7. Bố cục của đề tài
3.3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm sư phạm
Để kiểm chứng và khẳng định tính khả thi của những luận điểm và phương pháp của đề tài khóa luận, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng về việc xây dựng hồ sơ tư liệu phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 (Chương trình chuẩn) và nhận được một số hiệu ứng tích cực.
3.3.2. Nội dung v phương pháp thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm: Tôi chọn bài 17: “Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ
sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946” (phụ lục 5)
Bài học nhằm giới thiệu và giúp HS nắm được các nội dung chủ yếu về tình hình nước ta sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946 đã đứng trước những khó khăn, thử thách gì, từ đó giúp HS thấy được có giải quyết tốt những vẫn đề đó thì thành quả Cách mạng tháng Tám mới được giữ vững và phát huy.
Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi đã dự giờ, theo dõi và nắm bắt tình hình học tập bộ môn lịch sử của học sinh. Sau khi trao đổi và được sư đồng tình, nhất trí của các giáo viên trong tổ bộ môn ở các trường, tôi chọn ra hai lớp tương đương: một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng ở hai trường với tổng số học sinh là 240 học sinh. Sau khi chọn đối tượng thực nghiệm, tôi nghiên cứu đến các nhân tố tác động đến quá trình thực nghiệm, tìm cách xử lí và tách biệt các lớp nhằm cân bằng các điều kiện chủ quan và khách quan, tạo sự tương đương giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Tôi chọn cùng một giáo viên dạy bài soạn thường và bài soạn thực nghiệm, sau đó cùng kiểm tra kết quả tiết học như nhau.
3.3.3. Quá trình tiến h nh thực nghiệm
Trước khi tiến hành thực nghiệm bài dạy với lớp đối chứng, tôi đã tiến hành tìm hiểu về mức độ nhận thức lịch sử bằng các bài kiểm tra kiến thức đối với học sinh. Qua đó, tìm hiểu ý kiến giáo viên, sự hứng thú trong học tập của học sinh trong phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954, cũng như tìm hiều điều kiện và thực tiễn của việc xây dựng hồ sơ tư liệu bằng phiếu trắc nghiệm khách quan.
Khi đã tìm hiểu được tình hình thực tế tại các trường, tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các lớp. Khi tiến hành tôi đã tiến hành cùng giáo viên đứng lớp thực nghiệm để thống nhất về công tác thực nghiệm bài dạy.
Để đánh giá tính hiệu quả của bài dạy, sau tiết học tôi tiến hành đánh giá khả năng nhớ bài của học sinh thông qua bài kiểm tra mức độ năm kiến thức sau khi học xong bài thực nghiệm.
3.3.4. Kết quả thực nghiệm
- Phân tích kết quả thực nghiệm phần bài giảng (Phụ lục 6)
- Phân tích kết quả kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh (Phụ lục 7). Qua thực nghiệm sư phạm ở hai trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng, tôi thu được những kết quả như sau:
+ Tính điểm trung bình cộng kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:
Học sinh lớp thực nghiệm: x7.975 Học sinh lớp đối chứng: y6.558
+ Tính phương sai của phép đo kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: Lớp thực nghiệm: S2x = 4.51 Lớp đối chứng: S2y= 2.77
Độ lệch chuẩn quanh giá trị trung bình cộng của điểm số ở bài kiểm tra lớp thực nghiệm (7.975) và lớp đối chứng (6.558) là khác nhau. Phương sai của lớp thực nghiệm (4.51) nhỏ hơn so với lớp đối chứng (2.77).
+ Tính giá trị đại lượng kiểm định (t) và giá trị giới hạn (tα):
75 . 5 y S S n ) y x ( t 2 2 _ _ x
Giá trị tới hạn tα tìm trong bảng Student tương ứng: k = 2n-2 = 120x2-2 = 238
Tương ứng với giá trị k nếu chọn sai số cho phép = 0,02 cho giá trị giới hạn (tα ) = 3.09
Như vậy, so sánh (t) và (tα): t > tα => Đề tài khóa luận có tính khả thi Về hứng thú học tập và mức độ học tập của học sinh
Thực nghiệm với bài giảng có sử dụng hồ sơ tư liệu đã mang lại hiệu quả trong việc tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút, tránh được tình trạng thụ động, thiếu tập trung trong tiết học lịch sử của học sinh. Đồng thời giúp học sinh tham gia tốt trong quá trình học tập, làm cho kết quả và năng lực học tập tích cực của học sinh được nâng cao đáng kể.
Không khí học tập ở các lớp thực nghiêm luôn sôi nổi, hào hứng, tạo nên không gian học tập thoải mái và vui vẻ giữa thầy - trò. Học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, khai thác kiến thức trên cơ sở kiến thức mà giáo viên truyền đạt.
Kết quả của bài kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh cho thấy kỹ năng khai thác, lĩnh hội kiến thức của học sinh ở lớp thực nghiệm nổi trội hơn so với lớp đối chứng. Học sinh ở lớp thực nghiệm có sự chủ động, tích cực hơn trong việc tham gia xây dựng bài của giờ học lịch sử
Về mức độ hiểu, ghi nhớ kiến thức
Kết quả phân tích từ bài kiểm tra, cho thấy học sinh ở lớp thực nghiệm có mức độ hiểu bài và khả năng ghi nhớ những kiến thức cơ bản tốt hơn học sinh được khảo sát ở lớp đối chứng. Kiến thức được học sinh lớp thực nghiệm nắm khá chắc chắn và khả năng tư duy, nhận thức của học sinh đối với nội dung lịch sử khá hiệu quả.
Như vậy, qua thực nghiệm và kết quả đạt được từ đợt thực nghiệm tại hai trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng (THPT Thái Phiên, THPT Thanh Khê) đã cho thấy, việc sử dụng hồ sơ tư liệu trong dạy học lịch sử có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó đã kích thích tính tích cực, độc lập trong nhận thức, tư duy của học sinh, mức độ tiếp thu bài cao hơn đồng thời góp phần trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954.
KẾT LUẬN
Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, đó là tiền đề xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ đó phải nhanh chóng đổi mới về phương pháp dạy học, trong đó quan trọng nhất là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực tư duy của người học. Đây chính là nhiệm vụ cần thiết, có ý nghĩa rất lớn nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người phát triển toàn diện, năng động và hoàn thiện các kỹ năng sống.
Một trong những nội dung quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử là sử dụng hồ sơ tư liệu để nâng cao hiệu quả bài học. Đây là một yêu cầu cần thiết có tầm quan trọng đặc biệt đối với thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Thực tiễn dạy học hiện nay đã chứng minh rất rõ việc sử dụng hồ sơ tư liệu phục vụ dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông là rất cần thiết và có tính khả thi đối với từng giáo viên sẽ mang lại hiệu quả sư phạm cao.
Nhưng kết quả của nội dung này vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng này chúng tôi khuyến nghị:
- Một là, các Sở giáo dục, các cơ quan quản lý khoa học phải mở các lớp tập huấn chuyên đề và kĩ năng sử dụng hồ sơ tư liệu cho giáo viên.
- Hai là, biên soạn các tài liệu chuyên đề về sử dụng hồ sơ tư liệu trọng dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông.
- Ba là, phải kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện sử dụng hồ sơ tư liệu để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông.
- Bốn là, phải nâng cao ý thức của giáo viên trong việc sử dụng hồ sơ tư liệu dạy học.
- Năm là, chú trọng tới sự tương tác của học sinh thì việc sử dụng hồ sơ tư liệu mới đem lại kết quả.
Cần xác định rằng, không có tài liệu nào ưu việt và hoàn thiện nhất, cũng không có phương pháp dạy học nào độc tôn và tồn tại một cách độc lập mà mọi phương pháp đều phải sử dụng phối hợp với nhau để hỗ trợ cho nhau. Để việc sử dụng hồ sơ tư liệu ngày càng có hiệu quả, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần bổ sung thêm tài liệu, tìm tòi thêm những phương pháp dạy học mới, hiện đại. Muốn vậy, đòi hỏi giáo viên không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là phải tâm huyết với nghề, có long say mê nghề nghiệp và yêu thương học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ quốc phòng Viện lịch sử quân sự Việt nam (1992), Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, tập 1, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội
2.Ngọc Châu (2001), Theo chân Bác đi chiến dịch, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 3.Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch
sử ở trường phổ thông, NXB Ðại học Sư Phạm, Hà Nội.
4.Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Nguyễn Mạnh Hưởng, Nguyễn Thị Thế Bình (2013),
Huớng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12, NXB Ðại
học Sư phạm, Hà Nội
5.N.G. DDairri (1978), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
6.Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7.Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8 (1945 - 1947),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8.Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12 (1951), NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9.Võ Nguyên Giáp (1995), Chiến đấu trong vòng vây, Hồi ức Võ Nguyên Giáp, Hữu
Mai ghi, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
10. Võ Nguyên Giáp (1994), Điện Biên Phủ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Võ Nguyên Giáp (1976), Những chặng đường lịch sử, NXB Văn hóa, Hà Nội 12. Lê Mậu Hãn (CB) (2007), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
13. Hội giáo dục lịch sử, khoa Sử trường ĐHSP, trung tâm nội dung phương pháp (Viện KHGD) (1996), Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy “học sinh làm trung tâm”, ĐHQG Hà Nội, trường Đại học Sư phạm.
14. Nguyễn Mạnh Hưởng (2011), “Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả các đoạn phim tài liệu trong dạy học lịch sử ở trường THPT”, Tạp chí Giáo dục, số 258/kì 2 tháng 3, tr.38 - 40.
15. Phan Ngọc Liên (1983), Gây hứng thú học tập lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trần Văn Trị (2002), Phương pháp dạy học lịch sử,
NXB Giáo dục.
17. Phan Ngọc Liên (2003), Phương pháp luận sử học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
18. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2007), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
19. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2007), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
20. Trần Ngọc Linh, Lương Văn Phú, Nguyễn Hữu Đăng (2008), Kể chuyện Bác Hồ, tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội.
21. Hoàng Thị Lê Na (2008), Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại để dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 -1954 ở lớp 12 trường Trung học phổ thông (SGK thí điểm - Ban KHXH và NV), Khóa
luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, Huế.
22. Nhiều tác giả (2005), Nỗi đau lịch sử nạn đói 1945, NXB Trẻ, Hà Nội.
23. Nhiều tác giả (2004), Điện Biên Phủ - Tuyển tập hồi kí (trong nước), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Lương Ninh (1993), “Nghĩ về đổi mới chương trình giảng dạy lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3 (268), tháng 5, 6, Trung tâm Khoa học nhân văn xã hội
và Viện sử học.
25. Ngô Đạt Tam (1987), Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn trong việc xây dựng bản
đồ giáo khoa địa lý ở trường THPT Việt Nam, Luận án PGS.TS, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Thơm (2009), Sử dụng câu chuyện về nhân vật nhằm gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 trường THPT (chương trình chuẩn), Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Hà Nội.
27. Lê Văn Tính (2008), Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước để phát huy
tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 ở trường THPT (Ban nâng cao), Luận văn Thạc sĩ giáo dục, Khoa Lịch sử, Đại
học Sư Phạm Huế, Huế.
28. Lê Thị Huyền Trang (2007), Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước đơn
giản trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945 - 1954), ở trường Trung học phổ thông (SGK thí điểm), ban KHXH và NV, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, Huế.
29. Trần Trọng Trung (2004), Lịch sử một cuộc chiến tranh bẩn thỉu, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
30. Trần Vĩnh Tường (2004), Sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử thế giới
hiện đại (1945 - nay) ở lớp 12, trường THPT, Báo cáo đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ, trường Đại học sư phạm Huế, Huế.
PHỤ LỤC 1 Phiếu tƣ liệu số 1
“Tưởng vào Việt Nam bằng hai đường, chia làm hai bộ phận. Phía Vân Nam, quân đoàn 93 thuộc đệ nhất phương diện quân Lư Hán theo kế hoạch sẽ đi dọc sông Hồng đến Hà Nội. Quân đoàn 62 lực lượng của quân đội Quốc dân Đảng Trung ương có tướng Tiêu Văn đi cùng, sẽ đi đường Lạng Sơn, Cao Bằng xuống Hà Nội.
Hai quân đoàn khác, quân đoàn 52 của Trung ương và quân đoàn 60 của Vân Nam đi tiếp theo sẽ chia nhau xuống Hải Phòng vào Vinh và Đà Nẵng. Tổng số quân của chúng là gần 20 vạn người. Tổ chức quân số của chúng rất luộm thuộm, thiếu lương thực, thiếu phương tiện vận chuyển nên phải đi bộ. Không có hậu cần đi cùng đến đâu chúng cũng phải xoay ăn, lại thiếu cả quân số, vừa đi vừa vơ vét quân lính dọc đường nên chúng đi khá chậm. Các quân đoàn Vân Nam thiếu binh lính, đau ốm, ô hợp, kém huấn luyện. Những quân dân Trung ương mạnh hơn, về tổ chức đỡ luộm thuộm. Bốn binh đoàn này đặt dưới sự chỉ huy của tướng Lư Hán, Tiêu Văn, Trương Phát Khuê. Bọn Tưởng và tay sai (Việt Quốc, Việt Cách) tràn vào miến Bắc như một bệnh dịch. Theo gót chúng là những tay sai tức tối vì thấy khó có cơ hội kiếm ăn to. Chúng rất trơ tráo, đi đến đâu cũng huyên hoang, cướp bóc, ức hiếp nhân dân ta, chúng lộ rõ nguyên hình là bọn lưu vong mất gốc được che chở bằng lưỡi lê quân đội phản động nước ngoài.”
Nguồn: Võ Nguyên Giáp (1976), Những chặng đường lịch sử, NXB Văn hóa, Hà
Nội, tr.295-296.
Phiếu tƣ liệu số 2
“Nền kinh tế của đất nước vốn nghèo nàn, lạc hậu đã bị kiệt quệ nặng nề do chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp - Nhật trong mấy mươi năm thống trị của chúng. Công nghiệp lạc hậu và đình đốn. Nông nghiệp tiêu điều vì hơn 50% ruộng đất ở Bắc Bộ bị bỏ hoang do lút và hạn hán gây nên. Thương nghiệp bị ngưng trệ, bế tắc, hàng hóa khan hiếm…
Nguồn: Lê Mậu Hãn (CB) (2007), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.10.
Phiếu tƣ liệu số 3
“Khi nạn đói mới bắt đầu, số người chết còn ít. Mỗi buổi sáng xe hơi mang dấu Hồng Thập tự của Sở vệ sinh đi các thành phố nhặt xác mang về bệnh viện thành phố cuốn chiếu đem chôn. Về sau, số người chết đói tăng dần, một xe Hồng Thập tự không đủ, Sở vệ sinh thành phố phải thuê xe bò nhặt xác và tại bệnh viện thành phố, một nhân viên Sở vệ sinh đếm số xác trả tiền.