phép đo kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: Lớp thực nghiệm: S2x = 4.51 Lớp đối chứng: S2y= 2.77
Độ lệch chuẩn quanh giá trị trung bình cộng của điểm số ở bài kiểm tra lớp thực nghiệm (7.975) và lớp đối chứng (6.558) là khác nhau. Phương sai của lớp thực nghiệm (4.51) nhỏ hơn so với lớp đối chứng (2.77).
+ Tính giá trị đại lượng kiểm định (t) và giá trị giới hạn (tα):
75 . 5 y S S n ) y x ( t 2 2 _ _ x
Giá trị tới hạn tα tìm trong bảng Student tương ứng: k = 2n-2 = 120x2-2 = 238
Tương ứng với giá trị k nếu chọn sai số cho phép = 0,02 cho giá trị giới hạn (tα ) = 3.09
Như vậy, so sánh (t) và (tα): t > tα => Đề tài khóa luận có tính khả thi Về hứng thú học tập và mức độ học tập của học sinh
Thực nghiệm với bài giảng có sử dụng hồ sơ tư liệu đã mang lại hiệu quả trong việc tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút, tránh được tình trạng thụ động, thiếu tập trung trong tiết học lịch sử của học sinh. Đồng thời giúp học sinh tham gia tốt trong quá trình học tập, làm cho kết quả và năng lực học tập tích cực của học sinh được nâng cao đáng kể.
Không khí học tập ở các lớp thực nghiêm luôn sôi nổi, hào hứng, tạo nên không gian học tập thoải mái và vui vẻ giữa thầy - trò. Học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, khai thác kiến thức trên cơ sở kiến thức mà giáo viên truyền đạt.
Kết quả của bài kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh cho thấy kỹ năng khai thác, lĩnh hội kiến thức của học sinh ở lớp thực nghiệm nổi trội hơn so với lớp đối chứng. Học sinh ở lớp thực nghiệm có sự chủ động, tích cực hơn trong việc tham gia xây dựng bài của giờ học lịch sử
Về mức độ hiểu, ghi nhớ kiến thức
Kết quả phân tích từ bài kiểm tra, cho thấy học sinh ở lớp thực nghiệm có mức độ hiểu bài và khả năng ghi nhớ những kiến thức cơ bản tốt hơn học sinh được khảo sát ở lớp đối chứng. Kiến thức được học sinh lớp thực nghiệm nắm khá chắc chắn và khả năng tư duy, nhận thức của học sinh đối với nội dung lịch sử khá hiệu quả.
Như vậy, qua thực nghiệm và kết quả đạt được từ đợt thực nghiệm tại hai trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng (THPT Thái Phiên, THPT Thanh Khê) đã cho thấy, việc sử dụng hồ sơ tư liệu trong dạy học lịch sử có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó đã kích thích tính tích cực, độc lập trong nhận thức, tư duy của học sinh, mức độ tiếp thu bài cao hơn đồng thời góp phần trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954.
KẾT LUẬN
Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, đó là tiền đề xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ đó phải nhanh chóng đổi mới về phương pháp dạy học, trong đó quan trọng nhất là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực tư duy của người học. Đây chính là nhiệm vụ cần thiết, có ý nghĩa rất lớn nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người phát triển toàn diện, năng động và hoàn thiện các kỹ năng sống.
Một trong những nội dung quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử là sử dụng hồ sơ tư liệu để nâng cao hiệu quả bài học. Đây là một yêu cầu cần thiết có tầm quan trọng đặc biệt đối với thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Thực tiễn dạy học hiện nay đã chứng minh rất rõ việc sử dụng hồ sơ tư liệu phục vụ dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông là rất cần thiết và có tính khả thi đối với từng giáo viên sẽ mang lại hiệu quả sư phạm cao.
Nhưng kết quả của nội dung này vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng này chúng tôi khuyến nghị:
- Một là, các Sở giáo dục, các cơ quan quản lý khoa học phải mở các lớp tập huấn chuyên đề và kĩ năng sử dụng hồ sơ tư liệu cho giáo viên.
- Hai là, biên soạn các tài liệu chuyên đề về sử dụng hồ sơ tư liệu trọng dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông.
- Ba là, phải kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện sử dụng hồ sơ tư liệu để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông.
- Bốn là, phải nâng cao ý thức của giáo viên trong việc sử dụng hồ sơ tư liệu dạy học.
- Năm là, chú trọng tới sự tương tác của học sinh thì việc sử dụng hồ sơ tư liệu mới đem lại kết quả.
Cần xác định rằng, không có tài liệu nào ưu việt và hoàn thiện nhất, cũng không