Giới tính: trong khảo sát này điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh là nam giới (53,33) cao hơn so với nữ giới (51,07) tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p=054. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của tác giả Nông Văn Dương tại Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên là giới tính không liên quan đến điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư [6].
nhóm tuổi, trong đó 2 nhóm từ 18-45 và từ 46- 64 có điểm số chất lượng cuộc sống giống nhau là 52,22 trong khi đó nhóm người bệnh trên 65 tuổi có chất lượng cuộc sống thấp dưới 50 điểm (47,22); sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể do bản thân những người bệnh lớn tuổi khi không bị ung thư đã thấp hơn so với những người trẻ tuổi. Kết quả này có sự khác biệt so với một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Nông Văn Dương và nghiên cứu của Mai Thu Trang đều chỉ ra độ tuổi có liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư [6, 15]. Độ tuổi không có ý nghĩa tới
Trình độ học vấn, nghề nghiệp: nhóm người bệnh có trình độ là tiểu học và trung học cơ sở có điểm số trung bình chất lượng cuộc sống thấp nhất (50±7,72); tiếp đến là nhóm có trình độ trung cấp, cao đẳng với điểm số trung bình là 51,39 ± 7,7, nhóm có trình độ sau đại học có điểm chất lượng cuộc sống là 52,08 ± 8,63; nhóm có trình độ trung học phổ thông có điểm chất lượng cuộc sống là 54,17 ± 5,89. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống chung của người bệnh tuy có khác nhau giữa các nhóm, nhưng sự chênh lệch không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê. Tương tự là các nhóm nghề nghiệp cũng có sự khác biệt về điểm chất lượng cuộc sống tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này của chúng tôi có sự khác biệt so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Thành thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Huế, khi cho thấy trình độ học vấn có liên quan đến điểm số trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư và những người bệnh có trình độ từ cấp 3 trở xuống có chất lượng cuộc sống tốt hơn nhóm còn lại[14].
Khu vực sinh sống: Những người bệnh sinh sống ở khu vực ngoại thành Hà Nội có điểm chất lượng cuộc sống trung bình thấp nhất với 48,33; tiếp đến là những người bệnh ở khu vực nội thành Hà Nội với 50,38 và cao nhất là nhóm người bệnh sinh sống tại các tỉnh thành khác với 55,56 điểm.
Các bệnh lý kèm theo: Trong 36 người bệnh trong khảo sát có 20 người bệnh có các bệnh lý khác kèm theo hoặc tiền sử mắc các bệnh lý khác; điểm
chất lượng cuộc sống của nhóm này là 50,42 thấp hơn so với nhóm không có các bệnh lý kèm theo, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Qua phân tích, quan sát thực tế trên người bệnh thì chúng tôi nhận thấy những người bệnh có các bệnh lý kèm theo hoặc tiền sử mắc bệnh có chất lượng cuộc sống thấp hơn ở từng triệu chứng cụ thể ví dụ như đối với người bệnh có bệnh lý hô hấp kèm theo thì thường có tình trạng khó thở hoặc người bệnh có mắc bệnh lý tim mạch trong đó có người bệnh bị tâm phế mạn nên chất lượng cuộc sống ở khía cạnh hoạt động thể chất là rất thấp.
3.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện chăm sóc nâng caochất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện E